Các bài tập giúp thai nhi quay đầu năm 2024

Người ta ước tính rằng có từ 3 - 4% các trường hợp mang thai, thai nhi không quay đầu về tư thế thuận ở những tuần cuối của thai kỳ khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy thai nhi không quay đầu liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Thời điểm thai nhi cần quay đầu

Khi mang thai, phần lớn thời gian em bé xoay mông về phía tử cung của mẹ. Chỉ đến những tuần cuối của thai kỳ, bé mới có thể đảo ngược ngôi thai nhi để chuẩn bị cho màn “ra mắt” đặc biệt. Nhưng bạn có biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Thực tế, thời kỳ thai nhi quay đầu thường không giống nhau và chủ yếu sẽ phụ thuộc vào số lần mang thai của mẹ:

  • Đối với những mẹ lần đầu mang thai: Thai nhi quay đầu khi được 34 hoặc 35 tuần tuổi.
  • Đối với những mẹ mang thai lần 2 và những lần sau: Thai nhi quay đầu muộn hơn, vào khoảng tuần thứ 36 hoặc 37 của thai kỳ.

Tuy nhiên, một số thai nhi quay đầu khá sớm, bắt đầu từ tuần thứ 28. Do đó, muốn biết thai bao nhiêu tuần thì thai quay đầu, mẹ cần đi siêu âm. Ngoài ra, các bà mẹ có thể tự dự đoán nhờ các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cử động của tay chân em bé và vị trí của thai máy.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_nguyen_nhan_khien_thai_nhi_khong_quay_dau_ma_cac_me_nen_biet_1_9e7a032f26.jpg] Thời điểm thai nhi quay đầu trong thai kỳ là khác nhau với từng mẹ bầu

Quá trình chuyển dịch của thai nhi vào tư thế đúng [đầu hướng xuống âm đạo, mặt và cơ thể hướng về phía lưng của mẹ] là một quá trình tự nhiên cho phép em bé được sinh ra một cách khỏe mạnh và an toàn.

Tuy nhiên, có những trường hợp thai nhi nằm ở tư thế không thuận lợi, chẳng hạn như mông hoặc chân ở dưới, đầu của bé ở trên [gọi là tư thế ngôi mông/ngôi ngược]. Đây là một tình huống sản khoa nguy hiểm buộc các bác sĩ phải mổ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu

Đối với những người lần đầu làm mẹ, đến tuần thứ 35, 90% thai nhi đã quay đầu được. Nếu đã sinh nhiều hơn một lần, em bé sẽ quay đầu muộn hơn, vào tuần thứ 36.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp thai nhi 38 tuần vẫn chưa quay đầu. Y học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Thông thường xảy ra vì một số lý do:

Các vấn đề bất thường ở mẹ bầu:

  • Mẹ bị u xơ tử cung hoặc dị tật tử cung.
  • Mẹ sinh đôi hoặc sinh ba: Đối với những mẹ sinh đôi hoặc đa thai, không gian hẹp trong túi ối không đủ để em bé quay đầu về đúng vị trí.
  • Phụ nữ mang thai bị nhau tiền đạo, khi nhau thai dính ở vị trí bất thường khiến thai nhi không thể quay đầu.
  • Phụ nữ lớn tuổi mang thai cơ địa yếu.
  • Thai phụ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ bị có quá nhiều nước ối. Do không gian rộng, thai nhi di chuyển đến các vị trí ngẫu nhiên trong những tuần cuối.
  • Do nước ối quá ít, không đủ không gian để thai nhi di chuyển hoặc quay đầu. Nước ối có chức năng bao bọc thai nhi và bảo vệ thai nhi khỏi các chấn thương. Đặc biệt, nó còn tạo ra môi trường lý tưởng để thai nhi dễ cử động, xoay chuyển. Nước ối quá nhiều hoặc quá ít đều có thể khiến bé khó hoạt động trong bụng mẹ.
  • Thai phụ lạm dụng quá nhiều thuốc.

Các vấn đề bất thường của thai nhi:

  • Thai nhi bị dị dạng.
  • Thai nhi có dây rốn ngắn.
  • Do sinh non nên thai nhi không kịp quay đầu. Hầu hết những thai nhi không quay đầu được đều là những bé sinh chưa đủ tháng. Nếu quá trình chuyển dạ bắt đầu trước ngày dự sinh một vài tuần, em bé sẽ không có đủ thời gian để quay đầu.

Thai nhi không quay đầu nguy hiểm như thế nào?

Ngôi mông không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, thai nhi không quay đầu lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đối với thai phụ:

  • Chuyển dạ kéo dài vài giờ hoặc hơn. Khi cổ tử cung mở, thai phụ dễ thấy mệt mỏi nhiều hơn.
  • Nguy cơ biến chứng nhau thai hoặc sa dây rốn. Điều này làm gián đoạn việc cung cấp oxy cho thai nhi. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ ngay lập tức để đưa em bé ra.
  • Nếu mẹ thực hiện sinh thường mà thai nhi không quay đầu được thì có thể khiến đầu bé bị kẹt, có nguy cơ bị thiếu oxy.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_nguyen_nhan_khien_thai_nhi_khong_quay_dau_ma_cac_me_nen_biet_2_cf3517373a.jpg] Thai nhi không quay đầu gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Đối với em bé:

  • Tinh hoàn của bé trai có nguy cơ bị ứ nước.
  • Bộ phận sinh dục của bé gái có nguy cơ bị phù.
  • Vùng mông của em bé va chạm với xương chậu của người mẹ và bị bầm tím.
  • Trẻ sinh ra có thể giữ nguyên tư thế duỗi chân trong nhiều ngày sau sinh.
  • Đầu của em bé có thể bị tổn thương nếu sinh thường qua đường âm đạo.

Thai không quay đầu có chuyển dạ được không?

Nhiều mẹ thắc mắc và đặt câu hỏi “Nếu thai nhi không quay đầu thì mẹ có sinh thường được không?” Với những nguy hiểm đã kể trên, sinh mổ được khuyến khích cho các sản phụ để giảm thiểu tối đa tai biến trong quá trình sinh.

Tuy nhiên, sản phụ có thể sinh thường nếu đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Phụ nữ mang thai có thể trạng tốt, sức khỏe tốt, không mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…
  • Khung chậu và tử cung rộng, không có bất thường.
  • Thai nhi không to lắm. Trong trường hợp này, mẹ có thể sinh thường thành công chỉ khi con nặng dưới 3200g.
  • Thai nhi phát triển bình thường, không có dị dạng.
  • Quá trình chuyển dạ thuận lợi: Đẻ đủ tháng, không bị vỡ ối sớm, cổ tử cung mở rộng.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi không quay đầu?

Đến đây chắc hẳn mẹ đã hiểu vì sao thai nhi không quay đầu. Vậy trong giai đoạn này cần lưu ý những điều gì để quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các mẹ nếu thai nhi không quay đầu.

Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng

Nhiều mẹ lo lắng, căng thẳng khi đi siêu âm và phát hiện thai nhi không quay đầu. Tâm lý sợ sinh mổ và mong muốn được sinh tự nhiên để con khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về đường hô hấp, giúp mẹ nhanh hồi phục hơn gây nhiều áp lực cho sản phụ.

Nhưng chính những trạng thái tâm lý này lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu hãy hết sức bình tĩnh, giữ tâm lý luôn thoải mái và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để có hướng giải quyết phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp can thiệp giúp mẹ xoay ngôi thai một cách thuận lợi. Ngay cả khi các biện pháp này không khả thi, các bác sĩ cũng có những phương án dự phòng để đảm bảo mẹ “vượt cạn” thành công.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_nguyen_nhan_khien_thai_nhi_khong_quay_dau_ma_cac_me_nen_biet_3_97faec7350.jpg] Mẹ nên giữ tâm lý thoải mái, không lo âu, căng thẳng

Mẹ nằm nghiêng sang phải giúp bé quay đầu dễ hơn

Thói quen nằm ngửa khi ngủ khiến thai nhi khó di chuyển đầu xuống. Vì vậy, bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, cần nằm nghiêng để tạo điều kiện thuận lợi giúp thai nhi quay đầu.

Hạn chế ngồi xổm hay ngồi với tư thế đầu gối cao hơn hông

Phụ nữ mang thai từ tuần thứ 32 và thai nhi không quay đầu thì cần đặc biệt tránh tư thế này. Điều này là do để đầu gối cao hơn hông có thể đè ép thai nhi trong bụng. Điều này gây khó khăn cho sự phát triển và khiến em bé khó quay đầu xuống dưới.

Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên tập yoga cho bà bầu

Vận động đúng cách và tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp tăng cường sự dẻo dai của khung xương chậu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng lượng oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi mà còn giúp bé quay đầu dễ dàng hơn.

Vì vậy, những thai phụ có ngôi thai ngược và sắp đến ngày “vỡ chum” nên đặc biệt cẩn thận và áp dụng phương pháp này.

Thực hành bài tập để giúp thai quay đầu

Đây là một trong những phương pháp được nhiều bà bầu áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. Dưới đây là các bước để thực hiện bài tập:

  • Bước 1: Thai phụ ở tư thế quỳ gối và kê lên ngực bằng một chiếc gối hoặc miếng đệm cao.
  • Bước 2: Nghiêng đầu sang một bên, giữ cho tay và đùi thẳng hàng.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nhung_nguyen_nhan_khien_thai_nhi_khong_quay_dau_ma_cac_me_nen_biet_5_50830d6d4a.jpg] Tập luyện các bài tập giúp thai quay đầu

Lưu ý: Để có kết quả tốt nhất, động tác nên nhẹ nhàng và nên chọn trang phục thoải mái.

Bài tập này giúp thai nhi thay đổi trọng tâm và nhẹ nhàng di chuyển về vị trí ngôi thuận. Mẹ bầu có thể áp dụng ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 10 - 15 phút ngay tại nhà.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng thai nhi không quay đầu. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn có những kinh nghiệm tốt nhất trên hành trình “vượt cạn” đón bé yêu của mình!

Chủ Đề