Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn văn năm 2024

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 Ngữ văn 2024 có đáp án bám sát cấu trúc đề thi minh họa Sở GD-ĐT như thế nào? Câu hỏi từ anh Long - Hà Nội

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 có đáp án bám sát cấu trúc đề thi minh họa Sở GD-ĐT?

Kỳ thi vào lớp 10 là một bước ngoặt quan trọng. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, luyện đề thi là một phương pháp học tập hiệu quả giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi vào lớp 10.

Khi luyện đề, học sinh sẽ được củng cố và ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình lớp 9. Qua đó, học sinh có thể nắm vững kiến thức một cách sâu sắc và có hệ thống hơn.

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 có đáp án bám sát cấu trúc đề thi minh họa Sở GD-ĐT là tài liệu cần thiết cho mỗi học sinh.

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 có đáp án bám sát cấu trúc đề thi minh họa Sở GD-ĐT được biên soạn rất chi tiết đầy đủ các dạng bài tập trọng tâm. Qua đó giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi vào 10 sắp tới.

Có thể tham khảo Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 có đáp án bám sát cấu trúc đề thi minh họa Sở GD-ĐT như sau:

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 số1

Tại đây

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 số 2

Tại đây

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 số 3

Tại đây

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 số 4

Tại đây

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 số 5

Tại đây

Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn văn năm 2024

Đề ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn 2024 có đáp án bám sát cấu trúc đề thi minh họa Sở GD-ĐT? (Hình từ Internet)

Khi tuyển sinh lớp 10 sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo như sau:

Điều 10. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
...

Theo đó, khi tuyển sinh lớp 10 sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm:

- Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.

Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:

+ Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;

+ Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.

- Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.

- Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2024, yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông như sau:

Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
...
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
...

Như vậy, yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:

- Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;

- Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;

- Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.