Cách phòng tránh hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 3,9 mmol/L. Hạ đường huyết là tình trạng cấp tính nguy hiểm ở người bệnh đái tháo đường. Tình trạng này nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều, vì có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.

1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường:

+ Bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị bằng tiêm insulin hoặc các thuốc uống nhằm kích thích tụy bài tiết insulin.

+ Sự thay đổi các sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường như chế độ ăn, luyện tập hoặc thay đổi liều insulin có thể gây hạ đường huyết.

+ Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác có thể gây hạ đường huyết ở cả bệnh nhân đái tháo đường như nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, thuốc/rượu, các khối u, hoặc suy dinh dưỡng…

+ Trì hoãn việc ăn uống ngay sau khi tiêm insulin, suy dinh dưỡng, kém hấp thu do buồn nôn và nôn hoặc liệt ruột.

+ Hoạt động thể chất tăng.

+ Căng thẳng tâm lý do nhiễm khuẩn hoặc các thương tổn.

+ Thay đổi vị trí tiêm insulin [sự hấp thu insulin thay đổi theo các vị trí tiêm khác nhau đặc biệt là khi có suy thận.

+ Thay đổi điều trị, đặc biệt là tăng liều insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết, hoặc bổ sung thêm thuốc mới.

+ Bệnh nhân uống nhiều rượu.

2. Biểu hiện

Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng kích thích thần kinh và thiếu glucose não như:

+ Các triệu chứng kích thích thần kinh bao gồm run rẩy, hồi hộp, lo âu, nhịp tim và huyết áp tăng nhưng không nhiều, vã mồ hôi, da tái nhợt, cảm giác đói, và dị cảm. Các biểu hiện này thường xuất hiện sớm và phổ biến.

+ Các triệu chứng do thiếu glucose não bao gồm tổn thương nhận thức, thay đổi hành vi, các bất thường vận động tâm thần và khi nồng độ glucose máu thấp hơn có thể có co giật và hôn mê.

3. Cần làm gì khi có biểu hiện hạ đường huyết?

Khi có biểu hiện hạ đường huyết cần nhanh chóng đưa đường huyết lên mức an toàn, tránh nguy cơ tổn thương hoặc tăng đường huyết quá mức. Ngừng ngay các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin. Với hạ đường huyết nhẹ: có thể ăn bánh, hoa quả, sữa… hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà. Nếu không đỡ nhưng bệnh nhân tỉnh: uống tối thiểu 15g glucos [3 miếng đường hoặc 3 thìa cafe trong 100ml nước] hoặc 100 – 150 ml nước ngọt [hoa quả, cocacola] có thể làm tăng đường huyết lên 50mg/dl [2,7mmol/l] trong 15 phút. Thử lại đường huyết sau 15 phút. Nếu không đỡ, ngay lập tức bệnh nhân phải vào các cơ sở y tế để điều trị. Trường hợp bệnh nhân hôn mê không được cho bệnh nhân uống hay ăn vì rất dễ sặc vào phổi.

4 . Phòng tránh hạ đường huyết thế nào?

Để phòng bệnh, mọi người không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Đối với bệnh nhân đái tháo đường không nên tự ý điều chỉnh insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những bệnh nhân này cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay. Hạn chế uống rượu, đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở người đái tháo đường là phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Đỗ Thị Thu Phượng – Nội hô hấp

Bất kì đối tượng nào cũng sẽ gặp phải hạ đường huyết nhưng phổ biến nhất là những người bị tiểu đường. Hạ đường huyết có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên cần hiểu rõ về căn bệnh này để sớm phát hiện và điều trị được kịp thời.

Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường [đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucoza và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít].

Trong máu, đường glucoza được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người.

Glucoza là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường [hạ đường huyết] sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người.

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm

Có nhiều nguyên nhân gây nên hạ đường huyết, có cả các nguyên nhân phối hợp, có nguyên nhân riêng rẽ, trong đó nguyên nhân hạ đường huyết của bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ đáng kể.

Việc điều hòa lượng đường trong máu một cách hài hòa là do hai loại hormon insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất ra: insulin sẽ làm giảm lượng glucoza còn glucagon sẽ làm tăng glucoza.

Sự điều hòa của hai loại hormon này rất nhịp nhàng, ví dụ sau bữa ăn tụy tiết ra chất insulin để giúp tế bào thu nhập glucoza mà chúng cần.

Khi có lượng glucoza thừa trong máu thì được sử dụng như nhiên liệu của các cơ hoặc được tích lũy lại trong gan.

Ngược lại khi cơ thể có lượng glucoza thấp thì ngay tức khắc glucagon sẽ được bài tiết từ tuyến tụy và sẽ giúp cho gan phóng thích ra glucoza dự trữ.

Trong bệnh tiểu đường do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng tốt với insulin nên làm tăng lượng glucoza trong máu.

Ngoài ra, nguyên nhân hạ đường huyết còn do: Ăn không đúng bữa [ăn trễ giờ so với bữa ăn bình thường] hoặc bỏ bữa vì một lý do nào đó; Ăn không đủ lượng cacbonhydrat [nói nôm na là các loại tinh bột].

Những người có hoạt động quá mức bình thường như tập thể dục, thể thao [chạy điền kinh, bơi lội, leo núi, đua xe đạp đường trường…], lao động nặng; Uống nhiều rượu, bia, đặc biệt lúc đang đói…

Khi bị hạ đường huyết, người bệnh có cảm giác đói, mệt mỏi đột ngột, run tay, chân, chóng mặt, vã mồ hôi, mặt tái nhợt.

Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết sẽ xảy ra nếu có các yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Người bệnh không hiểu biết hoặc không được hướng dẫn đầy đủ: Người bệnh điều trị đái tháo đường không tuân thủ theo hướng dẫn, thay đổi liên tục chế độ ăn. Các nguyên nhân thường gặp của hạ đường huyết là insulin, hoạt động thể lực và chế độ theo dõi đường máu
  • Cố gắng duy trì mức đường huyết bình thường: Khi cố gắng một cách không phù hợp và không thực tế để duy trì kiểm soát đường huyết chặt hay mức HbA1c bình thường sẽ gây hạ đường huyết. Có thể gặp ở người cố gắng chế độ tiết thực quá mức khi vẫn sử dụng insulin.
  • Mắc đái tháo đường trong thời gian dài: Biến chứng của đái tháo đường lâu ngày sẽ dẫn đến các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết trên bệnh nhân, ngoài ra các cơn hạ đường huyết sẽ xảy ra dẫn đến mất nhận cảm các dấu hiệu hạ đường huyết.
  • Hạ đường huyết không có triệu chứng cảnh báo: Bệnh nhân đái tháo đường type 1 sẽ đôi khi gặp phải tình trạng hôn mê, co giật mà không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Bệnh cảnh thường gặp là các triệu chứng và dấu hiệu của hạ đường huyết đơn giản là thay đổi theo thời gian trở nên khó nhận biết.
  • Hạ đường huyết ban đêm – bệnh cảnh lúc rạng đông.
  • Tiền sử hạ đường huyết nặng: người bệnh gặp phải tình trạng tái diễn các cơn hạ đường huyết nặng sẽ gây ra hậu quả: Làm giảm đáp ứng hormone với hạ đường huyết, tăng các cơn hạ đường huyết không phát hiện được.
  • Suy thậnsuy gan.

Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường có những triệu chứng như huyết áp hạ, tim đập nhanh, mồ hôi vã ra, có cảm giác mệt mỏi rã rời, đói lả, mặt mày choáng váng, ….

Nếu không được khắc phục sẽ trở nên nghiêm trọng hơn kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp như đi lại khó khăn, đuối sức, nhìn không rõ, nguy hiểm nhất là gây hôn mê và co giật.

Cần nhanh chóng tìm phương pháp khắc phục tránh để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến biến chứng hôn mê, để lại nhiều di chứng.

Người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin khi thấy có các dấu hiệu hạ đường huyết.

Nếu người bệnh bị hạ đường huyết ở mức độ nhẹ, vẫn đủ tỉnh táo thì cần uống ngay nước đường… hoặc các món ăn thức uống chứa đường, sau đó dùng thêm các loại cháo, sữa, hoa quả, bánh ngọt.

Trường hợp nặng khi bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê, mất ý thức, không có khả năng nuốt, nếu cho uống sẽ gây sặc vào đường hô hấp. Cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để được tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% [40 – 60ml]. Tiếp sau đó kết hợp thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose có nồng độ 5-10% để tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết. Glucose sẽ tiếp tục chuyền cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn, tự uống đươc.

Cần đo huyết áp thường xuyên để phòng ngừa hạ đường huyết

Người bệnh nên chủ động phòng ngừa hạ đường huyết, kiểm soát lượng đường trong cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe bằng một số biện pháp đơn giản như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, trước khi tập thể dục cần ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
  • Cần ăn thêm các bữa phụ ngay khi lượng đường có dấu hiệu xuống thấp hoặc khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, không được tự ý uống thuốc khi không có đơn hoặc ngưng thuốc khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm
  • Luôn mang theo bên người đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola trong túi trong cặp để phòng khi xãy ra hạ đường máu mà có dùng ngay

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề