Các công thức đo đọ dài toán lop 3 năm 2024

Trong chương trình Toán lớp 3, các bé được làm quen với các đơn vị đo độ dài và các bài toán về đổi đơn vị. Chắc hẳn mới tiếp xúc nên các bé có thể ghi nhớ thành thạo, sẽ có lúc nhầm lẫn giữa các đơn vị. Cùng theo dõi bài viết này để củng cố lại kiến thức về đơn vị đo độ dài và làm một số bài toán về đổi đơn vị nhé.

Khái niệm

Đơn vị đo độ dài là đại lượng để tính toán, đo đạc, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như toán, vật lý, hóa học hay trong đời sống như thiết kế, xây dựng, v.v… được tính là khoảng cách giữa hai điểm, từ đó dễ dàng so sánh về chiều dài/chiều cao của các vật thể.

Đơn vị đo độ dài chuẩn không thay đổi theo thời gian và thường được sử dụng làm mốc để so sánh cho mọi chiều dài khác.

Bảng quy đổi đơn vị đo độ dài

Cách quy đổi đơn vị các đơn vị đo độ dài

  • Đổi từ đơn vị đo độ dài lớn sang đơn vị nhỏ hơn ngay sau thì nhân với 10.

Ví dụ: 3km bằng bao nhiêu hm? m?

Ta lấy 3 x 10=30hm

3 x 10 x 10 x 10 =3000m

  • Khi đổi từ đơn vị đo độ dài bé sang đơn vị lớn hơn liền kề thì ta lấy số đó chia cho 10.

Ví dụ: Đổi 200cm sang dm và m.

Ta có 200:10 = 20dm

200:10:10 = 2m

Lưu ý khi học đơn vị đo độ dài

  • Để ghi nhớ các đơn vị đo độ dài và cách đổi đơn vị đo độ dài một cách logic, tránh sai sót và nhầm lẫn khi làm bài tập thì các bạn có thể học thuộc bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến nhỏ, mỗi đơn vị lớn sẽ gấp 10 lần đơn vị ngay liền sau hoặc học từ đơn vị nhỏ tới đơn vị lớn và mỗi đơn vị nhỏ bằng 1/10 đơn vị lớn ngay trước.
  • Thường xuyên áp dụng đơn vị đo độ dài vào làm bài tập có liên quan để ghi nhớ nhanh và lâu nhất.
  • Đơn vị đo độ dài gồm có km [ki-lô-mét], hm [héc-tô-mét], dam [đề-ca-mét], m [mét], dm [đề-xi-mét], cm [centimet], mm [mi-li-mét].
  • Chương trình Toán lớp 3 sẽ cho học sinh làm quen với cả 7 đơn vị đo độ dài kể trên từ km đến mm. Còn khi bước sang lớp 4, các bạn sẽ được dạy về đơn vị đo diện tích như km2, m2,…

Một số bài tập ứng dụng

Phần đáp án:

Bài tập 1

8hm = 800m 8m=80dm 9hm = 900m 7dam = 70m 8cm = 80mm 4dm = 400mm

Bài tập 2

25m x 2 = 50m

15km x 4 = 60km

34cm x 6 = 144cm

96dam : 3= 32dam

70km : 7 = 10km

55dm : 5 = 11dm

Bài tập 3

2km 3m = 2003m 25000m = 25km 10hm 10m = 110m

Bài tập 4

Ta có: 1m70cm = 170 cm

170cm > 150 cm

170cm – 150cm = 20 cm

Do đó, bạn Nam cao hơn bạn Lan 20cm

Bài tập 5: Một sợi dây dài 24m, được chia thành 4 đoạn ngắn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dây dài mấy mét?

Hướng dẫn giải

Mỗi đoạn dây dài số mét là:

24 : 4 = 6 [m]

Đáp số: 6 mét

Bài tập 6: Điền các đơn vị đo m, dm, cm vào chỗ trống sao cho phù hợp

Tòa nhà cao 48… Thước kẻ dài 3…. Lan cao 160…

Hộp bút dài 2… Bút chì dài 15… Cây dừa cao 2…

Đáp án:

Tòa nhà cao 48m

Thước kẻ dài 3dm

Lan cao 160cm

Hộp bút dài 2dm

Bút chì dài 15cm

Cây dừa cao 2m

Bài tập 7 [nâng cao]: Hồng Anh đi bộ tập thể dục, cứ 15 phút thì đi được 2km. Vậy sau 1 giờ đồng hồ, quãng đường Hồng Anh đi được là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Ta có: 1 giờ đồng hồ= 60 phút

Quãng đường Hồng Anh đi được sau 1 giờ đồng hồ là:

[60 : 15] x 2 = 8 [km]

Đáp số: 8km

Tham khảo thêm:

  • 5 dạng toán tìm x lớp 3 cơ bản
  • [Toán lớp 3] Cách đọc viết các số trong phạm vi 10000 và 100000
  • Kiến thức chia số có hai chữ số cho số có một chữ số toán lớp 3

Trên đây là phần nội dung cơ bản về đơn vị đo độ dài Toán lớp 3 và cách đổi đơn vị đo độ dài. Thêm vào đó TOÁN CMATH cũng chia sẻ một số bài tập liên quan đến Toán đo độ dài kèm theo đáp án cho các bạn tham khảo. Mong rằng, qua bài viết này, các bạn học sinh có kiến thức vững vàng hơn về các đơn vị đo độ dài.

Chủ Đề