Bộ luật to tụng dân sự 2023

Điều 120 Bộ luật tố tụng dân sự về kê biên tài sản đang tranh chấp:

1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.

2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.

Điều 128 Bộ luật tố tụng dân sự: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ quy định tại Điều 128 của Bộ luật Tố tụng dân sự được hướng dẫn như sau: Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh được áp dụng khi có đủ 2 căn cứ sau: a- Người bị áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh là đương sự đang bị đương sự khác yêu cầu Tòa án buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ; b- Việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Đối với người nước ngoài thì Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ mà áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 28, Điều 29 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Về việc kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi có đủ các căn cứ sau: 1- Tài sản đang tranh chấp là đối tượng của quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang thụ lý giải quyết; 2- Có tài liệu, chứng cứ chứng minh người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó.

Việc tuyên án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa bằng một quyết định riêng và tuyên trong bản án.

Việc tuyên trong bản án theo hướng dẫn sau:

Trường hợp không có căn cứ để thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng thì Hội đồng xét xử tuyên trong bản án như sau:

“Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Quyết định số.... Ngày.... của Tòa án nhân dân.... về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - Phần tuyên về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong bản án không bị kháng cáo, kháng nghị. Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trường hợp nội dung của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được giải quyết trong bản án của Tòa án thì Hội đồng xét xử tuyên trong bản án như sau: “Kể từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số... ngày... của Tòa án nhân dân... trong quá trình giải quyết vụ án bị hủy bỏ”.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2020.


Trong quá trình cải cách tư pháp, các cơ quan tư pháp luôn chú trọng nhiệm vụ đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng, tham gia xây dựng, hoàn thiện và áp dụng thống nhất pháp luật tố tụng. Đã có nhiều văn bản pháp luật tố tụng và các văn bản liên quan đến tố tụng sửa đổi cũng như ban hành mới đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua, đó là Bộ luật tố tụng hình sự [sửa đổi]; Luật Tổ chức Toà án nhân dân [sửa đổi], Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân [sửa đổi], Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm [sửa đổi], Pháp lệnh Kiểm sát viên [sửa đổi], Pháp lệnh thi hành án dân sự [sửa đổi] và BLTTDS được thông qua tại kỳ họp thứ 5 vừa qua là Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên trong lịch sử tố tụng dân sự tính từ Sắc lệnh số 13 năm 1946 1 đến nay, đó là bước tiến của pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình cải cách tư pháp, trong đó thể hiện đúng đắn đường lối của Đảng “ sắp xếp lại hệ thống Toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Toà án các cấp”.

Đối tượng điều chỉnh trong Bộ luật tố tụng dân sự được mở rộng

Chúng ta có Bộ luật dân sự năm 1995 ư đó là luật nội dung, 2 nhưng về luật hình thức thì những quy định tố tụng dân sự nằm rải rác trong nhiều văn bản . Ngày nay, với chính sách 3 mở cửa, hội nhập quốc tế, quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng tăng thì các quan hệ giao dịch dân sự và quan hệ kinh tế ít có sự cách biệt. Bộ luật tố tụng dân sự với ý nghĩa pháp  điển hoá, đối tượng điều chỉnh được mở rộng, tập hợp các quy định pháp luật tố tụng về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động trên cơ sở có tính đến đặc thù của từng mối quan hệ pháp luật, thống nhất áp dụng pháp luật tố tụng để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh chấp đầu tư, cụ thể hoá các cam kết trong các điều ước quốc tế mà nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập thành pháp luật quốc gia.

Bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự

Quyền tự định đoạt của các đương sự là nét đặc thù trong quan hệ dân sự được BLTTDS thể hiện như việc đương sự có trách nhiệm xuất trình chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp  pháp của mình trước Toà án trừ trường hợp không thể tự mình thu thập được chứng cứ và đương sự yêu cầu thì Toà án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ. Nét mới trong BLTTDS là việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự thể hiện thành những nguyên tắc cơ bản để cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình có hiệu quả. [Xem hộp 2] Việc khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, BLTTDS quy định tại chương XXXIII về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo đối với các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng. Trong chương này quy định cụ thể về thời hiệu khiếu nại, thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với từng đối tượng chức danh tư pháp. Ví dụ điều 396 quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thư ký Toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án và Chánh án như sau: “ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thư ký toà án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Phó Chánh án do Chánh án giảI quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. Khiếu nạiquyết định, hành vi tố tụng của Chánh án toà án do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Toà án phải được gửi cho người khiếu nại và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp”.

Tăng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện

Nghị quyết 08/NQưTW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về nột số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện là một bước trong cải cách tư pháp. Bộ luật Tố tụng hình sự [sửa đổi] quy định cho Toà án cấp huyện được xét xử các tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt với mức cao nhất là 15 năm là phù hợp với tình hình hiện nay. Xét về mặt khách quan đây là bước đột phá  trong cải cách tư pháp phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là tập trung hướng về cơ sở, làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của 2 cấp Toà án xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, tiến tới việc Toà án tối cao tập trung vào nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm và tổng kết, hướng dẫn thống nhất đường lối xét xử trong cả nước, phù hợp với tổ chức và quản lý hệ thống bộ máy ngành Toà án theo những quy định trong Luật tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi năm 2002. Do vậy việc tăng thẩm quyền cho Toà án nhân dân cấp huyện trong xét xử dân sự là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế phát triển của đất nước ta. BLTTDS quy định thẩm quyền Toà án cấp huyện được giải quyết tất cả các tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ những tranh chấp có tính chất phức tạp do Toà án cấp tỉnh giải quyết. Ngoài ra, Toà án cấp huyện còn giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài, trừ những tranh chấp có tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác cho Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài do Toà án cấp tỉnh giải quyết.

Việc mở rộng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện như trên là lộ trình để đi đến những bước tiếp theo trong quá trình cải cách tư pháp thực hiện đường lối đổi mới “ sắp xếp lại hệ thống Toà án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Toà án các cấp”, tiến tới giao toàn bộ việc xét xử sơ thẩm thuộc thẩm quyền Toà án cấp huyện, việc xét xử phúc thẩm thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh, còn công tác giám đốc án, tổng kết, hướng dẫn thống nhất đường lối xét xử được tập trung thuộc thẩm quyền Toà án tối cao.

Những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Toà án trong hoạt động thi hành án

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cá nhân, tổ chức tôn trọng. Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng. Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, các quy định của pháp luật tố tụng nhằm nâng cao chất lượng xét xử cũng chính là đảm bảo việc thi hành án có hiệu quả. Vì thế, trong Bộ luật tố tụng dân sự đã dành phần thứ bảy gồm chương XXX và chương XXXI [từ điều 375 đến điều 383] quy định những bản án, quyết định được  thi hành, căn cứ để đưa ra thi hành bản án, quyết định của Toà án, quyền yêu cầu thi hành án, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong thi hành án, kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Toà án; quy định về cấp bản án, quyết định của Toà án, giải thích bản án, quyết định của Toà án; thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Toà án. Quy định về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Toà án trong hoạt động thi hành án như trên trong Bộ luật tố tụng dân sự là hợp lý, còn những vấn đề cụ thể về thi hành án sẽ được quy định trong văn bản pháp luật riêng về thi hành án.

Viện kiểm sát không có quyền khởi tố vụ án dân sự

Đến nay, Viện kiểm sát không thực hiện chức năng kiểm sát chung nên BLTTDS không quy định Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án dân sự mà các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước, lợi ích công cộng hoặc Uỷ ban dân số,  gia đình và trẻ em; Công đoàn; Hội liên hiệp phụ nữ… thực hiện việc khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, tài sản của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình quản lý; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thành viên của tổ chức mình. Không quy định quyền khởi tố của Viện kiểm sát còn nhằm bảo đảm cho Viện kiểm sát tập trung làm tốt hơn chức năng thực hành quyền công tố và nhiệm vụ kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hơn nữa, việc quy định như nêu trên là phù hợp với chủ trương nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tham gia quản lý xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. BLTTDS còn có nhiều quy định thể hiện việc đổi mới về thủ tục tố tụng, xin nêu một số nội dung sau [Xem hộp 3]:

Thay lời kết: BLTTDS không tránh khỏi những bất cập trong một số quy định về sự phân định một cách minh bạch tính chất tố tụng và hành chính, tính chất tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, những quy định  phân biệt những đặc thù của phiên toà dân sự với phiên toà hình sự. Nhưng với những nội dung đổi mới cơ bản như đã nêu trên, chúng ta có cơ sở khẳng định việc ra đời BLTTDS là một bước tiến quan trọng của lịch sử  phát triển tố tụng dân sự, đó là kết quả của quá trình cải cách tư pháp đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân./.

Chủ Đề