Ca sĩ duy khánh quê ở đâu là ai?

Nơi sống/ làm việc: Fountain Valley

Ngày tháng năm sinh: ?-?-1936

Dân số Việt Nam 1936: 18,8 triệu

Số điện thoại: Đang cập nhật

  • Ngày sinh: ? – ? – 1936

  • Nơi sinh: Quảng Trị

  • Tuổi: 67 [mất: 12/02/2003]

  • Con giáp: Bính Tý

  • Cung hoàng đạo: Song Ngư

Tiểu sử Nhạc sĩ Duy Khánh

Nhạc sĩ Duy Khánh là ai?
Duy Khánh tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh. Ông là một ca nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1960.

Năm 1952, với ca khúc “Trăng thanh bình” nhạc sĩ Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát, bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với nghệ danh Hoàng Thanh.

Khi mới bước vào sân khấu âm nhạc, Duy Khánh thường trình bày những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy như: quê nghèo, vợ chồng quê, về miền trung, Ngày trở về. Sau một thời gian quen dần với sân khấu và sự chuyện nghiệp trong giọng hát, Duy Khánh đã thể hiện thành công hai ca khúc như: Kẻ ở miền xa, Xuân này con không về của nhạc sỹ Nhật ngân. Hai ca khúc này đã khẳng định được tên tuổi của Duy Khánh trong thị trường âm nhạc thời bấy giờ. Sau này, Duy Khánh còn thể hiện thành công một số nhạc phẩm khác, nhưng đặc biệt nhất là nhạc phẩm “Từ tiếng hát tiếp nối” của tác giả Trầm Tử Thiêng.

Duy Khánh còn tham gia sáng tác các nhạc phẩm, ông đã viết một số nhạc phẩm về xứ Huế và đã được khán giả rất yêu thích như: Ai ra xứ Huế, Mưa trên phố huế, Sầu cố đô… Những sáng tác về Huế của Duy Khánh đã lột tả được sự dịu dàng, thơ mộng của xứ Huế, giai điệu thì nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.

Duy Khánh cũng sáng tác nhiều về đề tài người lính, các ca khúc tiêu biểu như: Đi từ đồng ruộng bao la, bên cạnh những bài nhạc thắm đượm tinh cảm, màu tím hoa sim, sao không thấy anh về.đêm bơ vơ, nén hương yêu…

Những năm 1960 đến 1975, nhạc sĩ Duy Khánh lập nhóm chủ trương xuất bản tờ nhạc mang tên 1001 Bài Ca Hay. Tờ nhạc này đã quy tụ được nhiều nhạc phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng như Trịnh Lâm Ngân, Đỗ Kim Bảng, Duy Khánh, Trúc Phương… Tờ nhạc 1001 Bài Ca Hay được nhạc sĩ Duy Khánh in ronéo và làm minh họa bìa một cách công phu.

Sau sự kiện năm 1975, Duy Khánh bị cấm trình diễn tại khắp nơi, ông đâm ra chán nản. Ngày 10/08/1988, ông sang Hoa Kỳ định cư. Ở Mỹ, ban đầu, ngoài việc đi trình diễn khắp nơi, thu băng, thu dĩa, ông còn ký hát độc quyền cho Trung tâm Băng nhạc Làng Văn. Sau khi mãn hai hợp đồng với Làng Văn, ông thành lập Trung tâm Băng nhạc Trường Sơn, hoạt động được một thời gian…

Theo như lời kể của bà Thúy Hoa, vợ của ca nhạc sĩ Duy Khánh, ông phải vào bệnh viện Fountain Valley, Orange County từ hồi tháng 12-2002, vì nhiều bệnh cùng lúc. Trong suốt thời gian dài nằm tại bệnh viện ca sĩ Duy Khánh đã được đông đảo đồng nghiệp vào thăm hỏi, trong khi vợ và ba người con, một trai [Trường Sơn, 27 tuổi] và 2 gái [Quỳnh Tiên, 25 tuổi, và Quỳnh Trang, 22 tuổi] luân phiên coi sóc.

Trong thời gian Duy Khánh nằm bệnh viện các nghệ sĩ đồng nghiệp cũng đã tổ chức một “Đêm Tạ Tình tiếng hát và những giòng nhạc Duy Khánh” vào lúc 9 giờ tối thứ Sáu 10-1-2003 tại vũ trường Majestic, Orange County, và đạt thành công vượt ngoài mong đợi của ban tổ chức, với sự góp tiếng của các nam, nữ ca sĩ như: Thanh Thúy, Thanh Mai, Kim Tuyến, Nguyễn Hưng, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Trần Quốc Bảo, Bảo Yến…

Nhạc sĩ Duy Khánh qua đời lúc 12 giờ trưa ngày 12/02/ 2003, tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, hưởng thọ 68 tuổi.

Băng Nhạc, CD đã phát hành: Trường Sơn 1: Hát giữa quê hương [1969] Trường Sơn 2: Quê hương và tuổi trẻ [cuối 1970, đầu 1971] Trường Sơn 3: Người tình và quê hương [1971] Trường Sơn 4: Ca khúc thịnh hành [1971] Trường Sơn 5: Tình trong khói lửa Trường Sơn 6: Quê hương và tuổi loạn [1972] Trường Sơn 7: Quê hương, mùa trăng, mùa thu [1972] Trường Sơn 8: Cỏ May 1 Cỏ May 2 Cỏ May Xuân 1973 Trường Sơn Nhạc tuyển Tiếng hát DUY KHÁNH 1 Tiếng hát DUY KHÁNH 2 Tiếng hát DUY KHÁNH 3 [1975] Trường Sơn Duy Khánh 1: Quê hương ta [1990] Trường Sơn Duy Khánh 2: Tình đời, Tình bạn, Tình yêu [1990] Trường Sơn Duy Khánh 3: Lính và đời lính [1990] Trường Sơn Duy Khánh 4: Xa nguồn yêu thương Trường Sơn Duy Khánh 5: Sớm muộn tôi cũng về [1991] Trường Sơn Duy Khánh 6: Không chủ đề 1 [1991] Trường Sơn Duy Khánh 7: Mẹ trong lòng người đi [1991] Trường Sơn Duy Khánh 8: Vườn dâu xanh [1991] Trường Sơn Duy Khánh 9: Những chiều không có em [1991] Trường Sơn Duy Khánh 10: Những mảnh tình quê [1992]

Trường Sơn Duy Khánh 11: Lời đầu năm cho con [1992]

Ca khúc: 1. Ai ra xứ Huế [1964] 2. Anh về một chiều mưa [1964] 3. Bao giờ em quên [1963] 4. Biết trả lời sao [1965] 5. Chuyện buồn ngày xưa [1962] 6. Đâu bóng người xưa [1961] 7. Đêm nao trăng sáng [1959] 8. Điệu buồn chia xa [1994] 9. Đi từ đồng ruộng bao la 10. Đường trần lá đổ 11. Giã từ Đà Lạt [1964] 12. Hoài ca [1956] 13. Lối về đất mẹ [1965] 14. Mưa bay trong đời [1966] 15. Mừng anh chiến sĩ 16. Mùa chia tay [1965] 17. Nỗi buồn 20 [1967] 18. Nỗi niềm riêng [1988] 19. Nén hương yêu [1964] 20. Ngày tháng đợi chờ [1961] 21. Ngày xưa lên năm lên ba 22. Người anh giới tuyến [1968] 23. Ơi người bạn Sài Gòn [1994] 24. Sao không thấy anh về [1962] 25. Sao đành bỏ quê hương [1976] 26. Sầu cố đô 27. Ta hát trên đỉnh đèo 28. Một lần trong đời 29. Đêm bơ vơ 30. Anh lên rừng núi cao nguyên 31. Thư về em gái thành đô [1967] 32. Thương về miền Trung [1962] 33. Tình ca quê hương [1966] 34. Trăm năm bến cũ [1967] 35. Trường cũ tình xưa [1969] 36. Vùng quê tương lai [1967]

37. Xin anh giữ trọn tình

Cuộc sống gia đình Duy Khánh

Duy Khánh sinh ra trong một gia đình vọng tộc thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn.

Năm 1964 ông kết hôn với bà Âu Phùng, một phụ nữ gốc Hoa, sinh ra 2 người con. Về sau hai người đã ly dị.
Sau đó, ông cưới bà Thúy Hoa rồi sống tại Vũng Tàu.

Bạn gái/ vợ/ người yêu Nhạc sĩ Duy Khánh là ai?

Duy Khánh nổi tiếng với nhiều sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy. Nghệ danh của ông còn được lấy dựa trên tên của nhạc sĩ này.

Ông thành lập đoàn nhạc Quê Hương cùng các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến…

Chiều cao cân nặng Nhạc sĩ Duy Khánh

Nhạc sĩ Duy Khánh cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhật

Số đo 3 vòng: đang cập nhật

Tóm tắt lý lịch Duy Khánh

Nhạc sĩ Duy Khánh sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?Duy Khánh sinh ngày ?-?-1936, mất ngày 12/02/2003, hưởng thọ 67 tuổi.

Nhạc sĩ Duy Khánh sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì?

Duy Khánh sinh ra tại Tỉnh Quảng Trị, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Fountain Valley, bang California- Hoa Kỳ. Ông sinh thuộc cung [chưa rõ], cầm tinh con [giáp] chuột [Bính Tý 1936].

Duy Khánh xếp hạng nổi tiếng thứ 60082 trên thế giới và thứ 523 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1936 vào khoảng 18,8 triệu người.

Một số hình ảnh về Nhạc sĩ Duy Khánh

Tên thật: Nguyễn Văn Diệp

Nghệ danh: Duy Khánh

Ngày sinh: 1936

Quê quán: Quảng Trị

Quốc gia: Đang cập nhật

Giải thưởng:

Năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát. Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông.

Năm 1965, ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh.

Thông tin thêm:

Duy Khánh còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh. Ông nổi danh từ thập niên 1960, với những bài hát mang âm hưởng dân ca và 'dân ca mới' của Phạm Duy, nhạc quê hương. Ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu, ba người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh. Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài năng với hơn 30 ca khúc, nổi tiếng phải kể đến Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê...

Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.

Duy Khánh là một trong số các ca sĩ đóng góp rất nhiều năm tháng cho nền âm nhạc Việt Nam thời kỳ trước. Ngay bây giờ hãy cùng Microkhongday.vn khám phá tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp ca hát của ca sĩ Duy Khánh nhé.

Ca sĩ Duy Khánh sinh năm 1938, tên thật là Nguyễn văn Diệp, quê ở Quảng Trị. Ông bắt đầu hành trình trở thành ca sĩ từ năm 1954, sau đó chuyển sang sáng tác các ca khúc để đời từ những năm đầu 1960. 

Khi rạng danh và được nhiều người biết đến, ông không hề chối bỏ gốc gác sinh ra ở một vùng quê nghèo khổ, thay vào đó ông tự hào khẳng định rằng “Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua”, khiến bao người càng yêu mến và cảm phục.

Cả cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Duy Khánh đều gắn liền với nền tân nhạc miền Nam. Điều này có thể thấy rõ lòng chung thủy yêu mến quê hương tha thiết trong lòng ông. Dù ở bất cứ nơi đâu trên năm châu bốn biển, ông vẫn mãi là niềm hãnh diện cho những con dân núi Mai sông Hãn dù ở thế hệ nào.

Ca sĩ Duy Khánh sinh ra trong một gia đình vọng tộc. Là con áp út trong nhà có gốc gác ở làng An Cư, Triệu Phong. Cha của ông là cụ Nguyễn Văn Triển, từng dạy học trước khi làm Trưởng phòng Hành chánh tỉnh Quảng Trị. Cụ Triển rất được lòng người trong tỉnh. Mẹ của ông là con gái của cụ Thị Lang bộ Công Ðỗ Văn Diêu. Bà là mẫu người phụ nữ mẫu mực, nghiêm khắc. Chính vì lẽ đó Duy Khánh đã lớn lên trong một nền giáo dục cổ truyền nặng ảnh hưởng bởi Nho giáo và Phật giáo. 

Năm 2003, ông ra đi để lại biết bao nuối tiếc cho người hâm mộ. Theo lời nhạc sĩ Phạm Duy đã nói khi đưa tiễn ông về bên kia thế giới: "Trong giọng hát của Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh".

Xem thêm: Cuộc đời sự nghiệp ca hát của ca sĩ Chế Linh

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và những câu chuyện thú vị trong cuộc đời ông

Ca sĩ Duy Khánh là giọng ca vàng trong nền âm nhạc Việt lúc đương thời

 

Sự nghiệp của ca sĩ Duy Khánh:

Năm 1952, Duy Khánh đạt được giải nhất cuộc thi tuyển chọn ca sĩ do đài Pháp Á tổ chức tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó để tiếp tục sự nghiệp âm nhạc của mình, ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống và bắt đầu ghi âm đĩa nhựa kết hợp với đi diễn khắp nơi, lúc này ông lấy tên là Hoàng Thanh. 

Không bao lâu, với chất giọng trời phú và tài năng của mình, ông đã trở thành một trong ba nam ca sĩ được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Tên tuổi của ông gắn liền với những ca khúc có âm hưởng dân ca, tiêu biểu như: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... Sau đó ông đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông.

Năm 1965, ông song ca với nữ danh ca Thái Thanh và thu âm bài hát Con đường cái quan của Phạm Duy. Tiếp nối thành công này, ông thu âm thêm bản trường ca Mẹ Việt Nam. Đến ngày nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với tên tuổi của Thái Thanh và Duy Khánh.

Từ năm 1959, Duy Khánh bắt đầu viết nhạc. Âm nhạc của ông thường gợi nhớ đến tình yêu quê hương, đất nước, mang hơi hướng dân ca xứ Huế và được đón nhận vô cùng nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế và Thương về miền trung. 

Bên cạnh đó, trong giai đoạn năm 1960 - 1975, Duy Khánh kêu gọi anh em nhạc sĩ nổi tiếng như Trịnh Lâm Ngân, Đỗ Kim Bảng, Duy Khánh, Trúc Phương… lập nhóm xuất bản tờ nhạc mang tên 1001 Bài Ca Hay. Các tác phẩm do nhóm xuất bản được các tín đồ yêu âm nhạc đánh giá cao vì bản in đẹp và minh họa công phu do chính Duy Khánh chủ trương thực hiện.

Năm 1988, ông sang Mỹ và hát độc quyền cho Trung tâm Làng Văn. Ngoài việc xuất hiện trên một số cuốn video của trung tâm Asia ông còn thành lập trung tâm Trường Sơn để ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời.

Cuộc đời của người nghệ sĩ Duy Khánh gắn liền với âm nhạc là chủ yếu

 

Tổng hợp các ca khúc đi vào lòng người do Duy Khánh sáng tác:

→ Ai ra xứ Huế [1964]

→ Anh lên rừng núi cao nguyên

→ Anh về một chiều mưa [1964]

→ Bao giờ em quên [1963]

→ Biết trả lời sao [1965]

→ Chuyện buồn ngày xưa [1962]

→ Đâu bóng người xưa [1961]

→ Đêm bơ vơ

→ Đêm nao trăng sáng [1959]

→ Điệu buồn chia xa [1994]

→ Đi từ đồng ruộng bao la

→ Đường trần lá đổ

→ Giã từ Đà Lạt [1964]

→ Hoài ca [1956]

→ Lối về đất mẹ [1965]

→ Màu tím hoa sim [1964]

→ Một lần trong đời

→ Mưa bay trong đời [1966]

→ Mừng anh chiến sĩ

→ Mùa chia tay [1965]

→ Nỗi buồn 20 [1967]

→ Nỗi niềm riêng [1988]

→ Nén hương yêu [1964]

→ Ngày tháng đợi chờ [1961]

→ Ngày xưa lên năm lên ba [1974]

→ Người anh giới tuyến [1968]

→ Ơi người bạn Sài Gòn [1994]

→ Sao không thấy anh về [1962]

→ Sao đành bỏ quê hương [1976]

→ Sầu cố đô

→ Ta hát trên đỉnh đèo

→ Thư về em gái thành đô [1967]

→ Thương về miền Trung

→ Tình ca quê hương [1966]

→ Trăm năm bến cũ [1967]

→ Trường cũ tình xưa [1969]

→ Vùng quê tương lai [1967]

→ Xin anh giữ trọn tình quê [1966]

Xem thêm: Micro không dây chính hãng

Micro Shure USA chất lượng

Ca sĩ Duy Khánh thường sáng tác các bản nhạc viết về tình yêu quê hương, đất nước

Trên đây là những tóm tắt chi tiết về cuộc đời sự nghiệp âm nhạc của ca sĩ Duy Khánh, Microkhongday.vn hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị nhé.

Video liên quan

Chủ Đề