Biểu tượng của lễ cầu đảo là gì năm 2024

Lễ cầu đảo gồm có các nghi lễ sau: Lễ tẩy uế, lễ đốt Thần lửa, Lễ cúng thần ở đền tháp, Lễ đắp đập ở bờ sông. Trong đó, nghi lễ và chủ đề chính là Lễ đốt thần lửa, đây là sự tái tạo và thu nhỏ của các lễ nghi cộng đồng Chăm liên quan đến tục thờ thần lửa, thần Mặt trời, thần Nông, thần Thủy lợi… của cư dân nông nghiệp làm lúa nước, vì gắn liền với nghề nông, gắn liền với cầu mưa, gắn liền với thủy lợi, cho nên đây là một sự kiện rất quan trọng trong năm đối với người Chăm. Xưa kia trong dịp lễ này là ngày hội của nông dân ở đồng ruộng, cho công việc đồng áng, khai mương, đắp đập. Ngày nay, do sự phát triển về thủy lợi, về khoa học kỹ thuật… nên lễ này chỉ dừng lại ở phạm vi lễ, phần hội không còn, việc cúng tế do các chức sắc đảm nhiệm. Do vậy hiện nay, lễ cầu đảo đã là một bộ phận cấu thành trong hệ thống lễ hội ở đền tháp và góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội người Chăm Ninh Thuận.

Thôn Vật Lậu, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang là nơi sinh sống của 72 hộ dân tộc Dao quần trắng. Ngày nay, bà con nơi đây vẫn giữ gìn được bản sắc, phong tục tập quán tốt đẹp như hát dân ca, trang phục truyền thống. Trong đó, nghi lễ cầu làng là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc, giúp người dân có thêm sức mạnh tinh thần hăng say lao động, sản xuất.

Quang cảnh thôn Vật Lậu, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang

Lễ cầu làng thường được tổ chức vào ngày 2/2 hàng năm tại một hộ gia đình đã được dân làng lựa chọn; gia đình đó phải đáp ứng đầy đủ quy định về nhà rộng, sạch sẽ, có nguồn nước dồi dào. Sau 3 năm, già làng sẽ biểu quyết chọn một nhà khác để tổ chức. Lễ cầu làng của người Dao quần trắng khá đơn giản, đúng theo quan niệm có gì dâng nấy, quan trọng vẫn là tấm lòng thành của con, cháu. Tùy từng dịp thầy cúng sẽ có bài văn khấn bằng tiếng Dao riêng nhưng đều thể hiện sự biết ơn và cầu sự chở che, phù hộ tới bản làng.

Những phụ nữ dân tộc Dao quần trắng trong lễ cầu làng

Trước những nguy cơ có thể mất đi những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, huyện Bắc Quang đã xác định việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài.

Nghi lễ cầu làng là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc

Mỗi một nét sinh hoạt văn hóa đều mang ý nghĩa sâu sắc, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ những ước mơ giản dị, đơn sơ của người dân. Lễ cầu làng gắn liền với lịch sử hình thành bản làng của người Dao quần trắng ở thôn Vật Lậu. Qua nghi lễ này giúp người dân trong thôn bản gắn kết với nhau hơn, cùng nhau lao động, sản xuất xây dựng quê hương giàu đẹp.

Lễ hội còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cố kết cộng đồng, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Lễ cầu làng là hoạt động thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Dao quần trắng ở Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang. Lễ hội không chỉ thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Dao mà còn còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cố kết cộng đồng, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc./.

Võ Nhai là địa bàn có số người Dao sinh sống đông nhất của tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội Cầu mùa của người Dao Lô Gang tại đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số được bà con gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay.

Trong số 15 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Võ Nhai có 4 xã gồm: Phương Giao, Phú Thượng, Thần Sa, Vũ Chấn còn gìn giữ, bảo tồn được phong tục Lễ hội Cầu mùa. Lễ hội Cầu mùa của người Dao Lô Gang ở huyện Võ Nhai được ra đời từ khi nào không còn ai nhớ nữa, chỉ biết theo lời kể của nhân dân địa phương thì từ đời ông cha của họ đã truyền lễ hội này và được các thế hệ sau lưu giữ đến ngày nay.

Các thầy mời các vị thần về dự Lễ hội Cầu mùa

Theo tập tục của người Dao Lô Gang ở địa phương, cứ 3 năm một lần, nhân dân lại tổ chức lễ hội để cầu mùa. Thời gian tổ chức lễ hội do ông thầy cúng xem được ngày tốt trong mùa xuân là thực hiện. Năm Quý Mão vừa rồi, ngày 14 và ngày 15 tháng 3 được chọn là ngày lành, tháng tốt, nhân dân xóm Na Bả, xã Phương Giao đã tổ chức Lễ hội Cầu mùa. Để chuẩn bị cho ngày lễ hội, bà con nhân dân người Dao nơi đây đã chuẩn bị đầy đủ rượu, thịt, rồi dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất, sạch sẽ, trưng bày các vật dụng đẹp mắt đón khách đến dự hội chu đáo. Lễ hội được diễn ra trong 2 ngày, làm lễ cả ban ngày và đêm tại nhà ông Bàn Nho Vượng xóm Na Bả.

Thầy cúng Phan Văn Hanh, người chủ trì chính trong Lễ hội và anh Triệu Tiến Thanh, Bí thư Chi bộ xóm, anh Bàn Phúc Hiện, Trưởng xóm Na Bả cho biết: Theo lệ, mỗi gia đình đóng góp 1 con gà trống, 1,5 lít rượu, 250 ngàn đồng, 5 tờ giấy bản, 5 bơ gạo tẻ, 2 bơ gạo nếp. Đồng thời, mỗi nhà đem theo một túi thóc hoặc ngô để cúng trong lễ hội với ý cầu mong thần linh để phù hộ cho nhân dân gieo trồng được mùa màng bội thu, thóc ngô đầy nhà, chăn nuôi, tăng gia sản xuất được mùa no ấm.

Mỗi gia đình sẽ đại diện từ 1 đến 2 người tham gia lễ hội. Tất cả đến dự hội đều mỗi người góp sức vào từng việc cụ thể, thanh niên thì thịt lợn, thịt gà, phụ nữ thì đồ xôi xanh đỏ, nấu nướng. Nhộn nhịp nhất là nhóm người đàn ông chế tác công cụ sản xuất, đồ dùng bằng gỗ. Các ông được cấp sắc, độ tuổi trung niên thì in tiền, in mã, bắc cầu, treo sớ, thanh niên khác thì cắm cây, dựng rừng. Mọi công việc được hoàn thiện rất nhanh chóng.

Sau thời gian chuẩn bị, toàn bộ ban thờ, không gian trong và ngoài rừng sẽ là nơi để các thầy làm lễ, tế. Sau tất cả các thủ tục, 3 thầy cúng làm lễ, thỉnh thánh mời các thần về thụ lễ. Chuẩn bị Khai đàn, thỉnh thánh 15 vị thần đại diện cho các vị thần từ trên trời, dưới đất và tổ tiên các dòng họ về dự hội. Những người giúp việc cùng các thầy lập đàn, treo 3 bộ tranh thờ gồm 18 tờ tranh Tam Thanh.

Nét đặc sắc trong quá trình làm lễ là các thầy cúng hát những bài hát có nội dung kể về nguồn gốc tổ tiên, lời ca công trạng các vị tổ các dòng họ đã có công khai phá lập làng, các thần thiên nhiên có công giúp dân trừ quỷ dữ, giúp dân làm nương rẫy được mùa màng bội thu, diệt trừ tai ương bệnh tật… Các thầy vừa cúng khấn vừa đánh trống, thổi kèn, đánh chiêng gọi các ma về phù hộ cho con cháu, dân làng được an khang, thịnh vượng. Sau đó thầy cả xin phép tổ tiên thổi 4 tiếng tù và mời Ngọc Hoàng và khấn trình bày việc cấp sắc, xin Ngọc Hoàng chứng giám và phù hộ, xin đưa các vị thần ở địa phương lên thiên đình, báo cáo việc lễ cầu mùa sau một năm vất vả.

Thầy cả, thầy hai cùng con hương sẽ múa Sthềnh hung. Đây là bài múa để thỉnh các ma gia tiên, ma ở bên ngoài nhà về chứng giám việc làm lễ cầu mùa. Các thầy gọi thần thánh, các đạo về chuẩn bị lễ duyệt binh, ông thầy cúng gọi các thần về làm chứng, mời gọi Ngọc Hoàng xuống để nghe lời cầu xin của dân chúng, cầu xin cho đủ nước để cày cấy, cho phong đăng hòa cốc, mùa màng được bội thu, ngô khoai, thóc lúa được đầy nhà, tiễu trừ tai ương bệnh tật cho dân khang, vật thịnh nhà nhà no ấm.

Hát Pả Dung trong Lễ hội Cầu mùa

Trong 5 tiếng đồng hồ cúng ở rừng, thầy cúng đem lời kêu cầu của dân bản tới Ngọc Hoàng, xin ngài ban phúc lành cho dân làm ăn được thuận lợi, cho mùa màng được bội thu, che chở cho dân bản sức khỏe dồi dào, tránh được tai ương bệnh tật. Trong quá trình cúng ở rừng, thầy Cả cùng phụ tùy, con hương cũng cúng từ bàn thờ trong nhà chạy đi, chạy lại, từ trong nhà đi ra rừng, lại từ rừng vào trong nhà. Xen kẽ với đó là 3 đến 5 lần giết gà trống lấy máu văng ra rừng để hiến tế Ngọc Hoàng. Lúc này, thầy Cả đi rất nhanh, miệng hô lớn gọi âm binh, tay thoăn thoắt múa dụng cụ và các động tác bắt quyết, hô gió, gọi mây, gọi mưa, gọi các các vị thần tiên, liệt tổ về chứng giám, tinh thần hóa thân, nhập đồng. Khi khí thế của thầy lên đến cao trào, thầy sẽ khoa chân, múa tay, nhảy nhót kết hợp như thôi miên người xem. Thời gian đêm về sáng sẽ cúng tế thần linh, Ngọc Hoàng Thượng đế. Cúng suốt từ 2 giờ sáng cho đến gần 6 giờ sáng thì kết thúc.

Thời gian từ 6 giờ sáng đến 9 giờ, dân làng ra bãi chọc lỗ, gieo tra hạt ngô, hạt lúa. 5 cặp gồm nam và nữ được trang bị 5 cây tre đực vót nhọn 1 đầu. Nữ đeo túi đựng hạt lúa, hạt ngô đã được làm lễ, thực hiện nghi thức tra hạt trên một cái nương rộng đã được phát cây dọn cỏ. Nam bắt đầu chọc lỗ, nữ theo sau tra hạt ngô, lúa. Lễ hội diễn ra trong khoảng 1 tiếng. Sau đó tất cả kéo về Đình xóm Na Bả nơi thờ thần Dương Tự Minh của làng để làm lễ. Lễ gồm 1 gà trống, cỗ xôi nếp cái, hương hoa, rượu, nước, trầu cau, tiền, vàng. Một người đại diện là người cao tuổi của làng ra làm lễ. Tại 2 Nghè thờ thần của xóm làng cũng được cử người ra làm lễ.

Từ 10h đến 11h sáng ngày rằm tháng 3 sẽ kết thúc phần lễ hội. Các thầy cúng báo cáo các thần thánh, Ngọc Hoàng, kết thúc Lễ hội.

Lễ hội Cầu mùa của người Dao Lô Gang là lễ hội hoàn toàn có ý nghĩa cầu mùa gắn với cư dân làm nông nghiệp. Từ quan niệm vạn vật hữu linh, muốn cầu mong điều gì ta cầu vị thần đó. Do vậy, trong nghề làm ruộng, đi rừng phải thực hiện nghi lễ cúng thần Nông và thần Rừng. Các hình thức sắm lễ vật, mục đích của lễ hội là để mời gọi các vị thần linh trên trời, dưới đất, các vị thần sông, thần suối, thần núi, thần rừng... cùng về chứng giám lễ tạ của nhân dân. Từ đó, các vị thần sẽ nghe được lời cầu xin của muôn dân mà gọi mây về làm mưa, gọi gió, gọi nắng về mà gieo nước ngọt cho đời. Những yếu tố nhân văn đó được thể hiện qua các bài cúng, bài khấn, bài hát của các thầy cúng được diễn ra trong lễ hội. Nét đặc sắc không những được thể hiện qua các tiết mục hát Pả Dung, ca từ hát trong lễ hội mà ở cả các màn nhảy múa của thầy cúng và bà con. Thông qua các động tác biểu diễn sẽ phác họa lại chu trình đời người từ khi sinh ra cho đến trưởng thành và già đi một cách hình tượng, sâu sắc.

Các nghi thức xin âm dương, biếu tiền, mời thụ lộc cho các vị thần phản ánh nghi lễ tín ngưỡng của tập tục xa xưa của nhân dân địa phương trong lễ nghi thờ thần nông nghiệp. Trong quá trình diễn ra nghi lễ nhân dân trong làng có hát Pả Dung. Lời hát Pả Dung dìu dặt, lúc lên cao, lúc xuống trầm, lúc vút xa mù tắp, nội dung lời hát kể về lịch sử dân tộc, kể về Bàn Vương, vị tổ của dân tộc, thể hiện tình cảm của mình với khách đến dự lễ hội. Lời hát nhiều khi bày tỏ nỗi lòng nhớ về một thời xa xôi, quá vãng, lời ca lúc sâu lắng, đợm buồn, lúc rủ rỉ, rù rì, lúc khoan, lúc nhặt. Hết chương, hết đoạn, lại mời nhau uống rượu, men rượu nồng tình bạn đằm thắm, mời bạn phương xa.

Lễ Cầu mùa là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng người Dao. Đó là sự tích hợp những giá trị văn hóa nghệ thuật đặc trưng của người Dao Lô Gang, tiêu biểu là nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn cộng với không gian hành lễ mang đậm màu sắc tâm linh. Lễ Cầu mùa có giá trị ở khía cạnh văn hóa, nghệ thuật, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân. Những điệu múa, bài dân ca được lưu truyền trong Lễ hội Cầu mùa bao đời nay càng khẳng định nghệ thuật biểu diễn là một trong những bản sắc văn hóa đậm đà của người Dao.

Ông Bàn Nho Vượng, chủ nhà đăng cai lễ hội cho biết: Đây là một phong tục, tập quán lâu đời của người Dao Lô Gang quê tôi, lễ hội cầu cho mùa màng được bội thu, cầu các vị thần phù hộ cho nhân dân làng xóm được mạnh khỏe, làm ăn được thuận lợi, no ấm, dân khang, vật thịnh. Sau mỗi mùa lễ hội, dân làng phấn khởi, bảo nhau làm ăn phát triển, sản xuất được nhiều của cải.

Lễ cúng Ngọc Hoàng

Bản thân tôi cùng anh em đồng nghiệp qua cả một ngày và một đêm chứng kiến khung cảnh diễn ra Lễ hội Cầu mùa do các thầy cúng và các phụ tùy thực hành, qua các bước nghi thức diễn ra lễ hội cũng đều cảm nhận thấy đây là một trong những phong tục, tập quán đặc sắc, lâu đời của nhân dân địa phương. Bản sắc văn hóa dân tộc nổi lên rõ rệt ở trong cách thức từ lời ăn, tiếng nói, càng tiếp xúc với nhiều người càng thấy sự lý thú. Từ câu chuyện theo dòng chảy thời gian, từ quá khứ đến hiện tại, người Dao Lô Gang Na Bả hồn nhiên, tính tình trầm lặng nhưng khi được hỏi trò chuyện thì vô cùng sâu sắc. Họ đã gửi gắm bao tâm tư từ cuộc sống đời thường đến hiện tại được thể hiện qua mùa Lễ hội. Và càng khai thác, trò chuyện với nhân dân về phong tục Lễ hội Cầu mùa sẽ càng thấy rõ sự đoàn kết, kết nối ở các lứa tuổi. Điều này cho thấy truyền thống dân tộc trong cộng đồng ở đây đang được duy trì tốt đẹp, thật đáng quý.

Sau tất cả, lắng đọng trong tôi và đồng nghiệp là tình cảm chân thành, sự nhiệt tình của tất cả bà con, nhân dân ở đây. Một suy nghĩ trăn trở của đoàn trước khi ra về chia tay với các bác, các anh, các chị ở xóm Na Bả, dư âm của lễ Cầu mùa còn lưu luyến mãi trong tâm tư chúng tôi là làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản lâu dài. Đó cũng là một trọng trách, nhiệm vụ lớn của chúng tôi!

Chủ Đề