Ca sĩ ngô bảo thắng là ai?

Ngô Bảo Châu [sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972[1] tại Hà Nội], giáo sư tại Khoa Toán, Đại học Chicago, là một nhà toán học Pháp-Việt nổi tiếng với chứng minh bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu. Nhờ chứng minh này mà ông đạt Huy chương Fields năm 2010.[5][6] Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại đạt được thành tựu này. Ông cũng là một trong số ít người Việt Nam hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế [Australia năm 1988 [7] và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989[8]].

Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu năm 2007

Sinh28 tháng 6, 1972 [49 tuổi][1]
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaTư cách công dân

Việt Nam[2],

 
Pháp[3]Trường lớpÉcole Normale Supérieure Paris Université Paris-Sud 11Nổi tiếng vìNgười Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học quốc tếChứng minh Bổ đề cơ bảnNgười Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng FieldsGiáo sư trẻ nhất Việt Nam [tại thời điểm được phong]Nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh

Phát ngôn chính kiếnPhối ngẫu

Nguyễn Bảo Thanh [cưới 1994]

Con cáiNgô Thanh Hiên [sinh năm 1995]Ngô Thanh Nguyên [sinh năm 2000]Ngô Hiền An [sinh năm 2003]Giải thưởngGiải Clay [2004] Giải thưởng Oberwolfach [2007]Giải thưởng Sophie Germain [2007]Huy chương Fields [2010] Bắc Đẩu Bội tinh [2011]

Giải thưởng Maurice Audin [2018]Sự nghiệp khoa họcNgànhHình học đại sốNơi công tácĐại học Sorbonne, Université Paris-Sud 11

Viện nghiên cứu cao cấp PrincetonĐại học Chicago

VIASM [Giám đốc Khoa học][4]Luận án

  • Le lemme fondamental de Jacquet et Ye en egales caracteristiques [1997]

Người hướng dẫn luận án tiến sĩGérard Laumon

Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam đặt cách phong học hàm giáo sư.[9][10] Ông cũng được biết đến như một người phát ngôn chính kiến về các vấn đề giáo dục, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam.

Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội [cũ], nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Là sinh viên Trường Đại học Paris VI [nay là Đại học Sorbonne] và Trường Sư phạm Paris [École normale supérieure Paris, ENS Paris; một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo][11] từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI [Université Paris-Sud 11] dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp [CNRS] từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches [HDR] năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004.

Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng một số sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church Meadow, Trường Đại học Oxford, Anh

Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ.[12] Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands.

Năm 2010, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp.[13]

Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán, Đại học Chicago.[14]

Ngày 9/3/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán [Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics] và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.[4]

Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Vũ Hà Văn, GS Ngô Bảo Châu mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào[15] chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.[16]

Tháng 10 năm 2013, ông là Chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội theo lời mời của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ.[17]

Năm 2020, ông giữ ghế giáo sư Formes automorphes ở Collège de France.[18][19]

Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống. Ông là con trai của Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu họ của Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết cuốn sách Đại số đầu tiên.[2]

Năm 22 tuổi [1994], sau khi học xong thạc sĩ ở Pháp, Ngô Bảo Châu lập gia đình với Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái học chuyên Toán cùng ông tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội.[20] Đến tháng 8 năm 2010, hai người có với nhau ba người con gái: Ngô Thanh Hiên [sinh năm 1995], Ngô Thanh Nguyên [sinh năm 2000] và Ngô Hiền An [sinh năm 2003].[21]

Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988[7] và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989,[8] và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.

Năm 2004, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.[22]

Cuối năm 2009, công trình Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie của ông đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.[23]

Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010.[24] Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.[25]

Ngày 29 tháng 8 năm 2010, một buổi lễ chào mừng ông nhận giải Fields đã được tổ chức tại TT Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.[26]

Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ở tòa nhà Vincom, Hà Nội.[27] Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận căn hộ nhưng ông khẳng định giải thưởng này là xứng đáng,[28] và đã nhận căn nhà 160 m² này đầu tháng 11 năm 2010.[29] Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội [trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015 của thành phố] đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010.[30][31]

Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée.[32][33] Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được Viện Đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc [distinguished service professorships].[34][35]

Năm 2012, ông được bầu làm Ủy viên danh dự [Honorary Fellow] của Hội Toán học Hoa Kỳ.[36]

Ngày 12 tháng 12 năm 2018, ông được trao Giải thưởng toán học Maurice Audin tại Viện nghiên cứu Henri Poincaré, Paris, Pháp.[37]

Ngày 2 tháng 7 năm 2021, ông được bầu làm Thành viên danh dự [Honorary Member] của Hội Toán học Luân Đôn.[38][39][40]

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn và lời hẹn với nhạc sĩ Phú Quang

Theo ca sĩ Long Nhật, hai vợ chồng ca sĩ Ngô Quốc Linh có biểu hiện sốt từ 10 ngày trước nhưng nghĩ đây là do đau răng. Sau đó, vợ chồng Ngô Quốc Linh đã mua bộ xét nghiệm về test COVID-19, kết quả âm tính. Vài ngày sau, Ngô Quốc Linh tiếp tục có biểu hiện do nhiễm SARS- CoV-2, hai vợ chồng tự test lại lần nữa và lần này cho kết quả dương tính với COVID-19.

Ca sĩ Ngô Quốc Linh.

Vợ chồng ca sĩ Ngô Quốc Linh nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á [huyện Củ Chi, TP.HCM], sau đó sức khoẻ nam ca sĩ chuyển biến xấu và đã qua đời tại bệnh viện mặc dù các bác sĩ đã tận tình chăm sóc, cứu chữa. "Ngô Quốc Linh, em trai của anh ơi. Em hẹn với anh, mình đi Hà Nội chấm thi vòng chung kết Tìm kiếm tài năng giọng ca vàng bolero Việt Nam 2021 mà em ơi! Anh không dám tin sự thật đau lòng này", ca sĩ Long Nhật đau đớn chia sẻ khi ca sĩ Nội tôi qua đời do COVID-19.

Sự ra đi đột ngột của ca sĩ Ngô Quốc Linh do COVID-19 trong khi tuổi đang vào độ chín của nghề khiến nhiều đồng nghiệp, người hâm mộ bàng hoàng, đau xót. Nam ca sĩ 51 tuổi sở hữu giọng hát ấm áp và được các đồng nghiệp mến mộ bởi lối sống gần gũi, lửa nghề ca hát luôn trong huyết quản. Ca sĩ Lâm Hùng buồn bã viết "Em thật sự bàng hoàng, anh Ngô Quốc Linh ơi". Ca sĩ Mỹ Hạnh có cảm xúc tương tự và cho biết "COVID-19 đã cướp đi người anh sống vô cùng tình cảm và tốt tính của Mỹ Hạnh. Vĩnh biệt anh trai Ngô Quốc Linh".

Nhận tin ca sĩ Ngô Quốc Linh qua đời do COVID-19, ca sĩ Mỹ Hạnh đăng bức ảnh trong một sự kiện hai người cùng tham gia để tưởng nhớ về giọng ca Chuyện tình hoa muống biển.

Ca sĩ Quách Tuấn Du, người từng mắc COVID-19 và đã vượt qua được, khi nhận được tin Ngô Quốc Linh qua đời cũng rất buồn. "Cuối năm rồi mà tin buồn không vượt qua được, không tin nổi anh Ngô Quốc Linh ơi", ca sĩ Quách Tuấn Du chia sẻ cảm xúc.

Cũng không tin là sự thật, ca sĩ Thiên Bảo trải lòng rằng Ngô Quốc Linh là một người anh mà Thiên Bảo rất yêu quý. "COVID-19 thật tàn nhẫn đã cướp đi một người nghệ sĩ tài hoa, bao nhiêu dự án của anh em mình còn dang dở. Thương anh vô cùng. Mãi mãi nhớ về anh", nữ ca sĩ Thiên Bảo nghẹn ngào. Theo nhạc sĩ Tô Hiếu, ngoài giọng hát cảm xúc, ngọt ngào, Ngô Quốc Linh còn được đồng nghiệp yêu mến vì có cách sống giản dị, chan hòa và hay nâng đỡ đàn em.

Ca sĩ Ngô Quốc Linh là ai?

Ngô Quốc Linh tên thật là Nguyễn Duy Đức, sinh tại Thừa Thiên Huế. Anh hoạt động âm nhạc sôi nổi từ những năm đầu thập niên 2000 tại các sân khấu ca nhạc miền Tây trải dài đến miền Trung nước ta. Nam ca sĩ sở hữu chất giọng ấm áp như rót mật vào tai khiến những ca khúc của anh cứ da diết trong tâm trí người nghe. Dòng nhạc chủ đạo mà Ngô Quốc Linh theo đuổi và cũng thành công nhất là nhạc trữ tình quê hương, bolero, nhạc vàng. Hình ảnh quen thuộc khán giả dễ dàng nhận thấy ở Ngô Quốc Linh trên sân khấu là mái tóc dài đầy lãng tử và nghệ sĩ.

Một album nhạc của Ngô Quốc Linh.

Ngô Quốc Linh với giọng hát ngọt ngào của mình, lại theo đuổi dòng nhạc trữ tình, bolero nên anh đã thể hiện thành công nhiều ca khúc: Chuyện hoa sim, Tuổi nàng 15, Tình em xứ Quảng, Hồng Ngự mang tên em, Chuyện tình hoa muống biển, Đêm buồn tỉnh lẻ, Tình yêu trả lại trăng sao, Miền Trung mưa lũ, Hạnh phúc quanh đây… Một số người cho rằng chất giọng và dòng nhạc mà Ngô Quốc Linh theo đuổi có phần cũ, lỗi mốt nhưng nghe nam ca sĩ hát, khán giả cảm nhận được những cảm xúc vào từng bài hát, câu chữ chứ không quá màu mè, cường điệu, không lẫn với những ca sĩ khác.

Sinh thời, Ngô Quốc Linh từng cho biết thường xuyên đi diễn ở các tỉnh lẻ, khán giả rất hào hứng và dành tình cảm cho anh. Nhiều năm đến với kiếp cầm ca, nam ca sĩ đã có một lượng khán giả nhất định, có thời điểm các quán cà phê từ Nam Trung Bộ trở vào thường mở nhạc của Ngô Quốc Linh cho khách nghe.

Ngô Quốc Linh quan niệm một ca sĩ là thành công khi được khán giả yêu mến, không qua các hình thức lăng xê. Anh cũng thẳng thắn cho biết chỉ có hát bằng trái tim và khán giả đón nhận bằng trái tim thì nghiệp hát mới là vĩnh cửu, ca sĩ mới có chỗ đứng trong nền âm nhạc trẻ vốn đa dạng và không ngừng thay đổi.

Cố ca sĩ từng tham gia làm giám khảo một số cuộc thi âm nhạc Bolero.

Đối với Ngô Quốc Linh, niềm đam mê và tình yêu âm nhạc luôn sục sôi trong con người anh, chỉ cần có người yêu mến thì anh sẽ hát mãi mà thôi. Đã có lần Ngô Quốc Linh chia sẻ: "Tôi hát như một con chim ngứa cổ".

Ca sĩ Chí Thành không cô đơn trong cơn bệnh hiểm


Video liên quan

Chủ Đề