Cách kiệm chứng trong không khí có hơi nước

4 dẫn chứng hóa học chứng tỏ trong không khí có hơi nước là:

-Để cốc nước lạnh một lúc sau thấy ngoài thành cốc có nước đọng lại

-Cầm que kem thấy hơi nước ngưng tụ bay quanh cây kem

-Do không khí có hơi nước nên tạo ra mưa

-Mặt hồ mùa đông bay hơi gặp lạnh làm hơi ngưng tụ lại gây sương mù

4 dẫn chứng hóa học chứng tỏ trong không khí có CO2 là:

-Khi vôi tôi mặt trên của hố vôi có một lớp màng cứng

-Khi xục không khí vào cốc nước vôi trong thấy cốc nước vôi trong bị đục

-Cây xanh quang hợp được là nhờ trong không khí có khí CO2

-Trong nước mưa có axit vì CO2 trong không khí tác dụng với nước mưa

Câu hỏi: Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước?

Lời giải:

Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh, ta sẽ thấy một lớp sương mù. Lớp sương mù làhiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nướcrất nhỏ lơ lửng trong không khí.

Từ đó ta có thể nhận định trong không khí chứa hơi nước.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về không khí - sự cháy nhé!

1. Thành phần của không khí

1.1. Thí nghiệm

- Ống đong có 6 vạch.

- Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất [số 0], đậy nút kín → không khí trong ống đong lúc này chiếm 5 phần hay

- Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng lên đến vạch số 2 [số 1].

- Khí O2 trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng [P2O5].

⇒Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong ta thấy thể tích của khí oxi trong không khí chiếm 1 phần.

- HayVO2=15Vkk

- Chất khí còn lại trong ống đong chiếm 4 phần.

* Kết luận:

- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.

* Thành phần theo thể tích của không khí là:

- 21% khí O2.

- 78% khí N2.

- 1% các khí khác [hơi H2O, CO2, khí hiếm, …]

1.2. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa chất nào khác?

- Hiện tượng có xuất hiện những giọt nước nhỏ trên mặt ngoài của thành cốc nước lạnh để trong không khí và hiện tượng sương mù chứng tỏ không khí có hơi nước.

- Khí cacbonic CO2tạo thành màng trắng với nước vôi ở hố vôi tôi, chứng tỏ CO2có sẵn trong không khí.

- Các khí khác [CO2, hơi nước, khí hiếm như Neon Ne, Argon Ar, bụi khói ...] có trong không khí với tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%

1.3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm

a. Ô nhiễm môi trường

- Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vật, thực vật, phá hại dần những công trình xây dung như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử…

b. Các biện pháp nên làm:

-Xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông…

-Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh…

2. Sự cháy và sự oxi hóa

2.1.Sự cháy

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn

2.2.Sự oxi hóa chậm

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ

- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự chá

3.Điều kiệnđể có sự cháy và dập tắt sự cháy

3.1. Các điều kiện phát sinh sự cháy

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Phải có đủ oxi cho sự cháy.

3.2. Các biện pháp để dập tắt sự cháy:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với oxi.

3.3. Kết luận

- S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.

- Muốn dập tắt sự cháy ta phải:

+ Hạ thấp nhiệt độ cháy.

+ Cách li chất cháy với khí O2.

+ Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước.

+ Để cách li chất cháy với oxi ta có thể:

+ Dùng bao dày đã tẩm nước.

+ Dùng cát, đất.

+ Phun khí CO2.

- Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.

- Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.

4. Bài tập

Câu 1:Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng

B.Cháy

C. Tỏa nhiệt

D.Sự oxi hóa xảy ra chậm

=> Đáp án: C. Tỏa nhiệt

Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là đều tỏa nhiệt

Câu 2:Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

A. Photpho

B. Oxi

C. Không xác định được

D.Cả hai chất đều hết

=> Đáp án: A. Photpho

Vì:

Số mol O2là:nO2 = 6/32 = 0,1875mol

Số mol P là:nP = 6,2/31 = 0,2mol

PTHH: 4P + 5O2to→ 2P2O5

Xét tỉ lệ:np/4 = 0,2/4và nO2/5 = 0,1875/5 = 0,375

Vì 0,05 > 0,0375 => O2phản ứng hết, P dư

Câu 3:Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

A.Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

B.Cách li chất cháy với oxi.

C.Quạt.

D.A và B đều đúng.

=> Đáp án: D. A và B đều đúng.

Vì:

* Biện pháp dập tắt sự cháy

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với khí oxi.

Bài Làm:

Vào sáng sớm, ta sẽ thấy xuất hiện sương đọng trên các ngọn cỏ.

Khi để một cốc nước lạnh ngoài không khí, ta sẽ thấy có hơi nước đọng lại bên ngoài thành cốc...

Trong: Khoa học tự nhiên 8 bài 3: Oxi - Không khí

Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên

Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên

Viết phương trình phản ứng giữa metan với oxi

Vậy sư oxi hóa của một chất là gì?

Khí oxi có ứng dụng gì trong cuộc sống?

Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ hô hấp?

Khí oxi có vai trò gì trong sự cháy?

Nêu hiện tượng và giải thích

Vậy trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi như thế nào?

Hãy điền vào chỗ trống trong các cột ứng với các phản ứng sau:

Điền từ/ cụm từ dưới đây để hoàn thành định nghĩa về phản ứng phân hủy

Oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích của không khí?

Các hình ảnh trên cho thấy không khí bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào

Tác hại của ô nhiễm không khí là gì?

Biện pháp bảo vệ không khí trong lành là gì?

Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?

Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng tự bốc cháy

Người ta phải sử dụng bình oxi để thở trong những trường hợp nào?

Khi tiếp thêm củi vào bếp lửa, cách làm nào sau đây làm cho lửa mạnh hơn

Hãy viết PTHH của các phản ứng khi cho oxi tác dụng với: canxi, nhôm,

Viết PTHH của phản ứng xảy ra ở điều kiện thường khi đốt cháy hết khí

Tính khối lượng KMnO4 tối thiểu cần dùng

Hãy tưởng tượng mình là nguyên tố Oxi, hãy giới thiệu về bản thân mình

Em hãy tìm hiều về sự ô nhiễm không khí

Em hãy tìm hiểu về khả năng oxi kết hợp với chất hemoglobin trong máu.

Hoạt động 1 trang 38 Bài 11 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Chứng minh trong không khí có hơi nước

Chuẩn bị: nước pha màu, nước đá, 2 ống nghiệm có nút

Tiến hành: cho nước pha màu vào 2 ống nghiệm A và B. Cho vài viên nước đá vào ống nghiệm A và đậy nút cả hai ống nghiệm lại.

Em hãy cho biết hiện tượng nào chứng minh trong không khí có chứa hơi nước?

Lời giải:

Hiện tượng xuất hiện các giọt nước bám bên ngoài ống nghiệm A cho thấy trong không khí chứa hơi nước vì ống A chứa nước đá nên nhiệt độ thấp khiến cho hơi nước bên ngoài bị ngưng tụ, bám vào thành ống nghiệm tạo thành các giọt nước.

Video liên quan

Chủ Đề