Cách nấu rượu tại nhà

Rượu gạo là loại rượu tinh khiết được làm từ gạo lên men, được biết đến là một loại rượu có hương vị mạnh mẽ, độc đáo. Rượu gạo thường được sử dụng trong các bữa ăn ở khu vực Đông Á, thay thế cho mirin (1 loại rượu sake nhật) hay sake ngọt, và có thể uống bằng ly. Tự làm rượu gạo chỉ cần 2 thành phần chính, tuy nhiên phải kiên nhẫn chờ thời gian lên men, bạn sẽ có được một món rượu thơm ngon hảo hạng.

THÀNH PHẦN CHÍNH

2 chén gạo nếp hoặc nếp ngon 

1 cục bóng nở (bóng men có tác dụng hỗ trợ quá trình lên men)

Giai đoạn 1: Nấu cơm

Bước 1:  Vo gạo, canh 1 lượng nước vừa đủ để vo 2 chén gạo. Vo gạo vài lần trong một tô lớn cho đến khi nước vo gạo trong vắt hoàn toàn. Lưu ý chỉ nên sử dụng gạo nếp hoặc loại gạo có độ dính cao, hương vị tạo ra sẽ ngon và khác biệt so với gạo thường.

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 2: Ngâm gạo. Sau khi vo gạo xong, ngâm phần gạo đó trong nước ấm trong khoảng 1 tiếng, gạo nếp sau khi ngâm nước nóng sẽ làm rượu ngon hơn. Sau đó sử dụng sàng lọc để múc gạo ra và chắt hết nước.

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 3: Đun sôi nước bằng nồi hấp. Rót khoảng 2 chén nước đầy vào đáy nồi hấp và đun sôi nước. Nếu không có nồi hấp, bạn có thể sử dụng loại nồi nhỏ hơn.

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 4: Nấu cơm. Sau khi nước sôi, cho gạo vào phần trên của nồi hấp và hấp gạo trong khoảng 25 phút. Nếu không có hồi hấp, miễn bạn đặt phần gạo phía trên nước sôi và không để phần gạo chạm nước là được. Và vẫn hấp gạo trong 25 phút.

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 5: Kiểm tra xem cơm đã chín chưa. Sau 25 phút , lấy nắp nồi ra và nếm cơm, nếu vẫn còn cứng hoặc hơi giòn, dùng thìa lật cơm lại và tiếp tục hấp. Kiểm tra mỗi 5 phút xem phần cơm đã chín chưa, cho đến khi bạn chắc chắn cơm đã chín hoàn toàn. Sau đó lấy phần cơm đã chín ra khỏi nồi hấp.

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 6: Trải cơm vào khuôn. Sau khi cơm chín, trải cơm thành 1 lớp mỏng trên 1 cái khuôn, có thể là khuôn bánh hoặc khuôn nướng, sau đó để nguội. Trước khi bắt đầu quá trình lên men, phải đảm bảo cơm đã nguội, việc trải thành lớp mỏng giúp nguội nhanh hơn.

Cách nấu rượu tại nhà

GIAI ĐOẠN 2: BẮT ĐẦU LÊN MEN

Bước 1: Dằm bóng men. Cho bóng men vào một cái tô, sau đó dùng thìa dằm ra, nghiền nát cho đến khi thành bột. 

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 2: Trộn bột men và cơm. Sau khi dằm bóng men thành bột, rắc đều phần bột đó vào phần cơm đã chín. Có thể dùng tay hoặc muỗng để trộn đều 2 nguyên liệu này lại. Lưu ý phải đảm bảo cơm đã nguội hoặc chỉ hơi ấm hơn nhiệt độ trong phòng.

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 3:  Đặt cơm vào hộp. Sau khi trộn 2 nguyên liệu với nhau, đã đến lúc bảo quản và lên men gạo. Cho cơm vào các hộp thực phẩm, có thể chia ra một hoặc nhiều hộp tuỳ kích thước hộp bạn có và phải đảm bảo kín khí. 

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 4:  Bảo quản cơm ở nơi ấm. Hãy đảm bảo rằng hộp cơm của bạn được đặt ở vị trí ấm trong nhà trong vài ngày, tránh nơi có gió nhiều. Bạn cũng có thể bảo quản bằng lò với nhiệt độ thấp (100 độ F hoặc 37 độ C ) hoặc đơn giản hơn chỉ cần đặt 1 lò sưởi gần đó. Nhiệt độ ấm sẽ giúp quá trình lên men tốt hơn.

Cách nấu rượu tại nhà

GIAI ĐOẠN 3: CHẮT RƯỢU VÀ NẾM THỬ

Bước 1: Nếm thử. Sau vài ngày bảo quản, hãy chú ý dưới đáy hộp sẽ có một phần chất lỏng tích tụ, đó chính là rượu gạo. Rượu đã sẵn sàng để uống, bạn có thể lấy ra và nếm thử nếu muốn.

  • Nếu bạn muốn thử, đổ chất lỏng dưới đáy hộp ra bình hoặc ly, tránh để gạo đổ ra. Bạn có thể dùng nó để chế biến món ăn hoặc đơn giản hơn là uống luôn. 
  • Hương vị rượu sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào thời gian lên men. Nếu sớm thì rượu sẽ có 1 chút vị nhẹ giống như nước trái cây, còn để lâu như lên men rượu vang thì mùi vị sẽ ngọt và đậm hơn. 

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 2: Để rượu lên men ít nhất 1 tháng. Cất hộp gạo ở nơi ấm và khô trong khoảng 1 tháng. Không nhất thiết phải giữ trong lò vi sóng hoặc để gần lò sưởi trong vài ngày, miễn thời tiết để làm lúc đó đủ ấm và nơi đặt khô ấm. Rượu càng để lâu thì vị sẽ càng đậm đà hơn. 

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 3:  Chắt rượu. Sau 1 tháng, quá trình lên men hoàn tất, sử dụng vải sạch hoặc đồ lọc để chắt rượu ra, việc chắt rượu sẽ giúp bạn loại bỏ những hạt gạo thừa và cặn gạo không cần thiết nữa. Chắt rượu vào bình chứa. Bạn có thể thưởng thức ngay mà không cần chờ đợi nữa. 

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 5: Rót rượu và thưởng thức. Bạn có thể đặt bình rượu vào tủ lạnh. Sau vài ngày, bạn sẽ thấy dưới đáy bình có 1 lớp cặn, không cần phải loại bỏ lớp cặn đó đâu, mặc dù nhiều người sẽ bỏ cặn để khi rót rượu phần cặn không bị hoà vào rượu, để cho rượu được đồng nhất. Nếu muốn, bạn có thể đổ rượu vào 1 cái bình khác, chừa lại lớp cặn đó và rửa bình để loại bỏ cặn.

Cách nấu rượu tại nhà

Bước 6: Thưởng thức rượu. Bạn có thể sử dụng để nấu ăn cũng được, uống không cũng được. Bạn có thể để trong tủ lạnh và nhấm nháp từ từ, vì càng để lâu, rượu càng ngon. Đừng lo lắng nếu bạn thấy màu rượu càng ngày càng đậm hơn, chuyện đó hoàn toàn bình thường. Thưởng thức rượu gạo cùng những món ăn chính hoặc tráng miệng đều thích hợp, hoặc cũng có thể uống trước khi uống rượu nho để cảm nhận được hương vị đậm đà hơn.

Cách nấu rượu tại nhà

Chúc các bạn thành công nhé!

source: https://www.wikihow.com/