Bị đi ngoài liên tục là bệnh gì năm 2024

Thông thường, ruột non và ruột già hấp thụ 99% lượng dịch do ăn uống và dịch tiết từ đường tiêu hóa [GI] - tổng lượng dịch nạp vào khoảng 9-10 L mỗi ngày. Do đó, thậm chí giảm nhẹ [1%] hấp thụ nước ở ruột hoặc tăng tiết dịch sẽ đủ để làm tăng lượng nước gây tiêu chảy.

Tiêu chảy xảy ra khi không thể hấp thu được, các chất tan trong nước còn lại trong ruột và giữ nước. Các chất hòa tan đó bao gồm polyethylene glycol, muối magiê [hydroxit và sulfat] và phốt phát natri, được sử dụng làm thuốc nhuận tràng. Tiêu chảy thẩm thấu xảy ra khi không dung nạp đường [ví dụ: không dung nạp lactose Không dung nạp carbohydrate Không dung nạp carbohydrate là không có khả năng tiêu hóa một số loại carbohydrate do thiếu một hoặc nhiều enzym đường ruột. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, chướng bụng và đầy hơi. Chẩn đoán... đọc thêm do thiếu men lactase]. Dùng một lượng lớn hexitol [ví dụ: sorbitol, mannitol, xylitol] hoặc siro ngô có hàm lượng fructose cao, được sử dụng làm chất thay thế đường trong kẹo, kẹo cao su và nước ép trái cây, gây tiêu chảy thẩm thấu vì hexitol được hấp thu kém. Lactulose, được sử dụng như thuốc nhuận tràng, gây ra tiêu chảy theo cơ chế tương tự. Ăn nhiều một số thức ăn nhất định [ xem Bảng: ] có thể gây tiêu chảy thẩm thấu.

Tiêu chảy xảy ra khi ruột tiết ra nhiều chất điện giải và nước hơn lượng ruột hấp thụ. Nguyên nhân gây tăng tiết bao gồm nhiễm trùng, chất béo không được hấp thu, một số loại thuốc nhất định và nhiều chất gây tăng tiết nội sinh và ngoại sinh khác nhau.

Một số loại thuốc có thể trực tiếp kích thích các quá trình bài tiết ở ruột [ví dụ: quinidine, quinine, colchicin, thuốc xổ antraquinone, dầu thầu dầu, prostaglandin] hoặc gián tiếp bằng cách làm giảm quá trình hấp thụ chất béo [ví dụ: orlistat].

Các khối u nội tiết khác nhau sản sinh ra các chất kích thích bài tiết, bao gồm vipomas Vipoma U tiết peptide vận mạch ruột là khối u không phải tế bào beta của tiểu đảo tụy, bài tiết peptit vận mạch ruột [VIP] gây ra hội chứng gồm tiêu chảy phân nước, hạ kali máu và giảm tiết axit dịch... đọc thêm [peptide ruột vận mạch], gastrinomas U tiết gastrin U tiết gastrin là u sản xuất ra gastrin, thường khu trú ở tụy hoặc ở thành tá tràng. Gây tăng tiết acid dạ dày và loét dạ dày tá tràng tăng triển khó điều trị [hội chứng Zollinger-Ellison].... đọc thêm

[gastrin], bệnh tế bào mast Hội chứng tăng sinh tế bào và kích hoạt tế bào Mast Bệnh tế bào Mast là sự tăng sinh tế bào mast kèm theo xâm nhập da hoặc các mô và cơ quan khác. Hội chứng hoạt hóa tế bào mast tăng lên và sự hoạt hóa không thích hợp của các tế bào mast mà không... đọc thêm
[histamine], [calcitonin và prostaglandin] và u tế bào ưa bạc Tổng quan về U carcinoid Các khối u carcinoid phát triển từ các tế bào nội tiết thần kinh trong đường tiêu hóa [90%], tụy, phế quản phổi và hiếm khi ở hệ tiết niệu sinh dục. Hơn 95% các u carcinoid đường tiêu hóa chỉ... đọc thêm [histamine, serotonin và polypeptides]. Một số chất trung gian [ví dụ: prostaglandin, serotonin, các phức hợp liên quan] cũng làm tăng tốc độ thức ăn di chuyển qua ruột non, tăng tốc độ thức ăn di chuyển qua đại tràng, hoặc cả hai.

Hấp thu muối mật kém, có thể xảy ra với một số tình trạng bệnh lý, gây tiêu chảy bằng cách kích thích tăng tiết nước và điện giải. Phân có màu xanh lá cây hoặc màu cam.

Các thuốc gây kích thích cơ trơn của ruột [ví dụ: thuốc trung hòa axit có magiê, thuốc nhuận tràng, thuốc ức chế cholinesterase, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc] hoặc các thuốc thể dịch [ví dụ: prostaglandin, serotonin] cũng có thể làm tăng tốc độ thức ăn di chuyển qua.

Tiền sử của bệnh hiện tại cần phải xác định thời gian và mức độ nặng của tiêu chảy, hoàn cảnh khởi phát [bao gồm cả những chuyến đi, thức ăn, nguồn nước đã tiêu thụ gần đây], thuốc đã dùng [bao gồm bất cứ loại thuốc kháng sinh nào trong vòng 3 tháng trước], đau bụng hoặc nôn, tần suất và thời gian đại tiện, thay đổi tính chất phân [ví dụ: có máu, mủ, hoặc nhầy, thay đổi màu sắc hoặc độ đặc, bằng chứng đi ngoài phân mỡ], những thay đổi liên quan đến cân nặng hoặc cảm giác thèm ăn và tình trạng mót đại tiện hoặc cảm giác buốt mót cần phải được chú ý. Sự xuất hiện đồng thời của tiêu chảy trong những lần tiếp xúc gần cần phải được xác định chắc chắn. Các bác sĩ cần phải hỏi cụ thể về bất kỳ thay đổi nào về các loại thuốc có thể gây ra tiêu chảy.

Xem xét các hệ thống cần phải tìm kiếm các triệu chứng có thể gợi ý nguyên nhân, bao gồm đau khớp [viêm ruột, bệnh celiac]; đỏ bừng mặt [tế bào ưa bạc, u tiết hoóc-môn peptied ruột vận mạch, bệnh tế bào mast]; đau bụng mạn tính [ruột kích thích, bệnh viêm ruột, u gastrin]; và chảy máu đường tiêu hóa [viêm đại tràng thể loét, khối u].

Bệnh sử trong quá khứ nên xác định được các yếu tố nguy cơ đã biết về bệnh tiêu chảy, bao gồm bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, nhiễm HIV và các thủ thuật trước đây ở đường tiêu hóa [ví dụ: bắc cầu hoặc cắt ruột hoặc dạ dày hoặc cắt tụy]. Tiền sử gia đình và xã hội cần phài tìm hiểu về sự xuất hiện đồng thời của tiêu chảy trong những lần tiếp xúc gần.

Tình trạng dịch và bù dịch cần được đánh giá. Thăm khám toàn diện, chú ý đến khám bụng và trực tràng bằng ngón tay để kiểm tra mức độ co thắt của cơ thắt và xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có vai trò quan trọng.

Một số dấu hiệu nhất định cho nghi ngờ về nguyên nhân gây tiêu chảy là một cơ quan hoặc trầm trọng hơn:

  • Máu hoặc mủ trong phân
  • Sốt
  • Dấu hiệu mất nước
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Sụt cân

Tiêu chảy cấp tính, toàn nước trên một người khoẻ mạnh có thể có căn nguyên nhiễm khuẩn, đặc biệt là khi đi du lịch, có thể bị ngộ độc thức ăn, hoặc một ổ dịch có một nguồn điểm có liên quan.

Tiêu chảy với phân màu xanh lá cây hoặc màu cam gợi ý kém hấp thu muối mật.

Các triệu chứng có thể giúp xác định đoạn ruột bị ảnh hưởng. Nói chung, trong bệnh lý ruột non, phân số lượng nhiều và toàn nước hoặc toàn chất béo. Trong các bệnh ở đại tràng, phân thường xuyên, đôi khi khối lượng ít, có thể kèm theo máu, nhầy, mủ và cảm giác khó chịu ở bụng.

Các dấu hiệu ngoài bụng gợi ý nguyên nhân bao gồm các thương tổn ở da hoặc đỏ bừng mặt [bệnh tế bào mast Hội chứng tăng sinh tế bào và kích hoạt tế bào Mast Bệnh tế bào Mast là sự tăng sinh tế bào mast kèm theo xâm nhập da hoặc các mô và cơ quan khác. Hội chứng hoạt hóa tế bào mast tăng lên và sự hoạt hóa không thích hợp của các tế bào mast mà không... đọc thêm

], các nốt ở tuyến giáp [ ], tiếng thổi bên phải tim [u tế bào ưa bạc], bệnh hạch bạch huyết [u lympho Tổng quan về u lympho U lympho là một nhóm bệnh không đồng nhất gồm nhiều loại u khác nhau phát sinh từ hệ thống lưới nội mô và hệ bạch huyết. Các loại chính là U lympho Hodgkin U lympho non-Hodgkin Xem bảng So sánh... đọc thêm , AIDS Nhiễm trùng HIV/AIDS ở người Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV] là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau [HIV-1 và HIV-2] chúng phá hủy tế bào lympho CD4+ và làm giảm khả năng miễn dịch... đọc thêm
] và viêm khớp [viêm ruột, bệnh celiac Bệnh celiac Bệnh Celiac là một bệnh qua trung gian miễn dịch ở những người nhạy cảm về mặt di truyền do không dung nạp gluten, dẫn đến viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu. Các triệu chứng thường... đọc thêm
].

Tiêu chảy cấp [< 4 ngày] thường không cần phải làm xét nghiệm. Trừ trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, phân toàn máu, sốt, đau dữ dội, hạ huyết áp, hoặc có các biểu hiện của ngộ độc - đặc biệt là những người rất trẻ hoặc rất già. Những bệnh nhân này cần phải được làm công thức máu và đo các chất điện giải, nitơ urê máu và creatinine. Cần phải lấy mẫu phân để soi trên kính hiển vi, nuôi cấy và nếu đã dùng kháng sinh, xét nghiệm tìm độc tố C. difficile.

Tiêu chảy mạn tính [\> 4 tuần] cần phải có đánh giá, cũng như xuất hiện đợt tiêu chảy ngắn hơn [1 đến 3 tuần] ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc những người bị bệnh nặng. Đánh giá chẩn đoán cần phải được hướng theo bệnh sử và khám thực thể khi có thể. Nếu phương pháp này không đưa ra chẩn đoán hoặc hướng chẩn đoán thì cần phải có cách tiếp cận rộng hơn. Xét nghiệm ban đầu cần phải bao gồm xét nghiệm phân để tìm máu ẩn trong phân, chất béo [bằng cách nhuộm Sudan hoặc elastase trong phân], điện giải đồ [để tính khoảng trống áp lực thẩm thấu của phân] và xét nghiệm kháng nguyên Giardia hoặc phản ứng chuỗi polymerase; công thức máu toàn có công thức bạch cầu; huyết thanh học celiac [IgA mô transglutaminase]; hoóc-môn kích thích tuyến giáp [TSH] và thyroxine tự do [T4]; và calprotectin trong phân hoặc lactoferrin trong phân [để sàng lọc bệnh viêm ruột [inflammatory bowel disease, IBD]]. Hướng dẫn đánh giá xét nghiệm tiêu chảy cơ năng và hội chứng ruột kích thích chủ yếu có tiêu chảy [IBS-D] của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ 2019 khuyến nghị giá trị ngưỡng là 50 mcg/g đối với calprotectin trong phân hoặc trong khoảng từ 4,0 đến 7,25 mcg/g đối với lactoferrin trong phân để tối ưu hóa độ nhạy với IBD. Kiểm tra bằng kính hiển vi để tìm trứng và ký sinh trùng cần phải được thực hiện cho những bệnh nhân có tiền sử đi du lịch gần đây hoặc nhập cư gần đây từ các khu vực có nguy cơ cao. Xét nghiệm phân kiểm tra C. difficile cần phải được thực hiện trên những bệnh nhân có phơi nhiễm với kháng sinh hoặc nghi ngờ nhiễm C. difficile. Nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng có sinh thiết cần phải được làm tiếp theo để tìm nguyên nhân viêm.

Nếu không có chẩn đoán rõ ràng và nhuộm Sudan hoặc elastase trong phân dương tính với chất béo, thì nên đo sự bài tiết chất béo trong phân. Có thể cân nhắc xét nghiệm bổ sung, bao gồm CT ruột non [bệnh cấu trúc] và sinh thiết ruột non qua nội soi [bệnh niêm mạc], có thể được xem xét [ví dụ: nếu các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc nặng như là sụt cân]. Nếu đánh giá vẫn cho kết quả âm tính, cần cân nhắc đánh giá cấu trúc và chức năng tụy [ xem ] cho những bệnh nhân đi ngoài phân mỡ không rõ nguyên nhân. Không thường gặp, nội soi bằng viên nang có thể phát hiện các thương tổn, chủ yếu là bệnh Crohn hoặc bệnh ruột do thuốc chống viêm không steroid, không được xác định bằng các phương pháp khác.

Khoảng trống thẩm thấu trong phân, được tính toán 290 − 2 × [natri phân + kali phân] cho biết tiêu là xuất tiết hay thẩm thấu. Khoảng trống thẩm thấu < 50 mEq/L cho biết tiêu chảy xuất tiết; khoảng trống lớn hơn gợi ý tiêu chảy thẩm thấu. Bệnh nhân bị tiêu chảy thẩm thấu có thể giấu việc uống thuốc nhuận tràng có magiê [có thể phát hiện được bằng cách đo nồng độ magiê trong phân] hoặc kém hấp thu carbohydrate [được chẩn đoán bằng kiểm tra hơi thở hydro, xét nghiệm lactase và xem xét chế độ ăn uống].

Tiêu chảy xuất tiết chưa được chẩn đoán cần phải làm xét nghiệm [ví dụ: nồng độ gastrin, calcitonin, peptide ruột vận mạch trong huyết tương, histamin, axit axetic 5-hydroxyindole nước tiểu [5-HIAA]] với các nguyên nhân liên quan đến nội tiết. Cần phải xem xét các triệu chứng suy thượng thận. Phải xem xét việc lén lút lạm dụng thuốc nhuận tràng; có thể loại trừ việc này bằng cách xét nghiệm thuốc nhuận tràng trong phân.

  • Bù dịch và chất điện giải để điều trị mất nước
  • Có thể dùng thuốc chống tiêu chảy cho tiêu chảy không có máu trên những bệnh nhân không có nhiễm độc toàn thân

Tiêu chảy là một triệu chứng. Khi có thể, rối loạn cơ bản nên được điều trị, nhưng điều trị triệu chứng thường là cần thiết. Tiêu chảy có thể giảm bằng cách dùng loperamide đường uống 2 đến 4 mg từ 3 hoặc 4 lần/ngày [tốt nhất là cho dùng trước bữa ăn 30 phút], diphenoxylate 2,5 đến 5 mg [dạng viên hoặc dịch] 3 hoặc 4 lần/ngày, codeine phốt phát uống từ 15 đến 30 mg 2 hoặc 3 lần/ngày, hoặc paregoric [camphorated opium tincture] dung dịch uống từ 5 đến 10 ml, 1 lần/ngày đến 4 lần/ngày.

Vì thuốc chống tiêu chảy có thể làm trầm trọng thêm viêm đại tràng do C. difficile hoặc tăng khả năng bị hội chứng tan máu-ure huyết trong nhiễm trùng do Shiga sinh độc tố Escherichia coli, không nên dùng các thuốc này trong tiêu chảy có máu không rõ nguyên nhân. Cần phải hạn chế sử dụng các thuốc này cho những bệnh nhân bị tiêu chảy toàn nước và không có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng biện minh cho những lo ngại trước đây về việc bài tiết kéo dài các mầm bệnh vi khuẩn có khả năng xảy ra với các thuốc chống tiêu chảy.

Các hợp chất như psyllium hoặc methylcellulose tăng tạo khối lượng phân. Mặc dù thường được kê đơn khi táo bón, nhưng thuốc tăng tạo khối lượng phân với liều thấp làm giảm độ dịch trong phân lỏng. Cao lanh, pectin và chất hấp phụ attapulgit hoạt hóa. Nên tránh các chất ăn kiêng có hoạt tính thẩm thấu [xem bảng ] và tránh các thuốc kích thích.

Eluxadoline, có tác dụng chủ vận thụ thể mu-opioid và tác dụng đối kháng thụ thể delta-opioid, có thể được sử dụng để điều trị IBS chủ yếu là tiêu chảy. Liều là 100 mg uống 2 lần/ngày [75 mg 2 lần/ngày nếu liều 100 mg không thể dung nạp được]. Không nên sử dụng thuốc này trên những bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật hoặc có tiền sử viêm tụy. Bệnh nhân IBS chủ yếu là tiêu chảy cũng có thể được dùng kháng sinh rifaximin 550 mg, uống 3 lần/ngày trong 14 ngày.

  • Trên những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, xét nghiệm chỉ cần thiết đối với những người có triệu chứng kéo dài [tức là > 1 tuần], có những dấu hiệu cảnh báo cao, rất trẻ, hoặc rất già.
  • Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy nếu viêm đại tràng do C. difficile, nhiễm Salmonella, hoặc lỵ trực khuẩn có khả năng xảy ra.
  • Hội chứng viêm ruột sau nhiễm khuẩn xuất hiện ở 10% số bệnh nhân sau khi bị viêm ruột nhiễm khuẩn cấp tính.

Tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

1 ngày đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

Có những người đi đại tiện nhiều hơn - khoảng 2 – 3 lần/ ngày, hoặc ít hơn – khoảng 3 – 4 lần/ tuần vẫn được xem là bình thường. Nếu tần suất đại tiện của bạn nhiều hơn hoặc ít hơn những con số ở trên và điều đó xảy ra trong một thời gian dài thì nhiều khả năng là hệ tiêu hoá của bạn đang có vấn đề.

Bị đi ngoài nhiều lần trong ngày nên uống gì?

Bị tiêu chảy mất nước nên uống gì để bù nước?.

Uống oresol. Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất nước vì đi ngoài nhiều. ... .

Uống trà gừng. ... .

Uống trà vỏ cam. ... .

Uống trà hoa cúc. ... .

Uống nước lọc. ... .

Uống nước cháo hoặc nước gạo rang. ... .

Uống nước dừa. ... .

Uống nước cam mật ong..

Đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh gì?

Đau bụng thường xuyên, liên tục hoặc dữ dội và tiêu chảy, có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc một vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Các nguyên nhân có thể gây ra đau bụng và tiêu chảy bao gồm: Viêm dạ dày ruột do virus [cúm dạ dày] Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn [ngộ độc thực phẩm]

Tại sao bị đi ngoài nhiều lần?

Triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hoặc hội chứng ruột kích thích. Nếu có các biểu hiện đi kèm như tức nghẹn, nóng rát bụng thì có khả năng người bệnh đã bị trào ngược dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Chủ Đề