Bệnh tay chân miệng do virus nào gây nên

Bệnh tay chân miệng là bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng và độ tuổi nào dễ mắc bệnh này nhất và cách phòng chống bệnh như thế nào là điều không phải ai cũng hiểu rõ.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm vi rút từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

.jpg)

Một số dấu hiệu bệnh chân tay miệng.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, căn bệnh này hiện phổ biến ở rất nhiều quốc gia châu Á và cứ vài năm lại xảy ra một đợt ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Trong thập niên vừa qua, đã có những báo cáo về các vụ bùng phát dịch tay chân miệng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Những quốc gia châu Á ghi nhận có số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh trong thời gian gần đây gồm: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.

Tại Việt Nam, số ca nhiễm bệnh này có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một bệnh nhân nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do vi rút khu trú trong phân.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng Các vi rút thuộc nhóm Enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhóm vi rút này bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác. Bệnh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi vi rút Coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút nhóm Enterovirus, bao gồm vi rút Enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Ai dễ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm.

Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh.

Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định.

Do đó dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Khi bị bệnh người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét. Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh thường xuyên và can thiệp y tế kịp thời khi người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng.

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý dễ lây lan nhất là trong giai đoạn chuyển mùa. Đối tượng thường dễ mắc bệnh là trẻ em vì sức đề kháng của trẻ khá yếu. Cha mẹ cần hiểu biết đúng về bệnh để có thể ứng phó kịp thời, kiểm soát dịch bệnh một cách tốt nhất.

1. Giới thiệu chung về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân.

Đường lây nhiễm chính của tay chân miệng qua hệ tiêu hóa từ tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Vì vậy, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch như là mẫu giáo, nhà trẻ,...

Bệnh tay chân miệng do virus nào gây nên

Tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm nhưng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5, từ tháng 9 đến tháng 12

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng là do virus thuộc họ virus đường ruột, điển hình là hai nhóm tác nhân Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đây được coi là virus có sức sống mãnh liệt và dai dẳng, sống được trong khoảng nhiệt rất rộng (từ rất lạnh đến rất nóng).

Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C sau 30 phút. Với điều kiện nhiệt độ lạnh - 40 độ C, virus sẽ sống được đến 3 tuần ở môi trường bên ngoài. Trong đó, những môi trường sinh hoạt chung thường là nơi tập trung của virus như đồ dùng ăn uống, mặt bàn, đồ chơi chung, ghế,....

Bệnh tay chân miệng do virus nào gây nên

Đối tượng dễ mắc tay chân miệng là trẻ em dưới 5 tuổi vì hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện

Trẻ lớn hơn và người lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ sẽ thấp hơn đáng kể.

3. Dấu hiệu nhận biết

Cha mẹ cần chú ý, quan sát những dấu hiệu của trẻ để sớm phát hiện ra bệnh tay chân miệng. Từ đó, việc chữa trị cho bé trở nên nhẹ nhàng và phòng trừ được các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Xét về chẩn đoán lâm sàng, dấu hiệu của bệnh được chia thành 4 giai đoạn đặc trưng như sau:

3.1. Giai đoạn ủ bệnh

Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ không có nhiều biểu hiện về bệnh, bé vẫn sinh hoạt một cách bình thường. Thời gian của giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

3.2. Giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng

Giai đoạn khởi phát diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày với biểu hiện cụ thể của trẻ bao gồm đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy,...

3.3. Giai đoạn toàn phát

Toàn phát là giai đoạn mà những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nên rõ ràng hơn. Điển hình là những biểu hiện:

  • Viêm loét miệng là dấu hiệu thường thấy của trẻ bị tay chân miệng. Loét miệng được phát hiện nhiều nhất tại hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc vùng má, môi, lưỡi. Số lượng bắt đầu từ 1 đến vài vết loét trong miệng, kích cỡ từ 2 - 3 mm. Viêm loét miệng làm cho trẻ khó ăn, bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước bọt;
  • Sốt: Đa số trẻ chỉ bị sốt nhẹ trong nhiệt độ từ 37,5 đến 38 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao đến 39 - 40 độ C trong vòng 2 ngày trở lên, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị. Vì đây có thể là biểu hiện của biến chứng nghiêm trọng;
  • Phát ban trên da dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông. Ban thường tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn (khoảng dưới 7 ngày). Sau đó những vết phỏng có thể để lại thâm, không để sẹo và hiếm khi bị loét hoặc bội nhiễm.

4. Biến chứng

Qua đó, cha mẹ nhận biết sớm được dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ có cách điều trị, chăm sóc tốt nhất. Từ đó, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do virus EV71 gây ra, có thể kể đến như:

  • Biến chứng về não bộ: Dẫn đến một trong những bệnh viêm màng não, viêm não, viêm não tủy. Đồng thời kèm theo những biểu hiện như hay giật mình, đi không vững, mắt nhìn ngược, nhãn cầu bị rung hoặc giật,...
  • Biến chứng về hệ hô hấp, tim mạch: Bệnh viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện, xử lý nhanh chóng.

5. Phòng ngừa

Khi đang ở trong vùng dịch tay chân miệng, cách tốt nhất để giảm thiểu lây nhiễm của bệnh là cần chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng nếu không thực sự cần thiết
  • Trẻ bị mắc bệnh cần được cách ly tại nhà để tránh việc lây lan;
  • Theo dõi, quan sát trẻ bị sốt trong vùng dịch bệnh, cần thiết nên đưa trẻ đi cách ly;
  • Vệ sinh nơi ở của người bệnh bằng cách lau phòng, khử khuẩn toàn bộ giường bệnh, phòng bệnh bằng Cloramin B 2%;
  • Xử lý những chất thải, quần áo, khăn trải giường của người bệnh và những dụng cụ chăm sóc được sử dụng lại theo quy trình của phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa;
  • Người nhà và nhân viên y tế cần rửa tay kháng khuẩn sau khi thay quần áo, tã hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt,... của người bệnh.

Bệnh tay chân miệng do virus nào gây nên

Cha mẹ nên hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ

6. Điều trị

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị cho trẻ bị bệnh tay chân miệng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Đã có nhiều trường hợp phụ huynh đã sử dụng thuốc kháng sinh để cho trẻ uống. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra tay chân miệng đến từ virus. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt được vi khuẩn, không diệt được virus.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, đề phòng những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trong đó, Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ những chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh lý ở trẻ em.

Bệnh tay chân miệng do virus nào gây nên

Khám nhi tổng quát, định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Ngoài ra, Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được trang bị nhiều thiết bị Y tế hiện đại. Đồng thời áp dụng tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo khi trẻ đến điều trị tại bệnh viện.

Thông qua những dấu hiệu về bệnh tay chân miệng trong bài viết mong rằng cha mẹ đã biết được những thông tin quan trọng. Để đặt lịch thăm khám và hỗ trợ tư vấn từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 1900 56 56 56.

Virus tay chân miệng sống được bao lâu?

Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chứng minh được virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng sống sót lâu ở môi trường bên ngoài. Chúng chỉ có thể bị tiêu diệt với nhiệt độ 560 độ C sau 30 phút. Khi ở môi trường lạnh – 40 độ C, virus có thể sống được đến 3 tuần.

Bệnh tay chân miệng điều trị bao lâu?

Phần lớn trẻ mắc tay chân miệng sẽ tự khỏi bệnh sau khoảng 7 - 10 ngày.

Bệnh tay chân miệng nên tâm là gì?

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để khỏi nhanh?.

Tắm bằng lá trà xanh. Theo Đông y thì lá trà xanh là loại lá có tính hàn, vị chát lẫn đắng nhẹ và hơi chua. ... .

Tắm bằng lá diếp cá ... .

Tắm bằng lá cây kinh giới. ... .

Tắm bằng lá rau sam. ... .

Tắm bằng lá chè vằng..

Có bao nhiêu chứng tay chân miệng?

Có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng. Ngoài hai chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em, còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus) có thể gây bệnh tay chân miệng.