Cách làm bài chia tài sản thừa kế

Mục lục bài viết

  • 1. Chia di sản thừa kế như thế nào?
  • 2. Tư vấn thủ tục chia di sản thừa kế đối với đất nông nghiệp?
  • 3. Quy định về người bị truất, tước quyền thừa kế như thế nào?
  • 4. Tư vấn pháp luật về việc phân chia di sản thừa kế?
  • 5. Chia di sản thừa kế theo pháp luật?

1. Chia di sản thừa kế như thế nào?

Chia di sản thừa kế là một nội dung trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005. Trong phạm vi bài viết này tôi xin chia sẻ kiến thức cho mọi người, đặc biệt những sinh viên Luật, người tìm hiểu luật về cách thức chi di sản thừa kế.

Luật sư tư vấn:

1. Xác định hình thức thừa kế:

Bước đầu tiên cần xác định khi chia di sản thừa kế đó là xác định rõ hình thức thừa kế: thừa kế theo luật hay thừa kế theo di chúc.

Nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không? có đảm bảo có giá trị hiệu lực hay không? Hay nói cách khác, chia di sản khi có di chúc phải đối chiếu các quy định của Bộ luật dân sự xem di chúc là loại di chúc nào? di chúc đó có đáp ứng các điều kiện có hiệu lực hay không?...

>> Xem thêm: Mẫu di chúc thừa kế tài sản, đất đai mới nhất năm 2022

Nếu không có di chúc hoặc di chúc không có giá trị hiệu lực hoặc có người bị truất, không được hưởng, từ chối hưởng di sản thừa kế thì sẽ chia di sản, phần di sản thừa kế theo hình thức thừa kế theo luật.

2. Xác định người hưởng di sản thừa kế:

- Xác định hàng thừa kế:

Xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy tắc: hàng thừa kế thứ nhất - hàng thừa kế thứ hai - hàng thừa kế thứ ba. Chỉ khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì người thuộc hàng thừa kế sau mới được hưởng.

- Xác định ai là người được cho hưởng di sản thừa kế, ai không được hưởng di sản.

Trong nội dung này cần làm rõ: ai được nhận di sản, ai không được hưởng do: bị truất quyền thừa kế, không được hưởng thừa kế, không được người chết đề cập tới [quan trọng nhất là xác định xem có vợ, chồng, bố, mẹ đẻ, con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi mất khả năng lao động mà không được hưởng hay không]...

3. Chia di sản thừa kế:

a. Thừa kế theo luật

- Trường hợp này chỉ cần lấy di sản thừa kế của người chết chia đều cho các đồng thừa kế.

Ví dụ: A chết để lại tổng giá trị tài sản là 100 triệu đồng. A có 3 con: C,D,E;1 vợ còn sống là B, bố mẹ [N và L] hiện tại đều mất.

>> Xem thêm: Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất năm 2022

Trường hợp này cần xác định: con dù trên 18 hay dưới 18 tuổi đều được hưởng di sản. Theo đó, di sản của A được chia như sau:

B=C=D=E= 100 triệu / 4 = 25 triệu đồng.

- Mặt khác cần xác định xem có đồng thừa kế nào mất trước hoặc cùng lúc với thời điểm mở thừa kế không? Nếu có thì phần di sản của họ sẽ được dành cho các con và pháp luật gọi là thừa kế thế vị.

Vẫn từ ví dụ trên, đặt giả thiết C đã có vợ và 2 con là F và G. C chết trước khi A chết. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:

B= C [F=G] = D = E = 100 triệu /4 = 25 triệu đồng.

F = G = 25 triệu/2 = 12,5 triệu.

b. Thừa kế theo di chúc

Cần xác định:

- Những người được hưởng di sản trong di chúc là ai? còn sống vào thời điểm mở thừa kế không?

Nếu có người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà mất trước thời điểm mở thừa kế thì phần thừa kế này được chia theo pháp luật.

>> Xem thêm: Chồng chết không có di chúc thì chia tài sản như thế nào ? Quyền thừa kế khi không có di chúc ?

Ví dụ: A để lại di chúc cho B, C, D mỗi người một phần bằng nhau là 40 triệu [tổng là 120 triệu]. Tuy nhiên C lại chết trước thời điểm A chết nên phần di sản A để lại cho C sẽ được chia theo pháp luật.

[1] Chia theo di chúc:

B=C=D=40 triệu.

[2] Chia phần di sản mà C được hưởng theo pháp luật:

Trường hợp này chỉ còn B,D,E còn sống nên: B=D=E = 40 triệu/3 = 13,3 triệu

Như vậy:

B=D= 40 triệu + 13,3 triệu = 53,3 triệu

E = 13,3 triệu.

- Ai là người không được hưởng di sản thừa kế mà thuộc trường hợp pháp luật quy định dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng.

Ví dụ: Giả sử N và L vẫn còn sống. Trong di chúc A để lại chỉ để cho D [theo di chúc là 120 triệu], trong khi E dưới 18 tuổi, vợ và bố mẹ không được hưởng. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:

>> Xem thêm: Quy định mới về phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, nhà ở ?

[1] Xác định di sản thừa kế mà D được hưởng:

D được hưởng toàn bộ di sản trị giá 120 triệu theo di chúc.

[2] Chia thừa kế cho các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc:

Theo quy định của BLDS thì những người này được hưởng di sản thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế.

[2.1] Trường hợp này đồng thừa kế thứ nhất của A gồm có 6 người: B,C,D,E,N,L.

Nên ta có:

1 suất di sản thừa kế = 120 triệu/6 = 20 triệu

[2.2] Chia di sản cho những người được hưởng không phụ thuộc vào di chúc:

B=E=N=L= 2/3 x 20 triệu = 13,3 triệu đồng.

Để đảm bảo cho những người trên được hưởng di sản buộc phải lấy tài sản của D. Nên số tiền mà D nhận được còn lại là:

>> Xem thêm: Mẫu văn bản phân chia tài sản thừa kế mới năm 2022, Cách chia thừa kế quyền sử dụng đất ?

120 triệu - [13,3 triệu x 4] = 66,7 triệu.

+ Nếu không có những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc hoặc họ đã chết... thì sẽ chia di sản cho những người có tên trong di chúc.

Ví dụ: A di chúc để lại di sản [120 triệu] cho B, E, N, L. Trường hợp này di sản được chia như sau:

B=E=N=L= 120 triệu/4 = 30 triệu.

Trên đây là chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của tôi. Nếu có vướng mắc hoặc cần trao đổi vui lòngBộ phận tư vấn Pháp luật Dân sự, Gọi: 1900.6162

2. Tư vấn thủ tục chia di sản thừa kế đối với đất nông nghiệp?

Kính gửi luật sư và các chuyên gia tư vấn, Em có một Trường hợp muốn tham khảo ý kiến như sau: Ông nội em trước lúc mất đã phân chia tài sản đều cho các bác của em.

Ba em là con út được chia một phần đất nông nghiệp và ba em canh tác đất ấy [đứng ra đóng thuế đất ruộng từ năm 1993 đến khi nội mất, và mãi đến khi miễn thuế, hiện ba em còngiữ giấy thu thuế] để phụng dưỡng bà nội, nhưng bà nội không có di chúc cho ba em cũng không chuyển nhượng cho ba em đứng tên, ba em không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh quyền sử dụng đất ấy. Khi bà nội đột ngột qua đời, ba em lo ma chay, thờ cúng cả bà nội và ông nội.

>> Xem thêm: Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất năm 2022

Nội mất đến nay đã 16 năm, ba em vẫn canh tác đất ruộng ấy rồi lo thờ cúng ông bà nội như nghĩa vụ hiển nhiên, cán bộ thuế cứ tìm ba em mà thu thuế, giữa các bác và ba em không có tranh chấp, phản đối gì nên ba em cũng không chuyển quyền sử dụng đất ấy về ông.

Ba em muốn lập di chúc để lại cho em, mới đi chuyển quyền sử dụng sang ông đứng tên thì nay các bác đòi chia đều số ruộng ấy, cán bộ địa chính nói số ruộng đó sẽ được chia đều cho các bác theo luật thừa kế.

Xin cho em hỏi, vậy ruộng mà ba em đang canh tác đó có bị chia đều không?

Em rất mong được luật sư Trường và các chuyên gia sớm giải đáp giúp em.

Em rất biết ơn. Xin chúc các luật sư nhiều sức khỏe!

- Nguyễn Thùy Dương.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến [24/7] gọi số: 1900.6162

>> Xem thêm: Chia di sản thừa kế theo quy định mới của Bộ luật dân sự khi có di chúc hoặc không có di chúc ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi của chị được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 609. Quyền thừa kế của cá nhân theo Bộ luật dân sự năm 2015.

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Tuy nhiên trong trường hợp cá nhân chết mà không để lại di chúc thì phần di sản sẽ được chia theo pháp luật Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a] Không có di chúc;

b] Di chúc không hợp pháp;

c] Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d] Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a] Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b] Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c] Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, trong trường hợp của bố bạn. Bố bạn được sử dụng phần đất nông nghiệp đó do ông bà nội để lại nhưng không chuyển quyền sử dụng đất cho bố bạn. Như vậy, phần đất nông nghiệp đó vẫn thuộc tài sản của ông bà nội bạn. Bố bạn chỉ là người được giao quyền sử dụng mà không được được chuyển quyền sở hữu. Theo quy định của pháp luật, khi người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Phần đất nông nghiệp mà bố bạn đang canh tác vẫn thuộc sở hữu của ông bà nội bạn. Cỏ thể thấy, phần đất nông nghiệp đó đương nhiên thuộc vào di sản thừa kế do ông bà nội bạn để lại. Vì ông bà bạn chết đều không để lại di chúc nên khi có tranh chấp về di sản thừa kế thì tòa án sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật.

Khi áp dụng diện thừa kế theo pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất : gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;các bác của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và họ đương nhiên được hưởng phần di sản thuộc về họ. Còn thời gian từ năm 1993 bố bạn là người sử dụng đất và nộp thuế thì có thể yêu các các bác trả một phần số tiền thuế đã nộp đó. Bố bạn được coi là người quản lý di sản của người chết để lại.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

>> Xem thêm: Các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất

3. Quy định về người bị truất, tước quyền thừa kế như thế nào?

Thưa luật sư, Tôi muốn tìm sach đọc nhưng ko biet cách chọn sách ạ. Nhờ A.c Ls giúp tôi trong các sách luật này : Luật Dân sự, Luật tố tụng dân sự, luật thừa kế đất đai, bộ luật của năm nào mới nhất?

Tìm đọc phù hợp nhất ạ. Thân ái

Trả lời:

Hiện nay, hiệu lực của các văn bản luật mà bạn thắc mắc như sau:

BLDS 2015, bạn có thể tham khảo bộ luật tại đây:Bộ luật dân sự năm 2015

>> Xem thêm: Mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế mới nhất 2022 ? Quy định về quyền hưởng thừa kế

Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bạn có thể tham khảo tại đây:Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Không có luật thừa kế đất đai, mà chỉ có Luật đất đai , bạn có thể tham khảo tại đây:Luật đất đai 2013

Thưa luật sư, xin hỏi: Bên gia đình vợ em, có một thửa đất do ba vợ em đứng tên, nay ba vợ e vừa bị tai nạn mất . mà anh chị em của ba vợ e không muốn chuyển quyền thừa kế cho mẹ và em vợ e. vậy bên anh chị em của ba vợ e có quyền sử dụng tài sản đó không ạ [trong hộ khẩu gia đình có tên bà nội, ba, mẹ và em vợ của em] ? Mong luật sư sớm hồi âm. em xin chân thành cảm ơn!

=> Trong trường hợp này có thể thấy bố bạn là chủ sở hữu duy nhất của mảnh đất và khi mất bố bạn không để lại di chúc, như vậy, việc chia thừa kế ở đây sẽ theo quy định của pháp luật, như sau:

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại....

Như vậy, anh chị em của bố vợ bạn không có quyền thừa kế trong trường hợp này, mà mẹ vợ bạn, vợ bạn và em vợ bạn mới là những người có quyền thừa kế. Việc họ sử dụng mảnh đất đó là trái quy định pháp luật, mẹ vợ bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án chấm dứt hành vi đó:

Điều 259. Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

Theo phương án này, bạn gửi đơn khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền . Ở đây là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:a] Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;...

>> Xem thêm: Thừa kế thế vị là gì ? Cách xác định người được hưởng thừa kế thế vị ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhà và đất tôi đang ở và quản lý là tài sản thừa kế ,khi ra tòa đều đồng ý chia đều theo pháp luật ,mà tôi muốn mua lại các phần còn lại nhưng bên kia không chịu bán lại vậy khi ra tòa tôi có được ưu tiên mua lại không

Điều 218 BLDS quy định về quyền định đoạt tài sản chung

Theo đó, bạn luôn có quyền ưu tiên mua kể cả khi chưa ra Tòa.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi và chị tôi được thừa kế căn nhà đã 5 năm giờ chị tôi muốn bán phần sở hữu của chị. tôi được quyền ưu tiên mua vì sở hữu chun. tôi nói với chị tôi trong vòng 3 tháng tôi sẽ xoay tiền để mua nhưng chị tôi nói trong vòng 1 tháng nếu tôi không đủ tiền để mua thì chị sẽ bán cho người khác. theo luật thì tôi đúng hay chị tôi đúng?

=> Khoản 3 Điều 218 BLDS quy định như sau:

...3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại...

Như vậy, căn nhà là bất động sản, thì thời hạn để chị bạn được bán đi phần sở hữu của mình là sau 03 tháng, nếu như bạn không mua lại. Theo đó, yêu cầu kia của chị bạn là trái quy định của pháp luật, nếu như chị vẫn tiến hành bán đi phần sở hữu của mình thì bạn có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua.

Thưa luật sư, xin hỏi: A có vợ là B và 3 con là C,D,E đều đã thành nên. A lập di chúc cho C một nữa, cho D một nữa và truất quyền thừa kế của E.hỏi: Chia tài sản của A, biết tài sản là 970 triệu, mai táng 20tr, nợ của A 50tr. C từ chối nhận di sản.

=> Điều 683 BLDS quy định như sau:

Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác.

>> Xem thêm: Người chết không để lại di chúc ai có quyền hưởng di sản ? Hưởng di sản thừa kế theo pháp luật ?

Như vậy, số tiền còn lại của A sau khi thanh toán là : 970tr - 20tr - 50tr = 900tr đồng.

Vì di chúc A chỉ để lại cho C và D, truất quyền thừa kế của E, nên E và B[vợ] sẽ không được chia phần di sản này, tuy nhiên, C lại từ chối nhận di sản, nên toàn bộ số tiền 900 tr sẽ thuộc quyền thừa kế của D.

4. Tư vấn pháp luật về việc phân chia di sản thừa kế?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Gia đình chồng em gồm có 4 anh em trai. Chồng em là con trai thứ 3 trong gia đình. Chồng em bị bệnh và đã mất được mấy tháng. Trong thời gian bị bệnh vợ chồng em mua nhà chung cư để ở. Một mình em đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà [vì chồng em ốm nên anh ấy không muốn đứng tên cùng, sợ giấy tờ lằng nhằng]. Sắp tới ban quản lý chung cư mới yêu cầu giấy tờ làm sổ đỏ, họ nói “sổ đỏ chỉ có mình tên em vì em đứng tên hợp đồng, và chồng em đã mất”.

Luật sư cho em hỏi:

1. Nếu sổ đỏ chỉ mình em đứng tên sau khi chồng mất thì bố mẹ chồng có một phần quyền thừa kế của căn hộ của hai vợ chồng không? hay chỉ có ba mẹ con em được hưởng?

2. Bố mẹ chồng em đang ở căn nhà trên phố cùng cậu em út. Và ông bà có một mảnh đất 50 m2 bên Gia Lâm. Trước đây khi chồng em còn sống thì anh ấy có nói là “ông bà dự định sau này sẽ chia đều tài sản nhà cửa, đất đai cho 4 anh em trai”. Em bây giờ một mình nuôi hai con trai cũng rất vất vả. Em mong luật sư cho em biết nếu sau này ông bà chia tài sản thì hai con trai của em có được hưởng quyền thừa kế thay bố nó không? Hoặc nếu ông bà có để di chúc mà chỉ cho 3 con trai, nhưng không cho hai cháu trai là con chồng em thì có được không?

Em xin chân thành cảm ơn!

>> Xem thêm: Thủ tục thừa kế đất đai, nhà ở khi người thân không để lại di chúc ? Quyền thừa kế đất đai ?

Người gửi: D.T

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Khuê. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Nếu sổ đỏ chỉ mình em đứng tên sau khi chồng mất thì bố mẹ chồng có một phần quyền thừa kế của căn hộ của hai vợ chồng không ? hay chỉ có ba mẹ con em được hưởng?

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng là:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

>> Xem thêm: Chia thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự 2015 ? Thủ tục khởi kiện đòi chia thừa kế ?

Như vậy căn nhà là tài sản anh chị mua trong thời kỳ hôn nhân. Mặc dù chỉ đứng tên một mình chị nhưng khi có tranh chấp Nếu chị chứng minh được chị mua ngôi nhà bằng tài sản riêng của chị thì sẽ được coi là tài sản riêng của chị và bố mẹ chồng chị không có quyền đối với ngôi nhà này. Nếu chị không chứng minh được đây là tài sản riêng thì về mặt nguyên tắc đây sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Vì chồng chị mất không để lại di chúc nên phần tài sản của anh trong căn nhà là 1/2 sẽ được chia thừa kế theo phép luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất những phần bằng nhau theo Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;...

Như vậy 1/2 ngôi nhà là di sản thừa kế của chồng chị sẽ được chia đều cho những người ơ hàng thừa kế thứ nhất có Chị, hai con của anh chị và bố mẹ của chồng chị.

2.2. Bố mẹ chồng em đang ở căn nhà trên phố cùng cậu em út. Và ông bà có một mảnh đất 50 m2 bên Gia Lâm. Trước đây khi chồng em còn sống thì anh ấy có nói là “ông bà dự định sau này sẽ chia đều tài sản nhà cửa, đất đai cho 4 anh em trai”. Em bây giờ một mình nuôi hai con trai cũng rất vất vả. Em mong luật sư cho em biết nếu sau này ông bà chia tài sản thì hai con trai của em có được hưởng quyền thừa kế thay bố nó không? Hoặc nếu ông bà có để di chúc mà chỉ cho 3 con trai, nhưng không cho hai cháu trai là con chồng em thì có được không?

Nếu sau này ông bà có để lại thừa kế cho bố cháu thì hai cháu sẽ được thừa kế phần tài sản của bố cháu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Tuy nhiên nếu ông bà có để lại di chúc nhưng chỉ cho 3 con trai thì hai con của chị sẽ không được hưởng vì khi đã có di chúc thì sẽ chia thừa kế theo di chúc.

5. Chia di sản thừa kế theo pháp luật?

Đề bài: Ông Đặng và bà Thu có 5 người con chung là Hải, Khoan, Đừng, Chấm, Dứt đều đã trưởng thành và có gia đình. Trong số 5 người con của ông Đặng, có Hải và Dứt là ở chung với ông – bà. Anh Hải có vợ là chị Sơn sinh hai người con là Dương và Lâm đều đã thành niên. Anh Hải đi hợp tác lao động rồi bị bệnh mất ở Nga năm 2017. Năm 2018 ông Đặng chết. Năm 2019 bà Thu chết.

Bốn tháng sau khi bà Thu chết, các con và con dâu của ông và bà gồm Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng họp mặt thỏa thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt. Không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và Lâm cùng viết đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia thừa kế của ông, bà. Qua điều tra được biết trong quá trình chung sống, anh Hải và chị Sơn có dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm là 100 triệu đồng. Còn tài sản chung của ông Đặng và bà Thu trị giá 440 triệu đồng.

Không ai trong số những người quá cố để lại di chúc. Hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Mỗi người nhận được bao nhiêu?

>> Xem thêm: Quy định về thừa kế đất đai theo luật dân sự hoặc theo di chúc ? Thủ tục chia thừa kế hợp pháp ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Vì ở đây không có di chúc nên việc chia thừa kế được thực hiện theo pháp luật, trong đó cần xác định khối lượng tài sản cần chia bao gồm những gì? và những gì là tài sản chung và những gì là tài sản riêng?

- Khối lượng tài sản thừa kế theo tình huống đề cập gồm: theo điều tra khối tài sản riêng có trị giá khoáng 100 triệu đồng của anh Hải, chị Sơn; còn 440 triệu của ông bà Đặng Thu.

Điều 651Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật bao gồm:

>> Xem thêm: Quyền thừa kế sau khi cha, mẹ mất theo pháp luật như thế nào ? Cách xác định quyền thừa kế ?

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;..."

Như vậy, với 100 triệu tài sản chung của anh Hải và chị Sơn, sẽ đưa lại cho chị Sơn vì vốn đó không phải là phần được yêu cầu chia thừa kế theo tình huống. Còn phần 440 triệu của ông bà Đặng Thu sẽ chia đều cho 5 con của ông bà, Hải[ đã chết thì 2 người con Dương , Lâm sẽ được nhận thừa kế], Khoan, Đừng, Chấm và Dứt.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: L để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật thừa kế - Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề