Các phương pháp giải toán hóa học 10 năm 2024

Cuốn sách 10 chuyên đề phương pháp giải nhanh bài tập hóa học do Thầy Nguyễn Minh Tuấn giáo viên trường Trường THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ biên soạn nhằm cung cấp cho các em các phương pháp, kỹ thuật hay để giải các dạng bài tập hóa học.

Chuyên đề 1: Phương pháp đường chéo Chuyên đề 2: phương pháp tự chọn lượng chất chuyên đề 3: phương pháp bảo toàn nguyên tố Chuyên đề 4: Phương pháp bảo toàn khối lượng Chuyên đề 5: phương pháp tăng giảm khối lượng, số mol, thể tích khí Chuyên đề 6: phương pháp bảo toàn electron Chuyên đề 7: Phương pháp quy đổi Chuyên đề 8: Phương pháp sử dụng phương trình ion rút gọn Chuyên đề 9: phương pháp bảo toàn điện tích Chuyên đề 10: phương pháp sử dụng giá trị trung bình

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY

Giải các phép tính Hoá học ở cấp II phổ thông, thông thường sử dụng phương pháp số học: Đó là các phép tính dựa vào sự phụ thuộc tỷ lệ giữa các đại lượng và các phép tính phần trăm. Cơ sở của các tính toán Hoá học là định luật thành phần không đổi được áp dụng cho các phép tính theo CTHH và định luật bảo toàn khối lượng các chất áp dụng cho cá phép tính theo PTHH. Trong phương pháp số học người ta phân biệt một số phương pháp tính sau đây:

  1. Phương pháp tỉ lệ.

Điểm chủ yếu của phương pháp này là lập được tỉ lệ thức và sau đó là áp dụng cách tính toán theo tính chất của tỉ lệ thức tức là tính các trung tỉ bằng tích các ngoại tỉ.

Thí dụ: Tính khối lượng cácbon điôxit CO2 trong đó có 3 g cacbon.

Bài giải

1mol CO2 = 44g

Lập tỉ lệ thức: 44g CO2 có 12g C

xg 3g C

44 : x = 12 : 3

\=> x =11

Vậy, khối lượng cacbon điôxit là 11g

Thí dụ 2: Có bao nhiêu gam đồng điều chế được khi cho tương tác 16g đồng sunfat với một lượng sắt cần thiết.

Bài giải

Phương trình Hoá học: CuSO4 + Fe - > FeSO4 + Cu

160g 64g

16g xg

\=> x =6,4

Vậy điều chế được 6,4g đồng.

  1. Phương pháp tính theo tỉ số hợp thức.

Dạng cơ bản của phép tính này tính theo PTHH tức là tìm khối lượng của một trong những chất tham gia hoặc tạo thành phản ứng theo khối lượng của một trong những chất khác nhau. Phương pháp tìm tỉ số hợp thức giữa khối lượng các chất trong phản ứng được phát biểu như sau:

“Tỉ số khối lượng các chất trong mỗi phản ứng Hoá học thì bằng tỉ số của tích các khối lượng mol các chất đó với các hệ số trong phương trình phản ứng”. Có thể biểu thị dưới dạng toán học như sau:

Trong đó: m1 và m2 là khối lượng các chất, M1, M2 là khối lượng mol các chất còn n1, n2 là hệ số của PTHH.

Vậy khi tính khối lượng của một chất tham gia phản ứng Hoá học theo khối lượng của một chất khác cần sử dụng những tỉ số hợp thức đã tìm được theo PTHH như thế nào ? Để minh hoạ ta xét một số thí dụ sau:

Thí dụ 1: Cần bao nhiêu gam Pôtat ăn da cho phản ứng với 10g sắt III clorua ?

Bài giải

PTHH FeCL3 + 3KOH -> Fe(OH)3 + 3KCL

10g ?

Tính tỉ số hợp thức giữa khối lượng Kali hiđrôxit và sắt II clorua

MKOH = (39 + 16 + 1) = 56g

* Tìm khối lượng KOH: m

Thí dụ 2: Cần bao nhiêu gam sắt III chorua cho tương tác với kalihiđrôxit để thu được 2,5g Kaliclorua?

Bài giải

PTHH FeCl3 + 3 KOH - > Fe(OH)3 + 3KCl

Tính tỉ số hợp thức giữa khối lượng FeCl3 và Kaliclorua

* Tính khối lượng FeCl3:....

  1. Phương pháp tính theo thừa số hợp thức.

Hằng số được tính ra từ tỉ lệ hợp thức gọi là thừa số hợp thức và biểu thị bằng chữ cái f. Thừa số hợp thức đã được tính sẵn và có trong bảng tra cứu chuyên môn.

Việc tính theo thừa số hợp thức cũng cho cùng kết quả như phép tính theo tỉ số hợp thức nhưng được tính đơn giản hơn nhờ các bảng tra cứu có sẵn.