Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

Sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện nay đồng thời cũng đã kéo theo sự sử dụng các hóa chất tương ứng. Nhiều loại hóa chất rất độc có hại đến sức khỏe con người. Do đó vấn đề phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của vệ sinh công nghiệp.

I/ Khái niệm về tác dụng của chất độc:

– Chất độc trong công nghiệp là chất độc dùng trong sản xuất khi xâm nhập vào cơ thể con người chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể gây ra tình trạng bệnh lý, người ta gọi đó là nhiễm độc nghề nghiệp. Tùy theo đặc điểm của từng nghề nghiệp và tính chất của dây chuyền sản xuất, chất độc có thể ở khâu nguyên liệu như chì xăng; thủy ngân… hoặc ở khâu thành phẩm như thuốc trừ sâu, bột sơn chì. Ngay trong quá trình sản xuất, do sự kết hợp giữa chất này và chất khác cũng tạo ra các chất độc hại như khí CO2 trong lò than cháy dở, khí SO2, CH2 … trong công nghiệp chế biến cao su,…

– Ảnh hưởng của chất độc có hai yếu tố : • Yếu tố bên ngoài: Do tác dụng của chất độc.

• Yếu tố bên trong: Do tình trạng sức khỏe của cơ thể.

– Khi nồng độ của chất độc vượt quá giới hạn cho phép thì sức khỏe con người sẽ giảm, gây ra nhiễm độc nghề nghiệp. Khi nồng độ cao thì dễ gây ra nhiễm độc cấp tính có thể gây chết người.

– Chất độc thường thấy ở dưới dạng: tinh thể, rắn, lỏng, hơi, bụi, khí,…

II/ Sự xâm nhập và đào thải của chất độc ở cơ thể người:

– Chất độc có thể xâm nhập qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua da (95% qua đường hô hấp).

– Gan và thận là những cơ quan có nhiệm vụ giải độc để thải ra ngoài, chất độc đưa ra khỏi cơ thể bằng phổi, thận và các tuyến nội tiết.

III/ Tác hại của chất độc và nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp:

1/ Phân loại:

Dựa và tác dụng chủ yếu của chất độc: • Nhóm 1: chất gây bỏng, gây kích thích da, niêm mạc thường là: axít, kiềm đặc… • Nhóm 2: kích thích đường hô hấp như: CL, NH3, NO2, SO2, SO3… • Nhóm 3: nhóm gây ngạt: CO2, CO…

• Nhóm 4: tác dụng chủ yếu vào hệ thần kinh trung ương, gây tê hoặc gây mê.

2/ Một số chất độc và nhiễm độc thường gặp:

– Chì (Pb):

Hiện nay được dùng nhiều trong công nghiệp vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa, gây độc của yếu cho hệ thần kinh, hệ tạo máu, rối loạn tiêu hóa.

– Tertraetin chì Pb (C2H5)4 và Tetrametin chì Pb (CH3)4:

Vào cơ thể chủ yếu bằng đường hô hấp qua da, gây nhiễm độc cấp tính cho hệ thần kinh trung ương, nhiễm độc thường xảy ra ở những nơi sản xuất, chưng cất xăng, gara xe, thử động cơ máy bay…

– Thủy nhân (Hg):

Vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, da, làm tổn thương hệ thần kinh, gây rối loạn chức năng gan. Thủy ngân được sử dụng phổ biến trong công nghiệp chế tạo muối thủy ngân, thuốc lợi niệu, thuốc diệt sâu bệnh, nấm bệnh trong công nghiệp.

– CO:

Vào cơ thể bằng đường hô hấp, là khí không màu, không mùi nhưng nó có thể làm mất hoặc giảm bớt khả năng vận chuyển ôxi trong máu dẫn đến gây ngạt.

– Benzen (C6H6):

Được dùng rộng rãi trong công nghệ nhuộm, dược phẩm, nước hoa, làm dung môi để hòa tan dầu mỡ, sản xuất sơn, keo dán, vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp gây ra hội chứng thiếu máu, chảy máu răng, lợi, nhiễm trùng huyết và kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương.

– Thuốc trừ sâu có 2 nhóm chính: • Clo hữu cơ: khi vào cơ thể sẽ gây ra hội chứng suy nhược thần kinh, viêm gan, dạ dày ruột.

• Lân hữu cơ: Gây nhiễm độc mãn tính, hội chứng như trên.

IV/ Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp:

1/ Cấp cứu:

Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo, giữ yên tĩnh và ủ ấm. Cho uống thuốc trợ tim, trợ hô hấp, khi cần thiết thì có thể hô hấp nhân tạo. Rửa da ở chổ bị nhiễm bằng nước xà phòng.

2/ Biện pháp đề phòng chung về kỹ thuật:

– Cơ khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất, sao cho người công nhân ít tiếp xúc với hóa chất độc.

– Loại trừ nguyên liệu độc trong sản xuất hoặc dùng chất ít độc hơn.

– Tổ chức hợp lý quy trình sản xuất, phải cách ly bộ phận sản xuất ra một nơi riêng biệt và bố trí cuối chiều gió

– Thiết kế hệ thống thông gió, hút hơi khí độc tại chổ.

– Những công nhân khi phải làm việc trong môi trường độc hại phải được trang bị các phương tiện phòng độc thích hợp như: mặt nạ, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần, giày, ủng.

– Phải thường xuyên kiểm tra hàm lượng các chất độc hại thoát ra nếu thấy quá tiêu chuẩn cho phép phải tiến hành sửa chữa hoặc cải tiến thiết bị để giảm hàm lượng chất độc xuống.

3/ Biện pháp y tế:

– Công nhân tiếp xúc với chất độc sẽ được khám định kỳ. – Thường xuyên tiếp xúc với chất độc thì cần được chế độ bồi dưỡng, nghỉ ngơi, lựa chọn tổ chức quy trình hợp lý để đảm bảo tối đa chế độ cho phép.

– Không bố trí những công nhân mắc bệnh gan, thận, thần kinh làm việc ở những nơi có nhiều chất độc.

V/ Dụng cụ phòng hộ cá nhân:

Mặt nạ phòng độc:

Tùy theo chất độc mà ta dùng các loại mặt nạ có chất khử độc tương ứng. Có ba loại mặt nạ phòng độc:

– Loại có bình lọc chất độc.

– Loại mặt nạ cách ly có bình oxy.

– Loại mặt nạ có ống cao su dùng khi sửa chữa bên trong máy.

Nguồn tham khảo: An toàn lao động trong môi trường công nghiệp in

GVHD: Cao Xuân Vũ

Mọi thắc mắc hãy đặt câu hỏi tại diễn đàn Prima.

Xin chân thành cám ơn !

5 cách hạn chế chất độc trong gia đình

Ngày đăng: 02/08/2017

Các chuyên gia về y tế và môi trường của Canada đã đưa ra một danh sách các phương pháp tốt nhất nhằm giảm các độc tố trong ngôi nhà có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

“Những người sắp và mới làm cha mẹ cần những lời khuyên thực tế giúp bảo vệ con cái của họ tránh gặp phải những rủi ro về sức khỏe, ví dụ như rối loạn học tập, rối loạn hành vi, hen suyễn, ung thư và một số dị tật bẩm sinh. Và theo các nhà nghiên cứu thì những vấn đề này có liên hệ với những hóa chất độc hại được tìm thấy trong và quanh ngôi nhà của chúng ta”, ông Erica Phipps, giám đốc Canadian Partnership for Children's Health and Environment (CPCHE) (Tổ chức Sức khỏe và Môi trường Trẻ em Canada) chia sẻ.


Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

Dưới đây là những khuyến nghị của CPCHE:

1. Thường xuyên “xử lý” bụi

Bụi bám trong nhà chính là một trong những nguồn lây nhiễm chất độc hại cho trẻ.

Để loại bỏ bụi, chúng ta nên hút bụi hàng tuần, lau ướt nền nhà hoặc là lau bụi bám ở các vật dụng bằng một miếng vải ẩm.

Theo khuyến nghị của CPCHE thì những công việc lau dọn này phải được thực hiện hai tuần mỗi lần nếu bạn có con nhỏ đang ở tuổi biết bò. Và một điều cần lưu ý là tuyệt đối tránh lau bụi bằng khăn khô vì điều đó sẽ khiến bụi bay trở lại vào không khí.

“Bụi trong nhà chính là một trong những nguồn chính chứa các chất độc hại mà trẻ tiếp xúc hàng ngày, trong đó bao gồm cả chì. Và chỉ cần tiếp xúc với một hàm lượng rất thấp chì thôi cũng có thể gây hại cho não của trẻ”, Bruce Lamphear, cố vấn tại CPCHE đồng thời là chuyên gia về sức khỏe môi trường của trẻ tại ĐH Simon Fraser chia sẻ.

Bên cạnh đó, chúng ta nên cởi bỏ giày ngoài cửa trước khi bước vào nhà vì điều đó sẽ giúp hạn chế lượng bụi và hóa chất độc hại tiềm ẩn mà chúng ta có thể vô tình mang vào nhà. Đồng thời, cũng nên cất giữ đồ đạc linh tinh và đồ chơi của trẻ trong các thùng đóng kín để giảm bụi trong nhà.

2. Làm sạch theo phương pháp thân thiện với môi trường

CPCHE khuyến nghị nên sử dụng các chất tẩy rửa đơn giản và không độc hại. Ví dụ, bột baking soda có thể được sử dụng để cọ rửa bồn rửa bát và bồn tắm, trong khi đó dấm trộn với nước có thể giúp làm sạch các bề mặt, ví dụ như cửa sổ và sàn nhà.

Các nhà nghiên cứu cho biết thực tế thì chúng ta không cần đến các chất tẩy rửa cho phần lớn các công việc làm sạch. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tránh không sử dụng các sản phẩm làm sạch không khí. Đối với công việc giặt giũ, nên chọn những loại bột giặt/nước giặt không tạo mùi thơm và cũng tránh sử dụng khăn ướt vì những sản phẩm này có thể chứa các hóa chất không tốt cho sức khỏe.

3. Nâng cấp, sửa chữa hợp lý

Những kế hoạch nâng cấp hoặc sửa chữa nhà cửa thường gây ra những mối đe dọa về sức khỏe đối với trẻ em và phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do quá trình này thường tạo ra những bụi bẩn có chứa chất gây ô nhiễm và khí độc thải ra từ sơn, công tác hàn, các loại keo và chúng thường gây tổn thương thần kinh.

Tất cả những khu vực nâng cấp, sửa chữa trong nhà phải được ngăn cách với các khu vực còn lại bằng các tấm nhựa có dính băng keo, đồng thời, hệ thống sưởi ấm và làm mát cũng phải được đóng lại.

Việc xử lý cẩn thận bụi bẩn trong và sau quá trình nâng cấp sửa chửa là điều vô cùng quan trọng. Trẻ em và phụ nữ mang thai cần phải tránh xa những khu vực đang được sửa chữa hoặc nâng cấp để tránh bị tiếp xúc với các chất độc hại tiềm ẩn.

4. Cẩn thận với đồ nhựa


Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

CPCHE khuyến cáo rằng chúng ta không nên quá tin tưởng vào mác “an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng” (microwave safe) đối với các sản phẩm về nhựa. Tốt hơn hết là không nên sử dụng hộp nhựa hoặc bọc thức ăn bằng nhựa trong lò vi sóng vì các hóa chất độc hại có thể ngấm từ nhựa vào thực phẩm và đồ uống.

Thực phẩm nên được bảo quản trong các hộp thủy tinh hoặc gốm thay vì hộp nhựa. Và người tiêu dùng thì nên ăn các thực phẩm tươi và đông lạnh nếu có thể để tránh nguy cơ tiếp xúc với Bispheol-A (BPA), một hóa chất được sử dụng trong lớp lót các loại hộp dùng để chứa thực phẩm và đồ uống. BPA có thể gây ra rất nhiều tác động đối với sức khỏe, từ ảnh hưởng đến sự phát triển của não đến làm gián đoạn các chức năng nội tiết.

Bên cạnh đó, CPCHE cũng khuyến khích các bậc cha mẹ tránh mua những đồ chơi cho bé ngậm lúc mọc răng, đồ chơi trong bồn tắm, yếm, rèm tắm và các sản phẩm khác có chứa PVC, một loại nhựa mềm thường được gọi là nhựa vinyl. Những sản phẩm này có thể chứa các hóa chất độc hại có tên phthalates vốn bị cấm sử dụng trong sản xuất đồ chơi trẻ em kể từ tháng 6/2011.

5. Giảm thiểu thủy ngân

Thủy ngân, một kim loại độc hại cho não, có mặt trong một số loại cá và động vật có vỏ (ví dụ như sò, tôm…), kể cả cá ngừ và cá kiếm. Các chuyên gia CPCHE khuyến khích người dân nên chọn những loại cá ít chì, ví dụ như cá trích, cá hồi vân, cá hồi tự nhiên hoặc đóng hộp và cá rô phi.

( Theo suckhoedoisong.vn)

Lần xem: 2538

Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất
Go top

Bài viết khác

  • Một số ảnh hưởng rối loạn tiêu hóa của người bệnh Covid-19. ( 23/05/2022)
  • Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ( 28/01/2022)
  • Phòng tránh và điều trị các bệnh lý dễ gặp trong mùa mưa bão. ( 21/08/2019)
  • Trẻ cũng bị loét dạ dày ( 03/08/2017)
  • Lời khuyên hữu ích cho người đau dạ dày ( 03/08/2017)

Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

Tin nổi bật

  • Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

    Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình thăm, động viên nạn nhân và và gia đình ...

  • Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

    Thư mời cung cấp báo giá, dịch vụ thẩm định giá dụng cụ phẫu thuật, nội soi tiết...

  • Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

    Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình ứng dụng kỹ thuật Tán sỏi m...

  • Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

    Bảng phân trực các khoa Lâm sàng (từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 6 năm 2022).

  • Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

    Bảng phân trực Lãnh đạo - Trưởng hệ - các phòng - Đơn nguyên - các khoa CLS (từ ...

Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất

Các phương pháp phòng chống nhiễm độc hóa chất