Cách làm bánh lọt màu trắng

Chuẩn bị một tô chứa 500ml nước lọc và dùng tô chứa 500ml nước cốt lá dứa lúc nãy để trộn bột.

Cho 100gr bột gạo vào tô lá dứa khuấy đều tay cho đến khi bột tan ra hết.

Đối với tô nước lọc cũng cho 100gr bột gạo vào và khuấy đều tương tự. Cuối cùng ta có 2 hỗn hợp bột màu trắng và màu xanh.

Đặt một cái chảo lên bếp, để lửa nhỏ, cho phần bột màu trắng lên chảo.

Mẹo nhỏ: Nhớ lọc bột qua rây trước khi cho lên bếp khuấy để làm mịn bột nha!

Vừa đun vừa khuấy đều tay. Cho đến khi bột sệt lại thành một khối thì cho ra tô lại.

Thực hiện tương tự với phần bột màu xanh. Cuối cùng để cho 2 tô bột nghỉ khoảng 15 phút.

Bột đã nguội bớt thì bắt đầu trộn tiếp với bột năng. Cho 1 ít bột năng vào tô bột, vừa cho từ từ vào vừa tán cho đều.

Thực hiện chậm rãi cho đến khi hết 200gr bột năng, tô bột sẽ thành một hỗn hợp đồng nhất như ảnh.

Tiếp tục cho 200gr bột năng vào tô bột còn lại và trộn đều tương tự.

Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 200ml nước cốt dừa, bó lá dứa, 2 muỗng canh đường cát vào nấu sôi trên bếp khoảng 3 phút, vớt lá dứa ra.

Pha vào chén 1/2 muỗng canh bột gạo, 1 muỗng canh nước rồi đổ vào nồi nước cốt dừa, đảo đều và tắt bếp.

Bạn cho vào ly bánh lọt, hạt lựu, sương sáo, chan thêm nước đường, nước cốt dừa, thêm đá lạnh nếu thích và thưởng thức thôi.

một cái rổ thưa đường kính khoảng 25 – 30cm, lỗ đáy rổ lớn bằng cỡ đầu đũa ăn cơm hoặc một vật dụng tương tự. Một cái nồi đường kính vừa bằng đường kính rổ. Vợt, rá. nước lọc.

bánh lọt

Gồm nước lọc để pha bột cho màu trắng tự nhiên. Hoặc làm nước màu xanh theo cách dân dã VN bằng: 100gr lá dứa + lá bồ ngót rửa sạch, xay nhuyễn với 1/2 lít nước, lược qua rây bỏ xác, lấy phần nước màu xanh để sử dụng. Nếu ở nước ngoài khó tìm được lá dứa, lá bồ ngót các bạn chỉ cần vài giọt màu thực phẩm loại hay dùng để pha màu bánh kem. Dĩ nhiên sẽ không thơm mùi lá thiên nhiên được.

Nấu tan 1/2kg đường với 1/2 lít nước cho đặc lại, tùy thích cho thêm 2 hoặc 3 gram vani vào nước đường.

500gr dừa nạo, cho vào một túi vải mỏng, châm vào 1,5 lít nước ấm, nhồi vắt kỹ lấy nước. Nếu không tiện có túi vải thì dùng một cái rây cũng được, đặt rây vào một cái tô, châm nước nóng vào, rồi nhồi ép lấy nước cốt dừa. Bắc lại nước cốt dừa lên bếp nấu sôi, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối, để nguội. Các bạn ở nước ngoài có thể sử dụng nước cốt dừa đóng hộp.

Sử dụng 5 phần bột gạo + 1 phần bột năng.

Chuẩn bị rổ thưa, thố nước lọc nguội, sạch. Xẻng phẳng. Dùng phân lượng bột để làm một ít bánh lọt với: 500gr bột gạo + 100gr bột năng. Hoà tan bột với khoảng 1/2 lít nước, nếu làm màu trắng thì dùng nước lọc; màu xanh thì dùng nước lá dứa [hoặc màu thực phẩm], lược lại nước bột qua một cái rây. Bắc nước bột lên bếp, nấu nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều tay cho bột chín đặc, lưu ý lửa kẻo cháy nồi. Đặt một cái rổ thưa, rổ có lỗ nhỏ chừng đầu đũa ăn cơm, lên trên miệng một thau nước lọc nguội sạch, trút bột còn nóng ấm vào rổ, dùng một cái xẻng thẳng [ người miền Nam hay gọi là cái sạn] ép mạnh bột, bột chín đặc nhưng vẫn chảy lọt qua rổ thành từng khúc, canh chừng sợi bột dài chừng 3 – 5cm thì dừng tay ép hoặc gõ mạnh tay vào thành rổ cho sợi bột tự đứt quãng, khúc bột rơi vào nước lọc nguội đi, đông lại thành sợi bánh lọt [con bánh lọt] với hai đầu nhọn mới đẹp, đạt yêu cầu. Nấu bột sao cho có độ đặc đạt yêu cầu như vậy cần phải làm thử một vài lần với từng ít bột. Nếu bột loãng quá thì chỉ cần bắc lên bếp nấu nhỏ lửa lại cho đặc thêm. Vớt bánh lọt ra để riêng, thăm chừng thố nước lọc nếu lền bột quá thì phải thay nước khác.

– Đậu xanh đã đãi vỏ, nấu chín như nấu cơm, tán mịn nhuyễn. – Đậu đỏ vo sạch, nấu chừng 1 lon đậu với 2 hoặc 3 lon nước + 1 muỗng cà phê muối, nấu chín đậu, nước sấp mặt đậu là vừa.

– Sương sa, sương sáo, cắt nhỏ, hột lựu ngâm nước cho nở mềm.

Món bánh lọt truyền thống chỉ ăn với nước cốt dừa, nước đường thắng. Cho ít bánh lọt xanh trắng ra chén, châm vào ít nước cốt dừa với ít nước đường tùy ý muốn ngọt ít nhiều. Món bánh lọt cho thêm 1 – 2 muỗng cà phê đậu xanh tán là vừa ngon. Nếu cho thêm đậu đỏ, sương sa… nước đá bào thì người ta gọi là chè đậu đỏ bánh lọt.

Chất lượng bột sử dụng cùng độ chín đặc khi khuấy sẽ cho sợi bánh lọt mềm dẽo tự nhiên. Một số người làm theo cách như sau để làm cho sợi bánh lọt dai một cách khác hơn là pha vôi trắng ăn trầu với nước theo tỉ lệ 1 lít nước + 10gr vôi trắng, để nước lắng trong, dùng
nước này ngâm gạo qua nửa ngày rồi mới đem xay gạo thành bột hoặc pha bột khô với nước ngâm vôi này.

Bánh lọt là một loại bánh thường xuất hiện trong các cốc chè thập cẩm hay chè bánh lọt cốt dừa. Bánh thường được làm với màu xanh đẹp mắt, sợi bánh dài dài, dai dai. Cách làm bánh lọt tại nhà cũng rất đơn giản, dễ thực hiện.

Bếp Eva hướng dẫn công thức bánh lọt chuẩn cùng cách làm bánh ngon, có thể thay thế các nguyên liệu làm bánh tùy vào từng điều kiện của mỗi chị em.

Nguyên liệu làm bánh lọt lá dứa

- 110g bột gạo

- 25g bột củ năng [hoặc bột năng]

- 40 lá dứa già [cho màu xanh đậm]

- 250ml nước lạnh

- Phần nước cốt dừa chan: 400ml nước cốt dừa, 100ml nước lạnh, 1/5 thìa cafe muối, 120g đường, 3 lá dứa

- Dụng cụ làm bánh lọt: 1 chậu nước đá, Khuôn làm bánh lọt hoặc rổ, hoặc túi nilon

Lưu ý: Cách làm bánh lọt không cần khuôn có thể thay thế bằng rổ hoặc túi nilon để tạo hình bánh. Có thể làm bánh lọt không cần bột củ năng mà thay thế bằng bột năng, tuy nhiên bột củ năng vẫn cho sợi bánh ngon và chuẩn nhất.

Nguyên liệu làm bánh lọt cơ bản

Bước 1: Làm nước lá dứa

- Lá dứa chọn lá già, có màu xanh đậm, khi ra thành phẩm màu sẽ xanh, đẹp!

- Rửa sạch từng kẽ lá dưới vòi nước rồi cắt nhỏ.

- Cho 300ml nước lọc vào xay nhuyễn.

- Lọc qua rây, thu được lượng nước khoảng 300ml.

Bước 2: Làm bột bánh lọt

- Cho bột gạo, bột củ năng, chút muối và nước lạnh và nước ép lá dứa vào nồi, khuấy tan.

- Bắc nồi bột đã hòa lên bếp khuấy đều tay với lửa nhỏ. Khuấy cho đến khi thấy bột quyện thành 1 khối không dính nồi thì tắt bếp.

Nấu bột bánh lọt

Bước 3: Cách làm bánh lọt

Sau khi đã nấu xong bột bánh lọt thì tiến hành làm bánh lọt với tạo hình bánh sợi dài. Có nhiều cách để làm bánh lọt, cụ thể:

- Cách làm bánh lọt bằng khuôn ép: Cho bột bánh lọt vào khuôn sau đó ép cho phần bột rơi xuống chậu nước đá lạnh bên dưới. Để bánh khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo.

Tạo hình bánh lọt bằng khuôn

- Cách làm bánh lọt không cần khuôn: Sử dụng 1 túi nilon cắt 1 góc nhỏ. Sau đó cho bột vào túi, nặn từng khúc bột cho rơi vào âu nước đá lạnh. Để bột vài phút trong nước đá rồi vớt ra để ráo là dùng được.

- Cách làm bánh lọt bằng rổ: Chuẩn bị 1 rổ rạch có mắt to, đổ bột bánh đã nấu vào rổ, dùng một vật sạch, nặng ép xuống cho bánh chảy thành từng rợi rơi xuống thau nước đá lạnh. Để bánh lọt ngâm trong thau nước lạnh 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Làm bánh lọt bằng rổ

Bước 4: Nấu nước cốt dừa

- Cho nước cốt dừa hòa với nước lạnh, muối và đường, khuấy cho tan hết đường. Cho vào nồi cùng 3 lá dứa và nấu với lửa nhỏ, khi nước cốt dừa sôi, đường tan hết thì tắt bếp. Bắc nồi nước cốt dừa xuống cho nguội là có thể dùng được.

Nấu nước cốt dừa để nguội

Hoàn thành và thưởng thức bánh lọt

Bánh lọt sau khi làm xong, ngâm trong nước đá lạnh khoảng 5 phút, sợi bánh màu xanh có độ dai, dẻo, mềm và giòn giòn thơm ngon và đẹp mắt.

Bánh lọt có màu xanh đẹp mắt

Cho bánh lọt vào ly, có thể thêm các nguyên liệu khác như đậu đỏ, rau câu [nếu thích], thêm đá bào và rót nước cốt dừa vào và thưởng thức.

Với cách làm bánh lọt đơn giản này, bánh thơm mùi lá dứa, béo ngậy ngậy của nước cốt dừa vừa thanh mát vừa thơm ngon.

Ngoài cách làm bánh lọt ngon, ngọt dịu thì bót lọt mặn cũng được nhiều người yêu thích. Cách làm bánh lọt mặn khá giống với cách làm bánh canh.

Nguyên liệu làm bánh lọt mặn

- 60g bột gạo

- 60g bột năng

- 150g tôm tươi

- 100g giò sống

- Hành tím, hành lá, rau thơm[ngò rí]

- Dầu ăn, nước mắm, muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu xay, ớt tươi

Bước 1: Nấu bột làm bánh lọt

- Cho bột gạo và bột năng vào trộn đều trong 1 âu.

- Đổ nước ấm từ từ vào bột, đảo cho đến khi thấy bột hơi quyện lại thì dừng. Lấy khối bột ra bàn và nhồi cho đến khi thu được một khối bột dẻo mịn thì dừng lại, đặt bột vào âu, phủ khăn ấm để bột nghỉ 10 phút.

Bước 2: Tạo hình bánh lọt

- Đun 1 nồi nước sôi cùng một xíu dầu ăn trên bếp.

- Dùng tay lấy 1 cục bột năng nhỏ, se se thành cọng bột dài và có đuôi nhọn, vừa se xong thì thả ngay vào nồi nước đang sôi [hạ lửa vừa], tiếp tục se những cọng bột tiếp theo cho đến khi hết.

- Bánh lọt trong nồi nước sôi nổi lên thì vớt ra ngâm ngay vào thau nước lạnh khoảng 3 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Cọng bánh lọt luộc chín để ráo nước

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

- Giò sống cho vào bát, thêm một ít tiêu xay, xíu đường quết cho thật dẻo mịn.

- Tôm rửa sạch.

- Hành tím đập dập. Hành lá rửa sạch thái nhỏ, rau thơm nhặt rửa sạch thái nhỏ.

Bước 4: Nấu nước dùng

- Cho 1l nước vào nồi cùng vài củ hành tím đập dập, thêm 1/2 thìa cafe muối vào nấu sôi. Khi nước sôi thả tôm đã rửa sạch vào luộc cho chín rồi vớt tôm ra ngâm ngay vào âu nước đá.

- Bóc hết vỏ, đầu tôm lấy phần thịt.

- Nồi nước dùng đang sôi lấy thìa canh nhỏ múc từng viên giò sống thả vào, giò sống chín nổi lên mặt thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

- Cho bánh lọt đã làm xong vào nồi nước dùng nấu cho đến khi sôi lại, cho hành tươi, tôm vào đảo đều rồi tắt bếp.

Nấu bánh lọt mặn

Hoàn thành và thưởng thức bánh lọt mặn

Với cách làm bánh lọt mặn này không cần phải ninh xương cũng có được nước dùng ngọt, thanh. Bánh lọt dai dai, giòn giòn, tôm, giò sống thơm dễ ăn. Đặc biệt bánh mềm nhưng không bở nát. Khi ăn thêm chút nước mắm, hạt tiêu và rau thơm sẽ giúp tô bánh lọt mặn ngon, thơm hơn.

Bánh lọt mặn thơm ngon, thơm lừng

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-lam-banh-lot-chuan-cong-thuc-don-gian-tai-nha...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-lam-banh-lot-chuan-cong-thuc-don-gian-tai-nha-d247813.html

Theo Hường Cao [Tổng hợp, Ảnh: Internet] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề