Ca sĩ huỳnh lợi là ai?

  • Giang hồ cộm cán Phan Rí Thành – Hùng “Sứt” lãnh án

    BTO- Trước khi bị bắt, Nguyễn Quốc Hùng [tức Hùng Sứt] là một trong những tay anh chị có số má ở xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình và thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. Y quy tụ dưới trướng nhiều đàn em từng vào tù ra tội.

  • Giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 13.000 tỷ đồng

    BTO- Theo ghi nhận của Cục Thống kê, hoạt động công nghiệp trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định trong tháng đầu của quý II năm nay. Các doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng như may mặc, giày dép, gỗ, cơ khí, hạt...

  • Góp ý Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

    BTO- Chiều 29/4, ông Nguyễn Hữu Thông – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và hội, đoàn thể.

Ca sĩ Huỳnh Lợi biểu diễn tại chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dưới cờ Đảng quang vinh” chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần X, tháng 10/2015. [Ảnh: Ngọc Tuyết]

[Thanhuytphcm.vn] - Chinh phục khán giả qua chất giọng nam cao, trong sáng, đầy nội lực cùng phong cách biểu diễn tự nhiên, dạt dào cảm xúc, những năm qua, ca sĩ Huỳnh Lợi là nhân tố tích cực góp phần đưa dòng nhạc truyền thống cách mạng ngày càng lan tỏa trong đời sống hiện đại.

Những ngày cuối tháng 4, ca sĩ Huỳnh Lợi đã chia sẻ cùng Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM về vai trò người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa cũng như việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của người nghệ sĩ.

* Phóng viên: 20 năm trung thành với dòng nhạc truyền thống cách mạng. Anh có thể chia sẻ về sự lựa chọn của mình?

- Ca sĩ Huỳnh Lợi: Có thể nói dòng nhạc truyền thống cách mạng với tôi là sự lựa chọn của cả lý trí lẫn con tim. Bước chân vào Nhạc viện TPHCM năm 1997, tôi nhận thấy chất giọng của mình phù hợp nhất với những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật và tính kỹ thuật cao, mà tiêu biểu là những sáng tác trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc. Và chính những ca khúc trong các thời kỳ này đã chắp cánh cho tôi được bay cao bay xa, đặc biệt là được khán giả yêu mến rất nhiều.

Tôi nghĩ, đất nước chúng ta phải trải qua 2 cuộc chiến và nỗi đau vẫn còn đó. Vẫn cần phải nhắc đi nhắc lại cho mọi người, cho thế hệ trẻ biết rằng để có ngày hôm nay ông cha ta đổ rất nhiều xương máu. Chúng ta phải biết trân trọng, phải tiếp bước thế hệ đi trước, phải giữ gìn những giá trị để lại, trong đó có âm nhạc truyền thống cách mạng, phải làm cho những giá trị dù là ở quá khứ vẫn có thể tồn tại cùng thời cuộc hôm nay. Các ca khúc cách mạng, ca ngợi người lính, tình yêu trong chiến đấu luôn luôn là bức tranh đẹp mà người nghệ sĩ phải nâng niu.

* Nhiều người nhận xét sức hút lớn nhất của giọng ca Huỳnh Lợi là sự trữ tình, bay bổng dù thể hiện bất cứ đề tài gì. Từ bao giờ anh đã định hình được phong cách cho mình?

- Sau khi tôi hoàn thành chương trình đại học tại Nhạc viện, khoảng năm 2005. Với tôi, phải thể hiện một ca khúc sao cho người nghe thấy như mình đang vẽ một bức tranh bằng hình tượng âm nhạc vậy. Định hình phong cách cho bản thân mình để không “giẫm chân” người khác thì phải tìm tòi sáng tạo dựa trên nền tảng chất giọng và cả kiến thức đã được trang bị từ nhà trường. Tôi cũng phải nghiên cứu rất nhiều, mày mò xem băng đĩa của các nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài nước. Tôi tự hỏi tại sao người ta hát được như vậy, tại sao mình vẫn còn gò bó vậy và đã rèn luyện rất nhiều để hôm nay thật hạnh phúc khi nghe nhiều người nói rằng “nghe Huỳnh Lợi hát là nhận ra ngay”.

Đó là mặt kỹ thuật, còn cảm xúc là từ sự trải nghiệm và nhận thức của người ca sĩ. Thế hệ chúng tôi mang ơn những người đi trước đã làm nên một đất nước đàng hoàng như ngày hôm nay. Tôi nhận thức rất rõ và luôn trân trọng những gì thế hệ trước đã để lại và muốn bảo vệ nó, nhân đôi nó, để những giá trị đó không bị phai mờ. Sau này, được dịp tham gia những chuyến đi về nguồn cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, đến với Côn Đảo, Trường Sơn, Điện Biên, Trường Sa… chứng kiến tận mắt những gì cha ông để lại, càng cho mình những trải nghiệm sâu sắc hơn, tự nhủ mình phải sống xứng đáng với các thế hệ đi trước.

* Thường xuyên tham gia biểu diễn tại các dịp lễ kỷ niệm lớn của đất nước, đặc biệt là những ngày 30/4. Anh có cảm xúc gì đặc biệt không?

- Đến mỗi dịp lễ, kỷ niệm là tôi lại hát rất nhiều, nhất là dịp 30/4. Dù là hát lại những ca khúc các năm trước đã hát, những ca khúc đã được rất nhiều người hát nhưng mỗi lần hát là một lần cảm xúc khác nhau. Lần nào cũng vậy, tôi luôn cảm nhận trong quần chúng nhân dân vẫn còn rất nhiều người yêu mến dòng nhạc truyền thống cách mạng. Và chính họ đã đem lại cảm xúc cho tôi khi đứng trên sân khấu. Tôi đặc biệt ấn tượng về những chương trình biểu diễn cho học sinh, sinh viên. Được cùng những bạn trẻ sống lại không khí những ngày tháng hào hùng của lịch sử dân tộc, đem lại những cảm xúc thật cháy bỏng, mãnh liệt, dạt dào khó tả. Tôi thấy rõ các em vẫn “cháy” hết mình cùng những giai điệu hào hùng, vẫn có cảm nhận rất sâu sắc về thời cuộc, về những ngày đã qua và hôm nay.

* Anh cảm nhận như thế nào về 42 năm xây dựng và phát triển của TPHCM, nơi anh đã có hơn 20 năm gắn bó và góp sức xây dựng?

- Tôi đến TPHCM sinh sống từ năm 1996 và từ đó đến nay là một sự thay da đổi thịt rất lớn. Nhiều công trình hiện đại đã mọc lên và các công trình vẫn tiếp tục được xây dựng mà nhìn về tương lai sẽ là một bức tranh hoàn hảo, hoàn thiện về một TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình mà con cháu chúng ta là những người được thừa hưởng. Trong công cuộc xây dựng nào cũng có những khó khăn. Thời gian trước, khi các công trình cầu Phú Mỹ, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Võ Văn Kiệt, các tuyến đường trọng điểm… triển khai thi công đã gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện, người dân phàn nàn chuyện kẹt xe, khói bụi… nhưng bây giờ khi cơ sở hạ tầng hoàn thiện thì việc đi lại rất thuận tiện, thoải mái; giao thông toàn TP được kết nối, tiếp tục thúc đẩy kinh tế TP phát triển. Chúng ta vẫn còn bộn bề công việc phải làm, vẫn còn nhiều công trình phải xây dựng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng cho một TP ngày càng phát triển. Chắc chắn vẫn còn đó những mâu thuẫn nội tại, những bức xúc nhưng đó là động lực của sự phát triển và TP luôn cần sự chung tay đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, mọi cá thể đang sinh sống và làm việc tại TP này, trong đó có tôi.

* Năm 2014, anh được tuyên dương là gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của TP; năm 2015 được tuyên dương là cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” [giai đoạn 2011 - 2015]; năm 2016 là một trong 10 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong đợt tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Là một nghệ sĩ, anh đã học tập Bác như thế nào?

- Cả một đời tận tụy vì nước vì dân, vì sự nghiệp của dân tộc, sự vĩ đại đó của Bác đôi khi khiến nhiều người trong chúng ta còn mơ hồ trong việc xác định phải làm gì để học tập và làm theo Bác. Theo tôi, ở ngành nghề nào cũng vậy, chỉ cần làm tốt công việc của mình, biết tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc mà vẫn ra những sản phẩm, những món hàng tốt, những bài học giá trị là đã học tập Bác rồi. Bước chân vào cơ quan, cần thì mở điện, không cần thì thôi, tiết kiệm các văn phòng phẩm; cố gắng soạn thảo hoàn hảo văn bản, không in tới in lui lãng phí; ứng xử trọng trên, nể dưới, thực hiện nghiêm nội quy cơ quan, khuyên nhủ mọi người thực hiện nếp văn hóa ở cơ quan… - tất cả những điều đó là đã học tập Bác rồi. Chúng ta không cần phải làm gì cao siêu, không cần đi làm cách mạng hay phải trở nên vĩ đại đâu mà có rất nhiều điều để học, từ trách nhiệm với công việc đến tu dưỡng đạo đức cho bản thân mình.

Ca sĩ Huỳnh Lợi biểu diễn tại chương trình nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần X do Thành Đoàn TPHCM tổ chức. [Ảnh: Ngọc Tuyết]

Riêng tôi, những đức tính đời thường của Bác đã lay động trong tôi rất lớn và điều tôi học được ở Bác nhiều nhất là việc học không ngừng nghỉ của Bác. Bản thân tôi không bao giờ tự bằng lòng với chính mình. Từ khi bước chân vào Nhạc viện TPHCM đến bây giờ không có ngày nào là tôi không luyện thanh. Và điều quan trọng đối với một ca sĩ của dòng nhạc truyền thống cách mạng, của một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, là phải hát làm sao để truyền được ngọn lửa nhiệt tình cách mạng đến mọi người một cách dễ dàng nhất, gần gũi nhất. Tôi luôn đặt hết tình cảm của mình vào ca khúc thể hiện, kể cả những chủ đề có vẻ khô cứng như tuyên truyền về Đại hội đảng, về an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới, hay tuyên truyền bầu cử… Tôi ý thức không chỉ hoàn thành bài hát mà phải luôn tìm cách biến hóa những thông tin tuyên truyền, những tư tưởng, định hướng của Đảng và Nhà nước ta qua các tác phẩm đó trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, dễ đi vào lòng người. Đôi khi không cần phải hát đúng bài như nhạc sĩ sáng tác mà biến nó thành một câu chuyện, một lời tâm tình, một thông điệp nhẹ nhàng, pha vào đó sự dí dỏm, cách hát nói cho người nghe dễ cảm nhận hơn. Tôi vẫn luôn học Bác hàng ngày, hàng giờ như thế!

* Cám ơn những chia sẻ của anh!

Ngọc Tuyết [thực hiện]

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề