Các dạng bài tập vật lý 10 chương 4

+ Động lượng \[\overrightarrow p \] của một vật là một véc tơ cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức: \[\overrightarrow p \] = m\[\overrightarrow v \].

+ Lực đủ mạnh tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian thì có thể gây ra sự biến thiên động lượng của vật đó.

+ Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

2. Công và công suất

+ Nếu lực không đổi \[\overrightarrow F \] có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc a thì công của lực \[\overrightarrow p \] được tính theo công thức:  A = Fscosa.

Đơn vị công là jun [J].

Chú ý: Đơn vị kWh là đơn vị công: 1kWh = 3600000 J.

+ Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: P = \[\frac{A}{t}\].

Đơn vị công suất là oát [W]: 1 W = \[\frac{{1J}}{{1s}}\] .

3. Động năng

+ Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: Wđ = \[\frac{1}{2}\]mv2.

+ Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công.

4. Thế năng

+ Thế năng trọng trường [thế năng hấp dẫn] của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.

+ Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì công thức thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: Wt = mgz.

+ Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

+ Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng \[\Delta l\] là: Wt = k[\[\Delta l\]]2.

5. Cơ năng

+ Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng trọng trường của vật.

+ Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.

+ Nếu không có tác dụng của các lực khác [như lực cản, lực ma sát…] thì trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật chịu tác dụng của trọng lực hay chịu tác dụng của lực đàn hồi là một đại lượng bảo toàn.

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Hai vật có khối lượng m1 = 2kg và m2 = 3kg chuyển động với các vận tốc lần lượt là v1 = 4m/s và v2 = 8m/s. Tìm tổng động lượng [phương, chiều, độ lớn] của hệ trong các trường hợp:

a] \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_1}} \] và \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_2}} \] cùng hướng.

b] \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_1}} \] và \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_2}} \]  cùng phương, ngược chiều.

Hướng dẫn giải:

Động lượng của hệ: \[\overrightarrow {\rm{p}} {\rm{  =  }}{{\rm{m}}_{\rm{1}}}\overrightarrow {{{\rm{v}}_1}}  + {{\rm{m}}_2}\overrightarrow {{{\rm{v}}_2}} \].

a] Trường hợp \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_1}} \] và \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_2}} \] cùng hướng.

Vectơ động lượng cùng hướng với \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_1}} \] và \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_2}} \], có độ lớn:

p = m1v1 + m2v2 = 2.4 + 3.8 = 32kg.m/s.

b] Trường hợp \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_1}} \] và \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_2}} \] cùng phương, ngược chiều.

Động lượng \[\overrightarrow p \] cùng hướng với \[\overrightarrow {{{\rm{v}}_2}} \] và có độ lớn:

p = m2v2 – m1v1 = 3.8 – 2.4 = 16kg.m/s.

Bài 2:

Một máy bơm nước, mỗi giây có thể bơm được 18 lít nước lên bể nước ở độ cao 15m. Nếu coi mọi tổn hao là không đáng kể, hãy tính công suất của máy bơm. Trong thực tế hiệu suất của máy bơm chỉ là 0,8. Hỏi sau 30 phút, máy bơm đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

Hướng dẫn giải:

Trọng lượng của 18 lít nước bằng: P = 18.10 = 180N.

- Công thực hiện trong 1s: A = P.h = 180.15 = 2700J.

- Công suất của máy bơm: N=\[\frac{{\rm{A}}}{{\rm{t}}}\] =2700W.

- Coi N = 2700W là công suất có ích của máy bơm với hiệu suất H = 0,8 thì công suất thực của máy bơm là: \[{N^\prime } = \frac{{2700}}{{0,8}}\] = 3375W.

- Công thực hiện trong 30 phút: A = N'.t = 3375.30.60 = 6,075.106J.

Trắc nghiệm Vật Lý 10 Chương 4

Đề kiểm tra Vật Lý 10 Chương 4

Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 4 Vật lý 10 [Thi Online]

Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.

Đề kiểm tra Chương 4 Vật lý 10 [Tải File]

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

Lý thuyết từng bài chương 4 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết các bài học Vật lý 10 Chương 4

Hướng dẫn giải Vật lý 10 Chương 4

Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 10 Chương 4 Các Định Luật Bảo Toàn. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 4 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !   

Bài tập vật lý 10 chương 4 có đáp án bao gồm tất cả các dạng về các định luật bảo toàn. Tài liệu dưới đây sẽ cho em tất cả các dạng bài tập có trong chuyên đề này. Các em có thể tải tài liệu và in ra để tiện làm bài tập nhé. Chúc các em học tốt.

TẢI XUỐNG PDF ↓

Bài tập vật lý 10 chương 4 có đáp án

Dạng 1: Va chạm mềm và vận tốc hệ vật

Câu 1: Véctơ động lượng là véctơ:

A. Cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc.

B. Có phương hợp với vận tốc một góc alpha bất kì.

C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.

D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.

Câu 2: Một vật có khối lượng là m, đang chuyển động với vận tốc v. Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:

A. P = -mv.

B. p=mv..

C. véc tơ p = véc tơ mv.

D. Véc tơ P = – Véc tơ mv.

Đáp án: D

Câu 3: Đơn vị của động lượng là :

A. kg.m.s

B. kg.m/s^2

C. kg.m/s

D. kg.m^2/s

Đáp án: C

Câu 4: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

A. Quả bóng đang bay đập vào tường và bị nảy ra.

B. Viên đạn đang xuyên vào và bị nằm gọn trong bao cát.

C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.

D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.

Đáp án: B

Câu 5: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực?

A. Vận động viên bơi lội đang bơi.

B. Chuyển động của máy bay trực thăng khi đang cất cánh.

C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi đang dậm nhảy.

D. Chuyển động của con sứa khi đang bơi.

Đáp án: D

Câu 6: Một vật có khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là:

A.v/3                         B. v                                    C. 3v                                          D. v/2

Đáp án: A

Câu 7: Một tàu vũ trụ có khối lượng M đi trong không gian sâu thẳm với vận tốc v1 = 2100km/s so với mặt trời. Nó ném đi tầng cuối cùng có khối lượng là 0,2 m với tốc độ đối với tàu là u = 500km/h. Sau đó tốc độ của tàu là:

A. v1′ = 2200km/h

B. v1′ = 2000km/h

C. v1′ = 1600km/h

D. v1′ = 2600 km/h

Đáp án: A

Dạng 2: Va chạm vào tường và độ thay đổi động lượng

Câu 8: Một vật có khối lượng là 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy ngược trở lại với tốc độ 2m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là:

A. 3,5 kg.m/s

B. 2,45 kg.m/s

C. 4,9 kg.m/s

D. 1,1 kg.m/s

Đáp án: C

Câu 9: Một người có khối lượng là m đang treo mình trên cành cây thì thấy một chiếc oto tải khối lượng M đang đi ngang qua với vận tốc V. Người đó thả mình rơi xuống thùng xe. Vận tốc của cả người và xe sau đó là:

A. V’ = [M + m].V/M

B. V’ = M.V/M+m

C. V’ = – [M +m].V/M

D. V’ = – MV/M + m

Đáp án: B

Dạng 3: Bài toán rơi tự do và độ biến thiên động lượng

Câu 10: Một vật có khối lượng là 2kg thả rơi tự do từ độ cao 20m xuống mặt đất. Độ biến thiên động lượng của vật trước khi chạm đất là bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lấy g = 10 m/s^2.

A. Denta p = 40 kg.m/s

B. Denta p = – 40 kg.m/s

C. Denta p = 20 kg.m/s

D. Denta p = – 20 kg.m/s

Đáp án: A

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khá nhiều dạng bài tập vật lý 10 chương 4 có đáp ánMong rằng với những bài tập vật lý bên trên có thể giúp các em một phần chinh phục được chuyên đề này. Để đạt được kết quả cao các em cần nắm vững các công thức về các dạng bài tập định luật bảo toàn thuộc chương IV này. Đây là một trong những chuyên đề rất khó để giải. Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề