Cách chỉnh Preload phuộc xe đạp

Trong xe đạp địa hình, dường như phuộc nhún là một trong những bộ phận quan trọng nhất, chúng giúp bạn có thể giảm xóc trên những địa hình phức tạp, điều đó làm tăng độ bền cho xe đạp của bạn, tránh những lực tác động lên vùng tay và cánh tay.

Với xe đạp địa hình [MTB] dường như khi mua và sử dụng, người ta thường rất khó lựa chọn xe đạp đại hình sử dụng phuộc hơi hay lò xo, mỗi loại phuộc đều có ưu và nhược điểm riêng cũng như cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó.

Cấu tạo của phuộc nhún

Mặc dù 2 loại phuộc lò xo và phuộc nhún có cấu tạo khác nhau, tuy nhiên chúng đều có hai bộ phận chính: Lò xo [Sping] và giảm chấn [Damper].

Lò xo trong phuộc nhún nhằm giúp xe đạp có thể hấp thụ những xung lực khi di chuyển trong địa hình gồ ghề phức tạp, chúng có khả năng chịu lực rất tốt.

Ngoài ra lò xo còn kết hợp với bộ phận giảm chấn để có thể giúp dập tắt những dao động một cách hiệu quả, kết quả mang lại đó chính là xe đạp đi êm ái nhẹ nhàng hơn

Với những dòng xe đạp địa hình cao cấp, thì phuộc nhún càng được thiết kế phức tạp hơn và có thể điều chỉnh rất nhiều, tuy nhiên ở những loại xe đạp địa hình tầm trung, tuy vẫn được thiết kế từ lò xo và giảm chấn, nhưng chúng lại được tối giản đến mức tối đa để thực hiện công việc của mình, bạn không thể can thiệp đến chúng.

Một trong các loại điều chỉnh bạn có thể can thiệp như:

a. Điều chỉnh lò xo:

Với phuộc lò xo, nếu trọng lượng bạn quá lớn hoặc quá bé bạn có thể tự điều chỉnh độ nén của chúng bằng nút vặn Preload +/-.

Còn đối với phuộc hơi bạn có thể chú ý bên trái của càng xe, tại đây chúng có một van Air +, với van Air + này bạn có thể thay đổi áp suất khí nén của chúng bên trong buồng hơi.

b. Điều chỉnh giảm chấn:

Tùy theo từng loại phuộc mà chúng có Lock cơ khí hay Lock cứng, tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi độ mở lỗ dầu bằng cách điều chỉnh nút Rebound hoặc đóng với nút Lock.

Cần chú ý rằng việc điều chỉnh Lock chỉ có tác dụng khi Gate chưa vượt quá ngưỡng.

c. Điều chỉnh hành trình:

Điều chỉnh hành trình chỉ có thể can thiệp ở một dố ít loại phuộc nhún, chúng ta có thể tự mình điều chỉnh độ dài ngắn của lò xo sao cho hù hợp với từng loại hình trên hành chình, lò xo càng dài chúng càng có độ nhún tốt, và nếu như bạn thường xuyên di chuyển trong những loại địa hình tương đối bằng phẳng có thể điều chỉnh lò xo ngắn hơn bình thường, thông thường bạn sẽ điều chỉnh bên càng trái của xe, nơi có lò xo hiện hữu.

Phân biệt phuộc lò xo [Coli] và phuộc hơi [Air]

Như đã nói ở trên, mặc dù chúng được cấu tạo bao gồm bộ lò xo và giảm xóc nhưng chúng cũng có thiết kế khác nhau để có thể dễ dàng phân biệt.

  1. Phuộc lò xo [Phuộc Coli]

Vì phuộc là bộ phân chịu lực tốt nên việc sử dụng nguyên liệu thép để thiết kế là một điều dễ hiểu, ở những phiên bản phuộc cao cấp hơn, người ta có thể sử dụng Titanium để thay thế thép, chúng bền hơn, chịu lực tốt hơn.

Khác với phuộc hơi, phuộc lò xo hoàn toàn không phụ thuộc vào tỷ lệ tác động giữa việc hấp thụ xung lực với việc giảm hành trình, ví dụ: Một phuộc hơi sẽ hấp thụ xung lực từ bên ngoài tương đương với xung lực 200 kg thì độ dài hành trình sẽ giảm tương ứng là 20mm, nếu lên xung lực 300kg thì độ dài hành trình giảm 30mm

Phuộc lò xo thường xuất hiện ở các dòng xe đạp địa hình phân khúc tầm trung hoặc giá rẻ do chúng được thiết kế do đó giá thành nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được.

Ngoài ra với đơn giản thiết kế tối giản của mình, bạn có thể sửa chữa một cách dễ dàng hơn so với phuộc hơi.

Tuy nhiên không vì giá rẻ mà chúng có hiệu năng giảm sút, thực tế cho thấy chúng có thể hấp thụ xung lực một cách tối đa đồng thời khả năng chịu lực rất tốt, do đó các dòng xe đạp địa hình như Dowhill hoặc Freeride đều sử dụng loại phuộc này.

Nhược điểm lớn nhất của phuộc lò xo đó chính là khả năng điều chỉnh của chúng, chúng khó có thể tùy biến được như đối với phuộc hơi.

2.Phuộc hơi [Phuộc Air]

Thay vì sử dụng lò xo, phuộc hơi hoạt động trên nguyên tắc dựa vào lượng khí nén trong buồng hơi của mình.

Khi di chuyển, bạn sẽ gặp các chấn động từ bên ngoài, những chấn động này lập tức truyền vào phuộc, ta gọi là xung chấn, các xung chấn này sẽ khiến cho hơi bị nén lại trong buồng hơi, do đã được nén lại nên độ dài hành trình sẽ giảm.

Nếu xung lực càng lớn, hơi càng được nén lại nhiều thì độ dài hành trình giảm càng lớn và ngược lại.

Vì hơi nén có thể điều chỉnh do đó tùy vào cân nặng của người điều khiển mà bạn có thể thay đổi theo ý muốn, khi mua các dòng xe đạp địa hình sử dụng phuộc hơi, trong sách hướng dẫn đều mô tả chi tiết cách tahy đổi khí nén tùy thuộc vào trọng lượng người lái.

Bạn có thể dễ dàng mở nắp van buồng hơi, sau đó dùng cây bơm phuộc để bơm hơi như ý muốn [nên tuân theo tỷ lệ áo suất trong hướng dẫn sử dụng].

Khí có thể dãn nở theo nhiệt độ môi trường bên ngoài nên bạn cũng cần lưu ý điều này, và đây cũng là nhược điểm lớn nhất của phuộc hơi, do vậy bạn nên cân nhắc đến nhiệt độ môi trường kèm theo.

Ngoài ra khi di chuyển trong thời gian dài, phuộc ma sát nhiều sinh ra một lượng nhiệt nhất định, điều này cũng khiến khí bị nở ra nhiều hơn so với dự đoán do đó ảnh hưởng đến độ chính xác và ổn định của phuộc.

Mặc dù vậy ưu điểm của phuộc hơi so với phuộc lò xo đó chính là độ ổn định và êm ái khi di chuyển, bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi chạy thử nghiệm hai loại xe được sử dụng hai loại phuộc này, do đó những dòng xe đạp địa hình như XC, Enduro, All Mountain là những dòng xe đạp thể thao hay sử dụng phuộc hơi hơn so với phuộc lò xo.

Vì cả hai loại phuộc [phuộc hơi và phuộc lò xo] đều có ưu và nhược điểm nhất định, nên nhiều nhà sản xuất đã nghĩ ra ý tưởng kết hợp hai loại phuộc này với nhau để khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm của chúng, tuy nhiên cho dù kết hợp như thế nào, với độ êm ái của phuộc hơi chúng vẫn được ưu tiên sử dụng ở phuộc sau [Shocks].

TOÀN THẮNG CYCLES VI

Video liên quan

Chủ Đề