Bức tranh đám cưới chuột có bao nhiêu con vật

Người nghệ nhân dân gian dã thổi hồn vào bức tranh, nhân hóa loài chuột để chúng mang dáng dấp con người, cũng biết làm đám cưới, lấy vợ. Châm biếm ở chỗ, chú rể chuột kia muốn đón dâu lại phải mang chim, mang cá cống cho mèo.

Con mèo trong bức tranh đại diện cho tầng lớp thống trị, bóc lột trong xã hội xưa. Những chú chuột là hình ảnh ẩn dụ cho người nông dân lam lũ, thật thà, chất phác. Bức tranh không có chú thích gì nhưng bất cứ ai nhìn thấy cũng nhận ra sự ẩn dụ tinh tế của người nghệ nhân dân gian. Loài chuột vốn ranh ma, tinh quái, đa nghi, luôn cảnh giác với loài mèo - kẻ thù không đội trời chung, lại hóm hỉnh châm biếm mèo tham của hối lộ.

Bức tranh đám cưới chuột có bao nhiêu con vật
Tranh dân gian Đông Hồ Đám cưới chuột

Đám cưới chuột chính là sự châm biếm đả kích sâu sắc về chế độ phong kiến bất công, cổ hủ, thối nát, luôn chèn ép những người nông dân hiền lành “một nắng, hai sương”.

Nhìn vào bức tranh Đám cưới chuột, ai cũng có thể thấy gia đình nhà chuột không có vẻ gì cáu kỉnh, chỉ hơi nghiêm túc hơn vì ít nhiều đó cũng là thời khắc của một đám cưới.

Nhân vật mèo nhận lễ trong tư thế trang trọng, có đôi chút dò xét nhưng cũng tỏ rõ thái độ tôn trọng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng mới. Theo thang bậc của tự nhiên, sự chia sẻ này là cách để họ hàng nhà chuột giải quyết mâu thuẫn tự sinh giữa chuột và mèo. Họ hàng nhà chuột, vốn hiểu sự yên ổn của mình cần có cả sự no đủ của mèo nên đã “mừng mà làm” (“hưng tác”, chữ trên đầu nhân vật chuột thứ hai).

Đám cưới diễn ra rất đúng nghi lễ, ngựa anh đi trước, kiệu nàng theo sau. Chàng xênh xang hớn hở trong bộ áo gấm xanh, nàng mặc áo màu gụ. Họ được rước, rạng rỡ trên con đường làng màu son nhạt với những vạt cỏ màu mạ. Chuột chú rể được che lọng tía tượng trưng cho vinh quang, danh vọng lớn. Chuột cô dâu dịu dàng trong chiếc kiệu bát cống nhiều hoa văn trang trí. Bốn chú chuột hầu hạ, ghé vai khiêng. Đám rước còn có biển đỏ, dàn nhạc. Hai chú chuột thổi hai chiếc kèn có cung bậc khác nhau: Kèn pha và kèn đại.

Bức tranh đám cưới chuột có bao nhiêu con vật

Bức tranh tưng bừng về màu sắc, hài hòa về nhân vật và rất dễ nhận thấy niềm vui và sự sinh sôi đâu đó. Nó khiến người ta nhớ lại những đám cưới đầy màu sắc của Việt Nam thời xa xưa được tổ chức trong tâm thế hết sức thiêng liêng và ẩn chứa đầy bí mật của những nghi thức truyền lại từ bao đời; những đám cưới mà chỉ cần nghe thấy tiếng khèn cũng đã có thể tưởng tượng ra cảnh dân làng mặt mày rạng rỡ chen chúc nhau ra xem cô dâu...

Bức tranh thể hiện rất rõ tâm lý dĩ hòa vi quý của người Việt, muốn mọi người xung quanh cũng được no đủ, hưởng niềm vui để cuộc sống của mình cũng nhờ đó yên ổn. Đó chính là ý nghĩa cộng sinh mà các tác giả dân gian đã gửi gắm. Chuột và mèo ở đây là hai mắt xích của hệ thống tự nhiên hoàn chỉnh. Sự tồn tại của anh này ảnh hưởng đến sự tồn tại của anh kia. Nó mang trong mình quan niệm về triết học chứ không chỉ đơn thuần là xã hội học. Đó là sự tồn tại của những mặt đối lập nhau.

Bức tranh gồm có hai nội dung chính: Thứ nhất, mô tả cảnh họ hàng nhà chuột dâng lễ cho mèo, làm nền cho nội dung thứ hai, đám cưới chuột diễn ra an bình hạnh phúc. Ở chân nhân vật chuột thứ nhất, được coi là chuột dạn dày kinh nghiệm đến nỗi mất cả đuôi có chữ “tống lễ” (dâng lễ). Bốn nhân vật chuột đi dâng lễ tỏ thái độ rất thân thiện và vui vẻ, niềm vui tự nhiên đến mỗi khi được chứng kiến hoặc tham gia vào một lễ cưới, niềm vui đến một cách vô thức và trong ngày đó, con người như hiền hòa vị tha hơn. Hai nhân vật chuột thổi kèn có lẽ đã làm mèo hết sức vừa lòng, nhận lễ trong một cam kết kín đáo với chính cuộc sống của mình, một môi trường không đáng để giận dữ: Nhận lễ trong tiếng nhạc, thứ luôn khiến vạn vật vạn người thấy, hòa bình chung sống là điều hạnh phúc nhất.

Bức tranh với những hình ảnh con mèo, đàn chuột sinh động, ngộ nghĩnh mang đậm chất dân gian với ngụ ý sâu xa, nhắc nhở con người ta nên sống cho phải đạo, biết đối nhân xử thế, nhân hậu, nhân văn nhưng vẫn kiên cường, luôn sẵn sàng, tràn đầy sức chiến đấu.

Có một dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng và có một bức tranh khắc sâu vào tiềm thức của số đông công chúng yêu tranh, mang tên “Đám cưới chuột”. Xuất xứ của bức tranh này từ đâu, nó có liên quan gì tới truyện dân gian Trung Quốc và có quan hệ gì tới văn hóa Ấn Độ, cũng như ý nghĩa thâm sâu ẩn tàng của nó vẫn là chủ đề còn nhiều tranh luận khác biệt.

Bức tranh đám cưới chuột có bao nhiêu con vật
Tranh dân gian Đông Hồ “Đám cưới chuột”.

Từ bài báo của giáo sư Kiều Thu Hoạch

Phân tích sâu sắc của giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Kiều Thu Hoạch được thể hiện rõ trong một bài viết mang tiêu đề “Tranh Đám cưới chuột trong mối quan hệ loại hình lịch sử - văn hóa” đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật cách đây nhiều năm. Ông dẫn ra một số cuốn sách nghiên cứu về phong tục Trung Hoa của các tác giả trong và ngoài nước, để nói rằng tục đêm đám cưới chuột là một phong tục dân gian còn lưu truyền phổ biến ở hầu khắp các vùng của Trung Quốc.

Theo sách xưa, truyền thuyết về đám cưới chuột, tóm tắt như sau: Vợ chồng nhà chuột đã luống tuổi mà không có con trai, chỉ sinh được mụn con gái đã đến tuổi gả chồng. Hai vợ chồng bàn nhau, phải tìm nơi có quyền thế gả con. Sau khi tìm gặp mặt trời, đám mây, gió, bức tường đều không thành, cuối cùng lại trở về họ hàng nhà chuột, Mà chuột lại sợ mèo, do đó hai vợ chồng chuột đành gả con gái cho mèo. Mèo vui vẻ nhận lời và chọn ngày lành đón dâu. Nhưng hôm họ hàng nhà chuột tưng bừng thổi kèn đánh trống, rước kiệu cô dâu đến nhà mèo thì liền bị chú rể mèo đớp luôn một miếng, nuốt sạch cả bọn vào bụng.

Hai bức tranh dân gian “Đám cưới chuột”, một của Trung Quốc, một của Việt Nam, thoáng nhìn qua trông như là một, nhưng thực sự phản ánh những tâm thức, căn tính và chiều kích văn hóa rất khác nhau.

Cùng với truyền thuyết dân gian và lễ tục về đám cưới chuột, nghệ thuật tạo hình dân gian Trung Quốc cũng hướng về đề tài này và không có công trình nghiên cứu dân gian Trung Quốc nào khi nói về lễ tục đám cưới mà lại không nói đến tranh dân gian “Đám cưới chuột”. Tranh dân gian với đề tài đám cưới chuột cũng đã đi vào kho tàng tranh Tết của Trung Quốc. Tranh Tết của Trung Quốc về đề tài đám cưới chuột gồm có hai loại: Một loại là tranh khắc gỗ in màu và một loại là tranh trổ/ cắt giấy.

Nội dung tranh khá đa dạng, hoặc vẽ riêng cảnh đưa dâu hoặc vẽ đầy đủ cả cảnh mèo đớp chuột như kết thúc của câu chuyện kể dân gian. Về số lượng chuột trong tranh cùng tùy theo từng loại. Có tranh chỉ vài ba chú, bốn năm chú. Còn loại nhiều tình tiết như tranh trổ, cắt giấy ở Ký Nam (Quảng Châu, Quảng Đông) thì có tới 68 chú chuột. Có nhóm chuột vác nghi tượng; có những chú chuột cầm cờ đuôi nheo, cầm biểu đề chữ hỷ; có chú giương cao lá cờ đại in chữ vương; có nhóm nhã nhạc thổi kèn, đánh trống, gõ phèng la... Cô dâu chủ rể thì ngồi kiệu hoa do bốn phu kiệu khiêng. Có nhóm chuột cưỡi ngựa hộ tống. Có nhóm khiêng hòm thức ăn. Có nhóm đẩy xe, đeo gánh các đồ tư trang, chứng tỏ cô dâu chuột vào loại cực kỳ giàu có... Sau cùng là đoàn chuột đi xem cuộc vui, gồm mười lăm chú, có kẻ dắt tay nhau, có kẻ lớn cõng bé...

Toàn cảnh bức tranh dường như muốn tái hiện phong tục và nghi thức của đám cưới Trung Hoa cổ xưa. Nhiều ý kiến nhận xét rằng, ngoại trừ một số chi tiết chẳng hạn như chú chuột trên lưng ngựa là chàng rể, còn thì tranh dân gian Việt Nam về đám cưới chuột cũng na ná như tranh cùng loại của Trung Quốc.

Tuy nhiên theo GS Kiều Thu Hoạch, xem xét kỹ thì lại không hẳn như vậy. Tranh “Đám cưới chuột” của Trung Quốc do nhiều vùng, nhiều địa phương thực hiện, nên nhiều dị bản hơn tranh cùng đề tài của Việt Nam, do đó mà cũng nhiều tình tiết hơn. Ở Trung Quốc ngoài loại tranh khắc gỗ còn có tranh trổ/ cắt giấy và khắc cả đám cưới chuột trên khuôn đất nung...

Đi sâu vào nội dung tranh, tranh Việt Nam không có chi tiết chuột khiêng hòm tư trang của cô dâu, cũng không có hình ảnh mèo nhe nanh giơ móng vồ chuột...

Trái lại, tranh cùng loại của Trung Quốc không có hình ảnh chuột biếu đồ lễ cho mèo - một chuột hai tay bê con gà, một chuột hai tay bê con cá to bự, trong tranh còn khắc in cả hai chữ Hán “tống lễ” nghĩa là biếu đồ lễ. Và khác biệt lớn nhất, là tranh của Trung Quốc thường ghi là “lão thủ thú thân” (chuột lấy vợ - ta thường quen gọi là đám cưới chuột), thì ở tranh Đông Hồ của Việt Nam lại ghi là “lão thử thủ thân” (chuột giữ mình). Đây không phải là sự nhầm lẫn về chữ nghĩa, mà là một quan niệm triết lý nhân sinh của dân gian, được nghệ nhân thể hiện trong tranh. Mèo là đại diện cho thế lực cường hào gian ác ở nông thôn xưa. Con chuột là đại diện cho lớp người cùng khổ, là kẻ bị áp bức, bóc lột; vì vậy mà ngay trong ngày vui của mình, vẫn phải lo lót, biếu xén cho bọn hương lý cường hào để “giữ mình”, để được yên thân...

“Đám cưới chuột” không chỉ là bức tranh biếm họa phản ánh phong tục hôn lễ, mà còn là bức tranh phản ánh hiện thực lịch sử, phản ánh cái trật tự của xã hội phong kiến của nông thôn Việt Nam thời xưa.

Đến phát hiện của nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế

Trong cuộc nói chuyện cuối năm với họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, tôi lại biết thêm nhiều thú vị mới về tranh “Đám cưới chuột”.

Trần Hậu Yên Thế hào hứng hẳn lên khi tôi hỏi về yếu tố văn hóa Ấn Độ trong tranh như một phát hiện của riêng anh.

Trần Hậu Yên Thế nhấn mạnh: Khi nói tới bức tranh “Đám cưới chuột”, nhiều người đã nói tới yếu tố Trung Hoa trong bức tranh này. Tôi xin được lưu ý rằng ở trong bức tranh “Đám cưới chuột” còn có một tầng lớp văn hóa Ấn Độ cũng rất nên tìm hiểu.

Bức tranh đám cưới chuột có bao nhiêu con vật
Họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế. Ảnh: Tác giả cung cấp

Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, nhiều học giả Trung Hoa đã say mê đi tìm những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, phát hiện những cống hiến to lớn của văn hóa Ấn Độ cho văn hóa Trung Hoa. Gần đây, xu hướng nghiên cứu so sánh này tiếp tục phát triển trở lại. Việc cho động vật có thể đi đứng, cười nói có hành vi như con người được đưa tới đỉnh cao nghệ thuật chính là bộ tranh “Bản sinh kinh” (JATAKA). Những câu chuyện tiền kiếp này vốn đã có từ rất sớm trong văn hóa Ấn Độ, nhưng khi Phật giáo ra đời, nó đã tiếp thu, hoàn thiện và nâng lên một tầm cao mới. Vô số tranh tượng trong nghệ thuật Phật giáo đã lấy cảm hứng từ bộ kinh này.

Trong các bộ tranh của “Bản sinh kinh”, rất nhiều con vật đã được nhân cách hóa.

Mặc dù bức tranh “Đám cưới chuột” không liên quan tới Phật giáo, nhưng nghệ thuật tạo hình nhân vật của “Bản sinh kinh” đã gián tiếp tạo nên cung cách hành xử, trang phục, nhạc cụ... cho những chú chuột như của con người. Lớp văn hóa Ấn Độ dù không dễ thấy nhưng không thể không nói tới trong bức tranh này. Cũng như nói về truyện Kiều của Nguyễn Du mà chỉ nhắc đến tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của Thanh Tâm tài nhân là chưa đủ, còn phải nói tới tư tưởng Phật giáo, các phạm trù Duyên, Nghiệp, Quả báo…

Bài học của cha ông

Về sự khác nhau giữa hai bức tranh “Đám cưới chuột” của Việt Nam và Trung Quốc, Trần Hậu Yên Thế bảo, như nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài sớm nhận ra là ở nhân vật mèo. Với tranh Đông Hồ của Việt Nam thì mèo chỉ là mèo, không phải là chú rể như trong tranh dân gian Trung Quốc: Con chuột bố vì hám quyền thế nên đã dẫn đến đại họa cho nhà chuột khi bị chú rể mèo lao vào xâu xé. Ở Trung Quốc cũng rất phổ biến tranh “Đám cưới chuột” miêu tả khoảnh khắc này.

Như thế, trong tranh dân gian Trung Quốc, con chuột bố là đối tượng bị phê phán, châm biếm. Đây là khác biệt quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt nữa: Tranh Đông Hồ có chữ thủ thân (giữ mình) mà không phải là thú thân (cưới vợ).

Đám cưới chuột trong tranh Đông Hồ cũng lanh lẹ, láu lỉnh, tinh anh, nhưng quan trọng nhất là biết mình, biết người, biết thời biết thế nên giữ được tính mạng.

Hai bức tranh, mới thoáng nhìn qua trông như là một, nhưng thực sự phản ánh những tâm thức, căn tính và chiều kích văn hóa rất khác nhau.

Bài học ông cha ta gửi gắm qua bức tranh “Đám cưới chuột”: Để giữ được mạng sống của mình để thủ thân, bảo toàn tính mạng, phải khôn khéo, láu lỉnh, linh hoạt, quyền biến, hết sức tỉnh táo với kẻ thù.

Trong bức tranh Đám cưới chuột có bao nhiêu con chuột?

Chính vì thế, bức tranh Đám cưới chuột ra đời nhằm châm biếm, đả kích sâu sắc chế độ phong kiến bất công, cổ hủ, thối nát, luôn chèn ép những người nông dân hiền lành “một nắng hai sương”. Bức tranh gồm 12 con chuột và 1 con mèo. Ngoài chủ đạo là chuột và mèo thì bức tranh còn có 1 con chim, 1 con cá và 1 con ngựa.

Bức tranh Đám cưới chuột thể hiện điều gì?

“Đám cưới chuột” không chỉ là bức tranh biếm họa phản ánh phong tục hôn lễ, mà còn là bức tranh phản ánh hiện thực lịch sử, phản ánh cái trật tự của xã hội phong kiến của nông thôn Việt Nam thời xưa.

Bức tranh Đám cưới chuột do ai sáng tác?

Đã 50 năm gắn bó với nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, nhưng nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh vẫn miệt mài với nghề và luôn trăn trở, suy tư về việc lưu giữ những giá trị truyền thống mà các thế hệ trước để lại.

tranh Đông Hồ Đám cưới chuột vẽ trên giấy gì?

Bức tranh “Đám cưới chuột” trên nền giấy điệp cho người xem hình dung lại một hoạt cảnh đầy ấn tượng về nhân tình thế thái xã hội xưa. Bức tranh phản ánh và phê phán hai loại quan tham xấu xa trong xã hội phong kiến, đó là “quan tham của tham tiền” và loại quan tham danh chạy chọt đút lót.