Cách cài đặt thời gian sáng màn hình máy tính Win 10

Chỉnh thời gian tắt màn hình Win 7, 8, 8.1, 10 sẽ giúp máy tính tiết kiệm năng lượng khi ở trạng thái không hoạt động. Vậy làm thế nào để chỉnh nhanh thao tác này? Hãy cùng tham khảo nội dung phía dưới.


Với các laptop chạy Windows 7 8 8.1 và 10, thiết lập mặc định sẽ là 1 phút tối màn hình và 5 phút tắt màn hình ở chế độ không sạc. Còn khi cắm sạc thì thời gian tối màn hình là 2 phút, trong khi thời gian tắt màn hình là 10 phút.

Trong quá trình sử dụng, có rất nhiều người không hài lòng với chế độ mặc định này. Vì thế thiết lập lại là chuyện tất yếu cần phải làm để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của từng cá nhân.

Vậy làm thế nào để chỉnh thời gian tắt màn hình Win 7, 8, 8.1, 10 nhanh chóng và thuận tiện? Hãy tham khảo từng bước hướng dẫn phía dưới.

Cách chỉnh thời gian tắt màn hình win 7 8 8.1 10 nhanh

Tải windows 10 phiên bản mới nhất: Download Win 10


Bước 1: Từ System Tray [hay khay hệ thống] click chuột phải vào biểu tượng pin và chọn Power Option. Hoặc cách đơn giản khác là vào Start > Control Panel > Power Option.



Bước 2: Tại đây bạn chọn Choose when to turn off the display để tiếp tục.



Lúc này bạn cần chú ý 3 tùy chọn sau.

Dim the display: Thời gian màn hình sẽ tối

Turn off the display: Thời gian màn hình sẽ tắt

Put the computer to sleep: Thời gian máy tính ngủ đông



Sau khi đã chọn được thời gian phù hợp cho mỗi tùy chọn. Nhân Save để lưu lại kết quả cuối cùng.

Đó là cách nhanh nhất để chỉnh thời gian tắt màn hình Win 7, 8, 8.1, 10. Ngoài ra để chi tiết hơn, các bạn cũng có thể hẹn giờ tắt máy trong Windows 8 cũng như các hệ điều hành khác theo nhiều cách khác nhau, như sử dụng phần mềm hỗ trợ chẳng hạn.

Ngồi máy tính nhiều thì ánh sáng màn hình máy tính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm thị lực ở bạn, bạn cần thay đổi, chỉnh độ sáng màn hình máy tính sao cho phù hợp với mắt của mình nhất, tùy vào thiết bị đang dùng có cách điều chỉnh độ sáng màn hình cũng khác nhau, chúc các bạn thành công!

//thuthuat.taimienphi.vn/cach-chinh-thoi-gian-tat-man-hinh-win-7-8-81-10-nhanh-3984n.aspx
Nếu bạn đang tìm cách đổi thời gian chờ khóa màn hình windows 11 thì đọc tại đây. Bài viết này hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết giúp bạn thực hiện đổi thời gian nhanh chóng.

Xem thêm: Cách đổi thời gian chờ khóa màn hình windows 11


Bạn đang sử dụng hệ điều hành Win 10 và mới tìm hiểu về tính năng màn hình chờ nên không biết cách thiết lập thời gian cho nó hiện nhanh hay chậm hơn. Không sao, sau đây GhienCongNghe sẽ chỉ cho ban cách cài đặt thời gian màn hình chờ Win 10. Bắt đầu thôi.

Có lẽ việc người dùng Windows đặc biệt là Windows 7 đã rất quen thuộc với việc cài đặt màn hình chờ. Nhưng khi chuyển sang Windows 10 thì có vẻ việc này ít khi xảy ra. Có lẽ nhu cầu cho việc cài đặt màn hình chờ không còn nhiều như trước. Tuy vậy, số lượng người dùng quan tâm đến việc này vẫn rất nhiều nên hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cài đặt thời gian màn hình chờ Win 10 từ trình Cài đặt

Đầu tiên đó là cài đặt thời gian màn hình chờ Win 10 từ trình Cài đặt. Để làm được điều này các bạn thực hiện theo các bước sau đây;

Bước 1: Chọn biểu tượng Start rồi sau đó chọn Settings.

Bước 2: Trong trình Setting, các bạn chọn Personalization.

Bước 3: Tiếp đến trong mục Personalization chọn mục Lock Screen. Cuộn xuống dưới chọn Screen saver settings.

Bước 4: Tại hộp thoại Screen Saver Settings, các bạn tìm đến mục On resume, display logon screen. Các bạn chọn như trên hình.

Sau đó tùy chọn thời gian mà bạn muốn ở phía trên trái. Lưu ý là thời gian được tính theo phút.

Bước 5: Nhấn Apply và OK để kết thúc quá trình cài đặt.

Cài đặt thời gian màn hình chờ Win 10 từ màn hình chính

Hoặc các bạn cũng có thể thực hiện một cách khác nhanh hơn đó là cách cài đặt thời gian màn hình chờ Win 10 từ màn hình chính. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tại màn hình chính các bạn click chuột phải và chọn Personalize.

Bước 2: Trong mục Personalization các bạn chọn mục Lock screen.

Bước 3: Tiếp đến các bạn kéo xuống dưới mục Lock screen chọn Screen saver settings.

Bước 4: Tại hộp thoại Screen Saver Settings, các bạn tìm đến mục On resume, display logon screen. Các bạn chọn như trên hình. Sau đó nhấn Apply và OK là xong.

Các bạn có thể tùy chính độ nhanh hay chậm của màn hình chờ tại mục Wait.

Hướng dẫn đổi màn hình chờ Win 10

Ngay sau khi cài đặt xong màn hình chờ rồi thì bạn có thể tìm đến tab Screen saver để tùy chỉnh màn hình chờ mà mình muốn. Các tùy chỉnh như sau:

  • 3D Text: Gồm một dòng chữ được chạy liên tục trên màn hình theo những quỹ đạo khác nhau.
  • Blank: Màn đen
  • Bubblé: Bong bóng
  • Mystify: hình ảnh làn sóng huyền bí
  • Photos: Hình ảnh của chính bạn. Bạn có thể cài đặt chúng trong phần Setting
  • Ribbons: dải ruy-băng

Bạn có thể thực chỉnh và trải nghiệm chúng xem có hợp với sử thích của mình hay không bằng cách bấm vào nút Preview. Sau khi chọn xong thì bạn hãy bấm vào phần Settings để tùy chỉnh sâu hơn về màn hình chờ như thời gian, kiểu chữ, kiểu chuyển động,…

Sau khi cài xong các bạn nhấn Apply và OK để lưu tùy chỉnh của mình.

Tắt màn hình chờ Win 10

Tiếp đến là cách mà bạn có thể tắt màn hình chờ Win 10 khi đã trở nên quá nhàm chán với nó hoặc vì một số mục đích nào khác mà bạn muốn tắt nó đi thì bạn đều có thể tham khảo cách làm dưới đây của chúng mình:

Bước 1: Các bạn cũng vào lại trình cài đặt màn hình chờ như các hướng dẫn trên. Vào Strart chọn Setting.

Bước 2: Trong Setting chọn Personalization.

Bước 3: Trong mục Lock screen chọn Screen saver setting .

Bước 4: Trong mục Screen saver các bạn thực hiện chọn vào None. Ngay lập tức các hiệu ứng màn hình chờ sẽ không còn nữa.

Ngoài ra bạn cũng có thể tắt màn hình chờ Win 10 bằng nhiều con đường khác nhau. Nhấn phím Windows và gõ từ khóa screen saver rồi chọn vào Change screen saver trong kết quả tìm kiếm.

Tiếp đến các bạn hãy làm theo nhu những chỉ dẫn phía trên khi ở trong trình Screen saver.

Một số bài viết khác liên quan đến Win 10 bạn có thể tham khảo:

Và trên đây là những chia sẻ của chúng mình về cách cài đặt thời gian màn hình chờ Win 10. Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn. Đừng quên Like, Share và ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên để có được những kiến thức mới mẻ mỗi ngày.

Video liên quan

Chủ Đề