Cách sử dụng máy holter điện tim

1. HOLTER ĐIỆN TIM là gì?Holter Điện tim là thiết bị y khoa ghi lại hoạt động điện của tim giống như máy đo điện tim ECG trong suốt 24 giờ. Máy đo điện tim chỉ ghi lại được trong vài giây nhưng Holter có thể ghi lại được đến 7 ngày vì vậy có thể chẩn đoán được những rối loạn nhịp xảy ra không thường xuyên trong ngày.

Bác sĩ sử dụng các thiết bị này để chẩn đoán rối loạn nhịp tim như tim đập quá nhanh, đập quá chậm, hay đập không đều.

Holter được dùng để chẩn đoán thiếu máu cơ tim không triệu chứng – là tình trạng máu đến nuôi cơ tim không đủ. 

Holter có thể dùng để kiểm tra xem việc điều trị loạn nhịp tim hay thiếu máu cơ tim đạt được hiệu quả chưa.

Holter ECG có kích thước nhỏ, bệnh nhân mang theo người mà vẫn hoạt động làm việc bình thường.


Holter Điện tim và Holter Huyết áp

*Bác sĩ thường chỉ định cho những bệnh nhân đeo Holter Điện tim khi có các rối loạn sau đây: 

  • Ngất hay đôi khi cảm giác chóng mặt. Holter được sử dụng khi các nguyên nhân khác rối loạn nhịp tim đã được loại trừ.

  • Đánh trống ngực tái phát thường xuyên không rõ nguyên nhân.  Đánh trống ngực là cảm giác tim đập mạnh, đập nhanh, đập bất ngờ hay rung động ở ngực.

  • Khi đang điều trị rối loạn nhịp. Để xem đáp ứng của điều trị như thế nào.

Kết quả có thể cho biết chính xác rối loạn nhịp tim của bạn là gì, có nguy hiểm không? Khi phát hiện các rối loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng hay dễ đưa đến các biến chứng, Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị.

Đo Holter ECG không gây đau và không hề có nguy hiểm cho bệnh nhân.

2. HOLTER HUYẾT ÁP là gì?


Một bệnh nhân đang đeo Holter Huyết áp 

Holter Huyết áp - Đo huyết áp liên tục trong suốt 24 giờ. Máy sẽ đo huyết áp mỗi 20 phút, khoảng cách này sẽ kéo dài hơn khi đêm.

Huyết áp có thể thay đổi trong ngày một cách bình thường. Tuy nhiên có 1 số bệnh nhân có huyết áp thay đổi cao đột ngột khi đến gặp Bác sĩ [cao huyết áp áo choàng trắng] trong khi huyết áp trong ngày thì tương đối bình thường. Một số trường hợp khác huyết áp có thể thay đổi rất nhiều theo nhịp sinh học ngày đêm.

Trong những trường hợp nghi ngờ này, Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện việc đo huyết áp liên tục cả ngày và đêm. Kỹ thuật này giúp đánh giá được huyết áp thực sự trong suốt 24 giờ của bệnh nhân, ngoài ra còn có thể đánh giá hiệu quả cho những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp.

*Các chỉ định Holter huyết áp là:

  • Tăng huyết áp áo choàng trắng: Bệnh nhân có huyết áp cao  hơn 140/90 mmHg đo được ở phòng khám Bác sĩ với 3 lần khác nhau,  tuy nhiên có ít nhất 2 lần có huyết áp thấp hơn 140/90 mmHg bên ngoài phòng khám BS. Khoảng 15-20% các trường hợp tăng huyết áp giai đoạn 1 nằm trong nhóm này. Tăng huyết áp áo choàng trắng ít nguy hiểm hơn các loại khác và ít đáp ứng với điều trị nội khoa. Do đó, việc đeo máy đo huyết áp 24 giờ giúp bệnh nhân không phải tốn kém trong việc điều trị huyết áp.
  • Tăng huyết áp kháng trị: Trong nhóm bệnh nhân cao huyết áp có 65% bệnh nhân được chẩn đoán là cao huyết áp kháng trị. Huyết áp vẫn cao hơn bình thường mặc dù đã kết hợp 3 thuốc hạ áp. Những bệnh nhân này thường có các đặc điểm sau đây: tuổi già, béo phì, tiểu đường, ăn nhiều muối, bệnh thận mãn tính.
  • Cao huyết áp mặt nạ [masked hypertension]: Trái ngược với bệnh nhân cao huyết áp áo choàng trắng, cao huyết áp mặt nạ có huyết áp bình thường khi đo ở phòng khám nhưng huyết áp rất cao khi đo huyết áp di động  24 giờ, tỷ lệ bệnh huyết áp loại này chiếm cao nhất khoảng 10% nhưng có tiên lượng xấu.
  • Cao huyết áp về đêm: Huyết áp thường thấp khi ngủ và tăng lên lúc thức dậy. Thông thường huyết áp khi ngủ thấp hơn bình thường 10-20%. Đo huyết áp di động 24 giờ có thể cho những giá trị chính xác của huyết áp khi ngủ - bao gồm nhịp điệu và sự thay đổi của huyết áp.

Bệnh nhân sẽ được Bác sĩ cài đặt và hướng dẫn đeo máy đo huyết áp 24 giờ tại phòng khám. Máy có kích thước nhỏ gọn, hoạt động kín đáo, bao hơi ở cánh tay tạo cảm giác dễ chịu và không có cảm giác vướng bận. Sau khi đo 24 giờ, bệnh nhân quay lại để bác sĩ đọc kết quả được ghi qua phần mềm vi tính. Máy tính sẽ thống kê và đưa ra các dữ liệu về tim mạch giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và cân nhắc phác đồ điều trị tối ưu nhất.

3. Quy trình đo Holter HA và Holter Điện tim tại Phòng Khám Bình Minh

  1. Bác sĩ ghi phiếu chỉ định Holter HA, hướng dẫn bệnh nhân đến phòng Hành chính để đăng ký ngày giờ gắn máy. Dặn dò bệnh nhân tiếp tục uống thuốc theo toa thuốc hoặc ngưng thuốc tùy theo từng trường hợp.

  2. Bệnh nhân đúng ngày giờ ghi trên phiếu hẹn đến quầy tiếp đón, nộp phí làm thủ tục, mang theo chứng minh nhân dân [CMND], phiếu chỉ định của bác sĩ, đơn thuốc và phiếu hẹn. Bệnh nhân cần tắm rửa sạch ở nhà, mặc áo rộng, ngắn tay, tốt nhất là áo có xẻ cúc trước ngực.Sau khi hoàn tất thủ tục nộp phí tại quầy tiếp đón, bệnh nhân được hướng dẫn đến phòng Holter.

  3. Kĩ thuật viên phụ trách gắn máy hướng dẫn bệnh nhân những điều cần tuân thủ khi mang máy và tháo máy, gồm:  - Bệnh nhân mang máy liên tục 24 giờ, không tự ý tháo máy.  - Bệnh nhân sinh hoạt bình thường, tránh các hoạt động gắng sức và giữ cánh tay duỗi ra trong thời gian đo HA.  - Giữ máy sạch sẽ, không làm ướt máy, không làm va đập máy. - Trong thời gian mang máy nếu có triệu chứng bất thường bệnh nhân ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng, để báo cho bác sĩ phụ trách khi tháo máy.

    -  24 giờ sau khi đeo máy, bệnh nhân trở lại phòng Holter để KTV tháo máy, nhận lại CMND và chờ nhận kết quả.

*Phương pháp Holter hoàn toàn vô hại và không gây đau. Đôi khi bệnh nhân hơi khó chịu lúc máy bơm đo HA. 

Liên hệ để biết thêm chi tiếtPhòng Holter huyết áp và Holter điện tâm đồ - Phòng khám Đa khoa Bình Minh

Holter điện tim là một thiết bị nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình, được sử dụng trong y khoa để theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian từ 24 tiếng đến 48 tiếng và thiết bị sẽ ghi nhận tất cả các thông số nhịp tim của bạn trong thời gian này.

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện holter điện tim sau khi đã trải qua các bước kiểm tra sức khỏe ban đầu, nếu như kết quả điện tim thông thường không đủ thông tin cho việc chẩn đoán chính xác.

Trong thời gian mang máy Holter, bạn có thể cảm thấy hơi bất tiện, nhưng đây là phương pháp kiểm tra quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn có gặp vấn đề về tim, rối loạn nhịp tim hay không và ngay cả khi nhịp tim không có dấu hiệu bất thường.

Bạn nên thực hiện Holter điện tim, vì sao?

Bác sĩ chỉ định đo điện tim đồ khi bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim như rối loạn nhịp tim [nhịp tim bất thường] hoặc ngất xỉu không lý do. Đo điện tim đồ là một phương pháp kiểm tra nhanh và không xâm lấn bằng cách dán các điện cực lên ngực của bạn để kiểm tra nhịp tim.

Một số trường hợp không phát hiện bất thường trong nhịp tim của bạn vì thời gian kết nối với máy đo điện tâm đồ quá ngắn. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn mang máy Holter trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc lâu hơn.

Holter điện tim còn được thực hiện trong trường hợp bệnh tim của bạn làm tăng nguy cơ về rối loạn nhịp tim. Thời gian mang máy Holter từ 1 ngày hoặc 2 ngày, ngay cả khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào về nhịp tim bất thường.

Nguy cơ có thể gặp phải khi mang máy Holter điện tim

Không có nguy cơ nào đáng kể khi thực hiện Holter điện tim, ngoại trừ cảm giác không thoải mái khi mang thêm một thiết bị bên mình và vùng da có dán điện cực bị kích ứng.

Trong thời gian đeo máy Holter, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường, tránh gắng sức, không làm ướt máy, không va đập mạnh vào máy vì ảnh hưởng đến kết quả điện tim. Bạn sẽ được hướng dẫn bấm nút để ghi nhận lại thời điểm nhịp tim có dấu hiệu bất thường.

Máy Holter thường không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị điện tử khác nhưng bạn nên tránh xa các máy dò kim loại, nam châm, lò vi sóng, chăn mền điện, máy cạo râu, bàn chải đánh răng điện… vì các thiết bị này có thể làm gián đoạn tín hiệu phát ra từ các điện cực đến máy Holter. Điện thoại di động và máy nghe nhạc cầm tay nên để cách máy Holter ít nhất là 15 cm.

Bên cạnh việc mang máy Holter, bạn nên theo dõi nhịp tim bằng cách ghi vào sổ tay tất cả các dữ liệu như triệu chứng và thời gian chính xác mà bạn cảm thấy bất thường.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện Holter điện tim

Bạn sẽ được đặt lịch hẹn nếu bác sĩ đề nghị bạn đo nhịp tim bằng máy Holter. Trước khi đến gắn máy Holter, bạn nên tắm rửa sạch sẽ, mặc áo rộng, ngắn tay và tốt nhất là áo có xẻ nút trước ngực. Vì khi máy Holter bắt đầu hoạt động không thể tháo rời và phải được giữ khô ráo.

Điều dưỡng sẽ dán các điện cực có đường kính 4cm lên ngực của bạn để cảm nhận nhịp tim. Các điện cực được nối với thiết bị ghi điện tim bằng các dây dẫn.

Bạn sẽ được hướng dẫn cẩn thận cách mang máy Holter đúng cách để ghi nhận dữ liệu dẫn truyền từ các điện cực. Thiết bị ghi nhịp tim có kích thước như một tấm thẻ.

Khi gắn máy theo dõi và được hướng dẫn cách đeo máy, bạn rời phòng khám bệnh và trở lại các hoạt động thường ngày.

Điều bạn mong muốn khi mang máy Holter điện tim 

Đo nhịp tim bằng máy Holter không gây đau và không xâm lấn. Bạn có thể giấu các điện cực và dây dẫn bên trong quần áo và gắn thiết bị ghi nhịp tim trên dây nịt hoặc dây đeo. Máy Holter phải được mang mọi lúc, không được tháo rời ngay cả khi bạn ngủ.

Các hoạt động hàng ngày không ảnh hưởng đến quá trình bạn mang máy Holter. Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết thời gian cần theo dõi nếu nghi ngờ hoặc tần suất có vấn đề về tim mà bạn có.

Một cuốn sổ tay ghi lại tất cả hoạt động và bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian bạn mang máy là rất cần thiết, các triệu chứng không được bỏ qua như đánh trống ngực, bỏ nhịp tim, khó thở, đau ngực hoặc chóng mặt…

Bác sĩ sẽ cần cả 2 dữ liệu, một là thông số được ghi nhận qua máy Holter và hai là sổ tay nhật ký của bạn để so sánh. Từ đó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của bạn. 

Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về kết quả sau khi thực hiện Holter điện tim. Một số trường hợp đặc biệt, kết quả từ máy Holter cho thấy bạn có vấn đề về tim nhưng bác sĩ vẫn cần bạn thực hiện thêm các kiểm tra khác để tìm nguyên nhân gây ra triệu chứng mà bạn gặp phải. Hoặc có thể bác sĩ không thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của bạn dựa vào các kết quả đó, đặc biệt là khi không có bất kỳ nhịp tim bất thường nào trong thời gian mang thiết bị.

Nếu như các phương thức kiểm tra trên không đủ thuyết phục để xác định chính xác bạn có vấn đề về tim hoặc rối loạn nhịp tim, có nhiều khả năng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện phương pháp theo dõi nhịp tim dài hạn bằng máy ghi điện tim cấy dưới da [là một thiết bị nhỏ được cấy dưới vùng da ngực] để ghi nhịp tim liên tục lên đến ba năm. Do nhịp tim bất thường ít xuất hiện nên các phương pháp đo điện tâm đồ thông thường hoặc máy Holter điện tim không thể ghi nhận được.

Khoa Khám Bệnh Bệnh viện An Sinh

Video liên quan

Chủ Đề