Bình luận viên trần tiến đức sinh năm bao nhiêu năm 2024

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, NSND Lê Khanh cho biết bố mình - NSND Trần Tiến - mất vào 16h35 ngày 22-1 tại nhà riêng vì tuổi già sức yếu.

"Bố tôi ra đi trong vòng tay của ba cô con gái và những người thân trong gia đình. Bố trút hơi thở cuối cùng sau khi được các con gái chăm sóc, thay rửa tươm tất, bố rất hài lòng. Bố tôi có bệnh phổi, như ngọn đèn đến lúc cạn dầu thì bố ra đi", chị Lê Khanh nói.

Trần Tiến - gương mặt sáng của sân khấu và điện ảnh

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Hai NSND Thế Lữ và Đào Mộng Long phát hiện năng khiếu trời phú của Trần Tiến nên đã khuyến khích ông đến với sân khấu kịch nói.

Năm 1961, Trần Tiến học khóa diễn viên Trường Nghệ thuật Sân khấu cùng Thế Anh, Ngọc Hiền, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Thanh Tú... Ra trường, Trần Tiến về công tác tại Đoàn Kịch nói Trung ương [nay là Nhà hát Kịch Việt Nam] cho đến năm 2012 thì nghỉ hưu.

NSND Trần Tiến trong phim Bi, đừng sợ

Năm 1997, Trần Tiến được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tên tuổi của Trần Tiến gắn với một số vai diễn như: Đại Cát trong Quẫn, Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Hoài Nghi trong Chuông đồng hồ điện Kremli, Cố vấn ái tình trong Kén rể, Nguyễn Trãi trong Nguyễn Trãi ở Đông Quan...

Ngoài sự nghiệp sân khấu, giống như nhiều diễn viên sân khấu tài năng một thời, Trần Tiến còn được mời tham gia nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình như: Thằng Bờm, Năm ngày làm Thượng đế, Chuyện làng Nhô, Hà Nội 12 ngày đêm, Những người săn lùng cái đẹp, Bi, đừng sợ!…

Bức ảnh chụp Trần Tiến trong một vở kịch được nhà quay phim Phạm Việt Thanh đưa lên Facebook cá nhân của anh sáng mùng 2 Tết Quý Mão

Trần Tiến và gia đình nghệ sĩ nổi tiếng

NSND Trần Tiến kết hôn với NSƯT Lê Mai khi họ cùng công tác ở Đoàn Kịch nói Trung ương [nay là Nhà hát Kịch Việt Nam]. Ông bà có với nhau ba người con gái đều là nghệ sĩ nổi tiếng và xinh đẹp: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi.

Trong đó Lê Khanh cũng được phong tặng danh hiệu NSND như bố. Ông nổi tiếng không chỉ với tài năng diễn xuất mà còn bởi gia đình nổi tiếng gồm toàn nghệ sĩ đều tài năng, đẹp và thành danh.

Con gái lớn Lê Vân tuy chỉ hoạt động nghệ thuật trong một thời gian ngắn khi bà còn trẻ nhưng trở thành gương mặt điện ảnh của Việt Nam một thời rực rỡ, là nữ diễn viên chính trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam, trong đó đặc biệt là những bộ phim thời hoàng kim của đạo diễn tài năng - NSND Đặng Nhật Minh.

Vợ cũ nghệ sĩ Trần Tiến - nghệ sĩ Lê Mai [người ngồi bên trái] - và ba cô con gái xinh đẹp, nổi tiếng của ông - Ảnh: Facebook Lê Khanh

Con gái Lê Khanh là người gắn bó cả đời với nghệ thuật, khác với các chị em của mình.

Lê Khanh không chỉ là gương mặt đẹp bậc nhất của sân khấu và điện ảnh Việt Nam mà còn được yêu mến và kính trọng bởi khản giả và người trong giới vì tài năng, đam mê và nhiệt huyết cống hiến đặc biệt với nghề.

Khi đã nghỉ hưu, Lê Khanh vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi ở lĩnh vực điện ảnh và đào tạo thế hệ trẻ.

Con gái Lê Vi tuy hoạt động nghề ngắn ngủi nhưng cũng kịp để lại những vai diễn điện ảnh ấn tượng.

Những năm tuổi già, dù NSND Trần Tiến và vợ là diễn viên Lê Mai đã ly hôn từ lâu, nhưng hai ông bà vẫn sống chung trong nhà của con gái Lê Khanh. NSND Lê Khanh nhận chăm sóc cho bố mẹ già trong nhiều năm.

Theo thông tin từ gia đình, Nghệ sĩ Nhân dân [NSND] Trần Tiến, một nghệ sĩ nổi tiếng trong làng sân khấu điện ảnh, bố của nghệ sĩ Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi đã qua đời vào chiều 22-1 [mồng 1 Tết] tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội, ông tham gia hoạt động nghệ thuật từ năm 1954, khởi đầu với nghệ thuật chèo qua một số vai diễn hề gậy, hề chèo ấn tượng.

Năm 1961, ông tham gia học khóa diễn viên Trường Nghệ thuật Sân khấu cùng Thế Anh, Ngọc Hiền, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Thanh Tú, Mỹ Dung... Ra trường, ông về công tác tại Đoàn Kịch nói Trung ương [nay là Nhà hát Kịch Việt Nam] cho đến năm 2012 thì nghỉ hưu.

NSND Trần Tiến kết hôn với Nghệ sĩ Ưu tú Lê Mai khi họ cùng công tác ở Đoàn Kịch nói Trung ương. Cả hai có với nhau 3 người con gái đều là nghệ sĩ nổi tiếng: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi. Năm 1970 hai người ly hôn.

NSND Trần Tiến là nghệ sĩ gạo cội của sân khấu kịch Việt Nam. Trong sự nghiệp nghệ thuật, ông được biết đến với những vai diễn như: Vai Đại Cát trong "Quẫn", vai Đế Thích trong "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", vai Hoài Nghi trong "Chuông đồng hồ điện Kremli", vai Cố vấn ái tình trong "Kén rể", vai Nguyễn Trãi trong "Nguyễn Trãi ở Đông Quan"... Ông cũng tham gia một số bộ phim như: "Thằng Bờm", "5 ngày làm Thượng đế", "Chuyện làng Nhô", "Hà Nội 12 ngày đêm", "Những người săn lùng cái đẹp"...Ông là tấm gương lao động nghệ thuật đáng để thế hệ trẻ noi theo.

NSND Trần Tiến không chỉ thành công ở những vai chính diện, mà ông còn thể hiện thành công nhiều vai diễn có cá tính, có tính cách riêng, ông cũng là một trong những tên tuổi hiếm hoi có được thành công trong những vở hài kịch bằng khả năng diễn xuất tài tình hiếm có. Qua mỗi vai diễn của mình, ông đều gửi gắm những suy tư, trăn trở về cuộc đời, về thân phận con người…

Sinh thời, NSND Trần Tiến từng nói: Làm cái gì cũng phải hết mình. Trong nghệ thuật phải say, phải mê, phải hết mình khổ luyện, phải để hết tâm huyết vào những vai diễn... Và điều quan trọng nhất mà ông rút ra được trong cả đời diễn chính là sự ham mê, sự dấn thân hết mình cho nghệ thuật. Năm 1997, NSND Trần Tiến được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

TTXVN

Nhà hát Kịch nói Quân đội biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ trên địa bàn Quân khu 9

Nằm trong chuyến lưu diễn phục vụ tại các tỉnh, thành phố phía Nam, từ ngày 10 đến 23-11, Nhà hát Kịch nói Quân đội tổ chức biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 9.

Nhà hát Kịch nói Quân đội báo cáo chương trình tập huấn nghiệp vụ năm 2022

Chiều 20-9, Nhà hát Kịch nói Quân đội tổ chức báo cáo chương trình tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho diễn viên, kỹ thuật viên với vở diễn “Hoa khôi dạy chồng”.

Đừng để khán giả quay lưng vì "kịch nói cắm hát chèo"

Khán giả đương thời không ít người xem chèo với cặp mắt của người xem kịch nói, dùng những khái niệm của kịch nói để thẩm định một vở chèo; trong số những người này có cả cán bộ cơ quan quản lý nghệ thuật

Chủ Đề