Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa là gì

buồn trông cửa bể chiều hôm thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? buồn trông ngọn nước mới sa hoa trôi man mác biết là về đâu buồn trông nội cỏ rầu rầu, chân xanh mặt đất một màu xanh xanh buồn trông gió cuốn mặt duềnh ầm ầm sóng kêu quanh ghế ngồi câu 1 đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào của tác giả nào câu 2 tác phẩm đó được viết bằng thể loại và thể thơ nào câu 3 chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên

câu 4 viết đoạn văn tổng-phân-hợp phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn thơ trên trong đó sử dụng một câu ghép có quan hệ nguyên nhân-kết quả

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểuBuồn trông của bể chiều hôm hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểuBuồn trông của bể chiều hôm đầy đủ nhất.

Đọc hiểuBuồn trông của bể chiều hôm - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Buồn trông của bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới xa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

[ Ngữ văn 9, Tập một]

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó.

Câu 2: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào?

Câu 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.

Lời giải:

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.

- Thể loại: Truyện thơ Nôm

- Thể thơ: Lục bát

Câu 2: Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

Câu 3:

- Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên.Buồn trôngcó nghĩa là buồn nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng.

+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt [vần, nhịp, từ, cụm từ, câu] nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.

Đọc hiểuBuồn trông của bể chiều hôm - Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Buồn trông của bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới xa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Câu 1. Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Đoạn thơ trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 3. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả dành cho nhân vật trữ tình?

Lời giải:

Câu 1.

- Điệp từ ”trông”

- Câu hỏi tu từ [Hoa trôi man mác biết là về đâu?]

→ Tác dụng: cho thấy nỗi buồn man mác, sự cô đơn tuyệt vọng và buồn bã của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Câu 2.

- Đoạn thơ được trích từ tác phẩm”Kiều ở lầu Ngưng Bích”của Nguyễn Du.

Câu 3.

- Thể hiện sự thương cảm, xót thương, xót xa của tác giả đối với nhân vật Thúy Kiều – một người vừa có tài vừa có sắc nhưng lại phải sống trong tình cảnh đầy đau khổ.

Đọc hiểuBuồn trông của bể chiều hôm - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 1: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào?

Câu 2: Từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Phân loại chúng.

Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp điệp ngữ trong đoạn trích trên.

Câu 4: Hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên được hiểu như thế nào?

Lời giải

Câu 1: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần.

Từ “cửa bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau:

- Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.

- Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.

- Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.

- Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi.

→ Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.

Câu 2: Từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là:

- Từ láy âm đầu: thấp thoáng, man mác

- Từ láy tiếng: xa xa, rầu rầu, xanh xanh

Câu 3: Điệp ngữ trong đoạn trích trên là: buồn trông

- Ý nghĩa của điệp ngữ này là:

+ Buồn trông là buồn nhìn xa, trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, vô vọng.

+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt [vần, nhịp, từ, cụm từ, câu] nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.

Câu 4: Hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên được hiểu như sau:

- Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”

Hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước, cũng giống như tâm trạng của Kiều trong không gian thanh vắng ở hiện tại nghĩ tới tương lai mịt mù của bản thân.

=> Nàng cảm thấy lênh đênh giữa dòng đời, không biết ngày nào mới được trở về với gia đình, đoàn tụ với người thân yêu.

- Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Những cánh hoa trôi vô định trên mặt nước càng khiến Kiều buồn hơn, nàng nhìn thấy trong đó số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh giữa dòng đời ngang trái.

=> Kiều lo sợ không biết số phận của mình sẽ trôi dạt, bị vùi lấp ra sao.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Đoạn thơ sau trong Truyện Kiều:

             Buồn trông cửa bể chiều hôm,

        Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

              Buồn trông ngọn nước mới sa,

            Hoa trôi man mác biết là về đâu?

               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

         Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

               Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

          Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

a] Là đoạn tả cảnh để gián tiếp miêu tả nội tâm nhân vật. Em hãy tìm mối quan hệ của cảnh và nội tâm nhân vật trong đoạn thơ

b] Hai câu thơ cuối gợi liên tưởng gì về tâm trạng hiện tại và tương lai của Thúy Kiều?

c] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

d] Giải thích nghĩa của từ duềnh

e] Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Các câu hỏi tương tự

 ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngon nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Câu hỏi:

Câu 1: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào?

Cảnh vật trong đoạn thơ sau đc mieu tả theo trình tự:

Câu 2: Trong đoạn trích trên điệp từ “buồn trông” có ý nghĩa gì?

Câu 3: Em hãy nêu tác dụng của hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 4: Ghi lại các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết dụng ý nghệ thuật của chúng.

Các từ láy được sử dụng trong bài: man mác, thấp thoáng, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

    - “thấp thoáng”: gợi tả sự nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của ánh mặt trời sắp tắt.

    - “man mác”: sự chia ly, chia cách biệt, khi Kiều càng ngày càng thấy bản thân lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi ba chìm sóng nước.

    - “xanh xanh”, “ầm ầm”: chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đang đổ dồn tới đè nặng lấy tâm trạng và kiếp người nhỏ bé của Kiều.

Câu 5: Em hãy so sánh hai câu thơ của Nguyễn Du: Cỏ non xanh tận chân trời.

Hãy chỉ ra nội dung của câu thơ đó với câu: Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

Câu 6: Phân tích hình ảnh ẩn dụ:

"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Câu 7: Cảm nhận về nàng Kiều trong đoạn văn trên [khoảng 7 - 10 câu].

Câu 8: Nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thúy Kiều.

Câu 9: Kể tên một tác phẩm cùng thể loại với tác phẩm có những câu thơ trên. Nêu tên tác giả?

Video liên quan

Chủ Đề