Biên bản thu bằng lái xe như thế nào năm 2024

Hôm qua, một mod trong công ty vì không để ý đã bị Cảnh Sát Giao Thông [CSGT] thổi phạt và ăn biên bản tạm giữ giấy phép lái xe [bằng lái]. Bạn ấy có thắc mắc không biết cầm biên bản vi phạm này thay cho bằng lái được không? Đây cũng là một câu hỏi khá hay và mình nghĩ chắc cũng có nhiều anh em đang suy nghĩ vụ này.

Đầu tiên, anh em cần phân biệt rõ về việc bị tạm giữ GPLX và tước GPLX:

  • Tạm giữ giấy phép lái xe khi anh em mắc lỗi nào đó và bị lập biên bản. Thời gian tạm giữ GPLX sẽ từ 7 cho đến tối đa là 30 ngày.
  • Tước GPLX khi anh em gây ra lỗi nghiêm trọng và trong khoảng thời gian bị tước thì anh em không được sử dụng loại xe được ghi trong GPLX. Thời gian tước GPLX sẽ nằm khoảng 1 tháng cho đến 24 tháng [vi phạm nồng độ cồn chẳng hạn].

Khi anh em bị lập biên bản và tạm giữ GPLX sẽ không ảnh hưởng gì tới việc anh em lưu thông ngoài đường nha. Trong thời gian mà anh em chờ để tới ngày đi đóng phạt ghi trong biên bản vi phạm, anh em có thể sử dụng nó để thay thế cho bằng lái của mình. Còn nếu như để quá hạn thời gian đóng phạt, khi vô tình bị CSGT bắt lần nữa thì anh em sẽ bị phạt với lỗi không có giấy tờ.

Nói cách khác, thời hạn từ ngày lập cho đến ngày hẹn xử lý chính là khoảng thời gian mà anh em có thể dùng biên bản phạt để thay thế cho GPLX.

Mình bổ sung thêm phần luật cho các anh em nắm rõ hơn nhé. Dưới đây là trích các khoản mục 7, 8 của Điều 125, luật xử lý vi phạm hành chính, ban hành năm 2012:

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.​

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề."​

Như vậy, GPLX của anh em có thể bị tạm giữ từ 7 ngày đến không quá 30 ngày. Sau thời hạn này biên bản sẽ không còn tác dụng thay thế bằng lái, và nếu tiếp tục vi phạm, sẽ bị tính là không có GPLX. Anh em lưu ý là có hai lỗi: không xuất trình được GPLX [có nhưng không mang theo] và không có GPLX. Lỗi không xuất trình được sẽ có khung phạt thấp hơn nhiều nhé.

*Ngoài ra, anh em cũng có thể xem thêm về cách đóng phạt online theo link: //tinhte.vn/t3095974/

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Như vậy: Việc bạn điều khiển điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ nên bị lập biên bản và bị cảnh sát giao thông tạm giữ giấy tờ xe, giấy phép lái xe trong 07 ngày là phù hợp với quy định của pháp luật.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [kể trê].

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 [kể trên], nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người vi phạm vẫn được tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà không bị xử phạt đối với hành vi không có giấy tờ xe, giấy phép lái xe [đang bị tạm giữ.

Đồng nghĩa, trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, thì biên bản vi phạm hành chính có thể thay thế giấy tờ xe, giấy phép lái xe.

Do đó: Đối với trường hợp bạn bị lập biên bản vi phạm hành chính, bị tạm giữ giấy tờ xe, giấy phép lái xe và hẹn sau thời hạn 07 ngày đến Phòng cảnh sát giao thông để giải quyết, thì trong thời hạn 07 ngày này, bạn được sử dụng biên bản vi phạm thay cho bằng lái xe, giấy tờ xe khi lái xe trên đường mà không bị xử phạt đối với hành vi không có giấy tờ xe, giấy phép lái xe.

Biên bản tạm giữ giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu?

Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế. Thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.12 thg 5, 2023nullQuy định về tạm giữ giấy phép lái xe mới nhất 2023thuvienphapluat.vn › quy-dinh-ve-tam-giu-giay-phep-lai-xe-moi-nhat-2023null

Bị giữ bằng lái xe có ảnh hưởng gì không?

VOV.VN - Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép. Nếu trong thời gian bị giữ bằng lái xe mà vẫn lái xe có thể bị phạt cao nhất 4 triệu đồng. Thực tế cho thấy có rất nhiều người bị tước bằng lái xe khi vi phạm Luật giao thông đường bộ.nullBị giữ bằng nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu? - VOVvov.vn › bi-giu-bang-nhung-van-lai-xe-bi-phat-bao-nhieu-post1053205null

Treo bằng lái là gì?

Tạm giữ GPLX là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Tước GPLX là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.nullCách phân biệt tạm giữ và tước Giấy phép lái xe - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › cong-dong-dan-luat › cach-phan-biet-tam-giu-va-tuo...null

Bí thư bằng lái xe máy thì nộp phạt bao nhiêu?

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô. - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.nullBị giữ bằng nhưng vẫn lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? - VTC Newsvtcnews.vn › bi-giu-bang-nhung-van-lai-xe-se-bi-phat-bao-nhieu-tien-ar83...null

Chủ Đề