Cách nhận biết bình chữa cháy bằng bột với bình chữa cháy bằng khí

Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy là thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng, hầm,…

Các loại đám cháy và chữ viết tắt trên bình chữa cháy

– A: Đám cháy bắt nguồn từ những vật rắn như: gỗ, giấy, lụa, nhựa,…

– B: Đám cháy chất lỏng như cồn, xăng, dầu,…

– C: Đám cháy liên quan đến chất khí: gas, metan,…

– D: Đám cháy bắt nguồn từ những kim loại K, Na, Mg,…

– E: Đám cháy liên quan đến những thiết bị điện

Các ký hiệu để nhận biết trên bình chữa cháy

Đối với bình CO2

– Bình CO2 không có đồng hồ áp suất

– Vòi bình CO2 là ống loe

– Trên bình CO2 sẽ có ký hiệu MT hoặc CO2

+ MT: là ký hiệu bình khí CO2 còn số tiếp theo chỉ trọng lượng bình [kg]. Ví dụ: MT3 là bình chữa cháy CO2, có khối lượng là 3 kg

Đối với bình bột

– Bình chữa cháy dạng bột có đồng hồ áp suất

– Vòi bình nhỏ và thon

– Trên bình có các ký hiệu nhận biết như: MFZ, MFZL hoặc BC, ABC

– Ký hiệu trên bình chữa cháy bằng bột có ý nghĩa sau:

+ MFZ, MFZL, BC, ABC cho biết đầy là bình dạng bột

Lưu ý: BC, ABC còn có ý nghĩa riêng, dùng nhạn biết khả năng dập cháy với các ngọn lửa khác nhau.

A: chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, bông, vải, sợi,…

B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng, dầu, cồn, rượu,…

C: chữa các đám cháy chất khí như gas [khí đốt hóa lỏng],…

Ví dụ: Bình chữa cháy ký hiệu MFZL2, trên bình có ghi ABC: MFZL biểu thị cho bình chữa cháy dạng bột, ABC là chữa được tất cả các đám cháy và 2 là khối lượng bột trong bình.

Chống chỉ định trong sử dụng bình chữa cháy

– Không dùng bình chữa cháy CO2

+ Cho đám cháy ngoài trời

+ Đám cháy có sự tham gia của các kim loại kiềm như Mg, Na, K,… Đây là những kim loại kiềm có tính khử rất mạnh nên đám cháy của chúng hoàn toàn có thể cháy được với khí CO2

+ Thông tin thêm là Mg hoặc nhôm đang cháy sẽ tỏa ra năng lượng có nhiệt độ cao khi có CO2 vào, sinh ra phản ứng thứ 2 khiến ngọn lửa bùng phát mạnh hơn rất nhiều. Khi đó thiệt hại lớn là điều khó tránh khỏi.

Tùy vào loại chất cháy mà lựa chọn bình chữa cháy khí hoặc bột cho phù hợp, bởi mỗi loại bình có một tính năng, tác dụng khác nhau và hiệu quả cao đối với từng loại đám cháy, tuy nhiên vẫn còn không ít người nhầm lẫn giữa bình bột chữa cháy và bình khí chữa cháy CO2, bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hai loại bình này.

* Giống nhau

- Cả hai loại bình là phương tiện chữa cháy ban đầu, có tác dụng dập tắt các đám cháy mới phát sinh, phát triển, có diện tích nhỏ.

- Về cấu tạo vỏ được làm bằng thép, thường sơn màu đỏ, được bảo vệ bằng cụm van có chốt hãm kẹp chì.

- Có tác dụng làm lạnh và làm loãng vùng cháy làm đám cháy dẫn đến sự tắt.

- Cách sử dụng hai bình tương tự nhau đến vị trí đặt bình chữa cháy xách bình và giât chốt hãm kẹp chì tùy vào khoảng cách thích hợp để bóp van dứt khoát đến khi đám cháy tắt hẳn.

- Đều có hiệu quả khi dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí.

* Khác nhau

TT

Đặc điểm

phân loại

Bình bột chữa cháy

Bình khí CO2

1

Chất chữa cháy

Bột chữa cháy: BC, ABC, hỗn hợp

Khí CO2

2

Cấu tạo

- Vỏ bình làm bằng thép hàn, khi gõ vào thân bình nge tiếng nhỏ và không vang.

- Trên cổ bình có đồng hồ đo áp suất khí đẩy gồm ba vạch màu là xanh, đỏ, vàng.

- Loa phun, vòi phun thường nhỏ.

- Bên trong có ống xi phông để dẫn bột chữa cháy ra ngoài.

- Vỏ bình làm bằng thép đúc, khi gõ vào thân bình nghe tiếng vang và to hơn.

- Trên cổ bình không có đồng hồ đo áp suất.

- Loa phung thường to và có loại có tay cầm.

- Không có ống xi phông.

- Khí nén với áp suất khoảng 145 at.

3

Tác dụng

chữa cháy

- Tác dụng kìm hãm phản ứng cháy [là chính].

- Tác dụng làm lạnh do bột bị phân hủy hóa hơi.

- Tác dụng làm loãng.

- Tác dụng cách ly.

- Tác dụng làm lạnh bởi khí CO2 khi phun ra có nhiệt độ -79oC.

- Tác dụng làm loãng.

4

Cách sử dụng

- Trong khi di chuyển  đến đám cháy thì phải lắc xóc bình, cách đám cháy 2,5-3m thì giật chố kẹp chì và bóp van phun vừa phun vừa tiến lại gần đám cháy.

- Không cần lắc xóc bình, cách đám cháy khoàng 2,5-3m thì giật chố kẹp chì và bóp van phun vừa phun vừa tiến lại gần đám cháy.

5

Hiệu quả đối với đám cháy

- Có hiệu quả đối với đám cháy rắn, lỏng, khí, đám cháy điện dưới 500V.

- Không thíc hợp khi dập tắt đám cháy thiết bị điện tử, máy móc.

- Có hiệu quả đối với đám cháy rắn, lỏng, khí, đám cháy điện dưới 1000V.

- Phù hợp khi dập tắt đám cháy thiết bị điện tử, máy móc.

- Không dùng để dập tắt đám cháy tha, kim loại.

6

Lưu ý khi

 sử dụng

- Giữ bình ở tư thế thẳng khi phun, khi phun nên cầm vào loa phun.

- Khi phun nên phun bao phủ trên bề mặt chất cháy.

- Khi phun cầm vào tay cầm hoặc đeo bao tay tránh bị bỏng lạnh do nhiệt độ khí khi phun ra -79oC

- Khi phun đối với đám cháy rắn, khí phun càng gần gốc lửa càng tốt, chất lỏng trên bề mặt.

7

Cách kiểm tra

- Kiểm tra bằng cách quan sát đồng hồ đo áp suất.

- Cân và ghi trọng lượng của bình ban đầu và sau thời gian sử dụng. Bình khi đã bóp van dù ít hay nhiều đều phải nạp sạc lại.

Chủ Đề