Cách búng lỗ tai đầu

Lần duy nhất mình bấm lỗ tai là vào cái thời ''xa lắc xa lơ'' được mẹ đưa ra chợ để bấm cho 2 lỗ cơ bản [phần dái tai]. Từ đó đến nay, dù được nhiều người khuyên mua bộ bấm lỗ tai tại nhà vừa nhanh gọn lại không đau đớn nhưng mình vẫn chưa dám thử. Sau khi xem được clip của bạn TikToker này thì mình ''3 phần thấy thốn, 7 phần rụt rè''.

Dụng cụ bấm lỗ tai tại nhà [Nguồn: @sopagetti].

Được biết, đây là bộ dụng cụ bấm lỗ tai dùng một lần được làm bằng chất liệu nhựa và thép titan. Em này được giới thiệu là thân thiện với da, bên cạnh đó còn giúp tránh tình trạng sưng viêm và nhiễm trùng. Chiếc bấm được thiết kế khá nhỏ gọn nên dễ dàng cho việc cầm nắm và thao tác bấm được nhanh chóng hơn. Để sử dụng, các nàng chỉ cần lắp khuyên tai vào lỗ ở đầu kim, sau đó bấm nhanh và dứt khoát vào vị trí được đánh dấu trên tai là được.

Trong clip, bạn TikToker này sử dụng bộ dụng cụ để bấm lỗ trên sụn, tuy có vẻ nhanh gọn nhưng vẫn có thể thấy được sự đau đớn hiện rõ lên trên khuôn mặt của bạn. Theo nhiều bình luận dưới clip, bộ sản phẩm này chỉ phù hợp sử dụng cho các vị trí mỏng, không có sụn để tránh trường hợp bấm lệch hoặc gây tổn thương cho tai.

Bộ dụng cụ bấm lỗ tai này có giá khoảng 13k, rẻ hơn rất nhiều so với những phương thức bấm hoặc xỏ lỗ tai khác ngoài thị trường. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cách thức này, bạn phải đảm bảo dùng đủ lực để kim xuyên qua tai một cách nhanh chóng và dứt khoát. Tốt hơn hết là nên nhờ đứa bạn thân nào đáng tin cậy một tý các nàng nhé.

[Box thông tin shop] - Dụng cụ bấm lỗ tai an toàn

[Box thông tin shop] - Bộ bấm lỗ tai dùng 1 lần

Lưu ý: Giá sản phẩm có thể thay đổi theo khung giờ sale

Nguồn: TikTok

Có thể bạn quan tâm: Nhiễm trùng da ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Mách mẹ cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ cho bé

Bấm lỗ tai bị sưng mủ phải làm sao là băn khoăn rất thường gặp. Khi vết bấm lỗ tai bị sưng đau, mưng mủ, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sưng tấy, nổi đỏ, có mủ xung quanh. Nếu bị phản ứng với bông tai kim loại, bạn sẽ thấy trẻ có các dấu hiệu như khô da, nứt nẻ, sưng tấy và ngứa.

Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà cho bé là bạn nên vệ sinh vị trí nhiễm trùng bằng nước và xà phòng 2 lần/ngày trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn trong 2 ngày thì bạn nên đưa trẻ đi khám.

Với những trường hợp xỏ lỗ tai bị mưng mủ nặng hơn, trẻ có thể được điều trị bằng kháng sinh trong vòng 4 – 5 ngày. Nếu trẻ có các triệu chứng dị ứng kim loại, cách chữa duy nhất là tháo bỏ khuyên tai. Nếu bấm lỗ tai bị mủ, bạn phải chờ lỗ xỏ lành lại và chờ 6 tháng mới đeo bông tai bằng chất liệu an toàn cho con.

Bấm lỗ tai cho bé mấy ngày tháo ra được?

Không có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi như bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được hay bấm lỗ tai bao lâu thì tháo vì điều này sẽ tùy thuộc vào da và thể trạng của từng bé.

Để đảm bảo vết bấm lành hẳn, mẹ có thể tháo sau 3 đến 6 tuần sau khi bấm. Đừng vì nôn nóng mà lấy bông tai hoặc sợi chỉ xỏ ra khỏi tai quá sớm bởi như vậy có thể khiến lỗ tai bị bít lại. Ngoài ra, với những bé có cơ địa dễ bị dị ứng thì có thể bị nhiễm trùng khiến vết bấm lỗ tai bị sưng đau.

Sau khi bấm lỗ tai cho bé mẹ có thể thông xỏ lỗ tay bằng cách trượt đi trượt lại sợi chỉ hoặc bông tai. Sau khi tháo ra, bạn có thể thay bằng bông tai vàng hay bạch kim. Nên nhớ phải cho bé đeo liên tục trong 6 tháng để hình thành lỗ xỏ vĩnh viễn.

Cách giảm đau khi bấm lỗ tai cho bé

Tại nơi bấm lỗ tai cho bé, người thực hiện sẽ dùng thuốc gây tê chứa lidocaine ngoài da lên dái tai trẻ hoặc bôi một lớp kem lên dái tai trước khi bấm lỗ tai từ 30 – 60 phút. Một cách bấm lỗ tai không đau thường được các chuyên gia khuyên là chườm đá từ 15 – 30 phút trước khi bấm có thể làm tê liệt các thụ thể đau ở tai. Bạn nên bọc cục đá trong cái khăn mỏng để chườm cho bé thay vì để đá trực tiếp lên da.

Dù áp dụng những biện pháp giảm đau trên, bạn cũng không thể giúp con hết đau hoàn toàn. Do đó, bạn nên cho trẻ biết về cảm giác đau như kim chích khi bấm lỗ tai. Ngoài ra, quá trình bấm lỗ tai cũng xảy ra rất nhanh nên bạn hãy khuyến khích con hít thở đều để giảm cảm giác đau.

Nên lựa chọn khuyên tai được làm từ kim loại nào?

Video liên quan

Chủ Đề