Bé 7 tháng bị táo bón webtretho

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Các mẹ ơi, nếu trẻ sơ sinh bị táo bón, mình xin chia sẻ với các bạn cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh như sau: các mẹ có thể dùng chiếc cặp nhiệt độ, sau đó bôi một chút thuốc mỡ vào đầu chiếc cặp nhiệt độ, kích thích vào hậu môn của bé, cộng thêm dùng tay xoa nhẹ vùng bụng dưới của bé theo chiều kim đồng hồ, đảm bảo công hiệu ngay.

Tôi mới có một cháu trai gần 2 tháng tuổi, hiện nay cháu đang bị táo bón( 5 ngày mới đi ngoài, còn đánh rắm thì liên tục và mùi rất nặng). Vậy xin hỏi các bác và các anh chị chỉ bảo giúp cách chữa cho cháu khỏi táo bón. Xin chân thành cảm ơn.

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì đâu gây ra hiện tượng trẻ bị táo bón. Do thức ăn, chế độ dinh dưỡng, do đường ruột của trẻ hay vì các tác nhân khác.

Hãy cũng tìm hiểu rõ hơn với những nguyên nhân đưa ra sau đây:

- Bé có thể bị táo bón do mẹ bị táo bón cho con bú, sữa công thức được pha không đúng tỷ lệ cho trẻ, thực đơn ăn dặm của bé ít chất xơ, bé có thói quen ăn ít rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, hoặc uống ít nước. - Một số trường hợp bé bị táo bón do tâm lý thường cố “nhịn”, khiến đại tràng dãn to. Phân bị tích trữ trong nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng tạo ra phản xạ đi ngoài. Ngoài ra, do tác dụng của thuốc kháng sinh hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn nên bé cũng rất dễ bị táo bón. - Một số trường hợp khác khiến bé hay bị táo bón là trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị thiếu máu phải bổ sung vi sắt. Khi phát hiện bé bị táo bón các mẹ hãy nhanh chóng điều trị để giúp bé phát triển tốt hơn.

Một số cách điều trị táo bón cho trẻ:

- Mẹ cho bé uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày. - Trong trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ kịp thời để có thể cắt cơn táo cho bé nhanh nhất có thể. - Mẹ chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh và quả chín từ nhỏ. - Nếu trẻ lớn thì mẹ không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê… thì mới có thể chấm dứt được tình trạng táo. - Mẹ chọn cho bé loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài). Đồng thời khi bé bị táo bón, mẹ cũng nên pha sữa loãng hơn bình thường. - Ngoài ra mẹ nên xoa bóp để kích thích nhu động cho bé. Mẹ có thể sử dụng thuốc nhuận tràng, men vi sinh hoặc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sỹ. Mẹ cũng nhanh chóng điều trị các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu.

Be Moon nhà mình hay bị táo bón quá 3 -4 hôm mới đi một lần...mỗi lần đi đều bị vón hòn bé khóc thấy tội quá, mình đã điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé nhưng không mấy cải thiện....Có bác nào có bé nnhu nhà mình chia sẻ kinh nghiệm giúp mình với....!!!!

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Bé nhà tôi 7 tháng tuổi dạo này bé rất biếng ăn và đi ngoài phân rắn, có hiện tượng táo bón. Dù đã cho ăn các loại rau, và rau nhuận trang (Rau đay, rau lang và rau mùng tơi) nhưng tình hình cũng ko được cải thiện. Mong các bà mẹ có kinh nghiệm chia sẻ giúp tôi với. Tôi rất lo lắng. Cám ơn mọi người.

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Post cho các mẹ quan tâm:Táo bón ở trẻ em là một triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng. Táo bón là trường hợp trẻ đi ngoài với đặc điểm là số lượng phân rất ít hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Táo bón kéo dài gây chán ăn, chậm lên cân, thậm chí gây tình trạng đau bụng kéo dài hoặc nôn trớ. Chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếuSố lần đi ngoài hàng ngày khác nhau theo lứa tuổi. Đối với trẻ dưới 1 tuổi: 2-3 lần/ngày (nếu trẻ đi 1 lần/ngày nhưng phân vẫn mềm, dẻo và khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là bị táo bón). Đối với trẻ lớn hơn đi ngoài 1 lần/ngày là bình thường (có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón).Xét về nguyên nhân gây bệnh cũng cần chia trẻ em ra thành hai độ tuổi là trẻ còn bú và trẻ lớn.Đối với trẻ còn bú, có hai loại táo bón: Táo bón đột xuất và táo bón thường xuyên. Táo bón đột xuất là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh như tắc ruột, lồng ruột, viêm màng não... Còn đối với táo bón thường xuyên nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn và uống không hợp lý. Ở trẻ còn bú, có thể do trẻ thiếu ăn, hoặc mẹ của trẻ bị táo bón. Trẻ bú sữa bò, đặc biệt là những loại sữa có độ ngọt nhiều cũng dễ gây táo bón nếu trong sữa không bổ sung chất xơ như sữa đặc có đường hay một số sữa không chứa chất xơ có bán trên thị trường. Nếu thời tiết nóng nực, trẻ cần uống đủ nước, nếu uống quá ít nước sẽ tăng khả năng bị táo bón. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng được xem xét như: Giảm trương lực ruột do bị còi xương, suy dinh dưỡng, liệt cơ bụng, bị tật bẩm sinh gây táo bón sớm, bắt đầu từ ngay sau đẻ, thường kéo dài hàng tháng và hay bị nứt hậu môn...Đối với trẻ lớn, yếu tố tinh thần là nguyên nhân chính. Khi đi vệ sinh một số trẻ thường sợ bẩn, sợ thối, nên thường không chịu đi, hoặc đi dối, lâu ngày sẽ bị táo bón. Ngoài ra, còn do chế độ ăn uống ít nước, hay trẻ không chịu ăn rau và quả chín nên lượng chất xơ hàng ngày ít. Trường hợp trẻ uống nhiều kháng sinh cũng dễ gây táo bón.Bệnh nặng cần “thụt tháo”Để phòng chống táo bón cho trẻ, đầu tiên cần điều chỉnh chế độ ăn không hợp lý cũ. Chế độ thay thế có thể sử dụng như sau: Cho trẻ ăn và uống đủ, tập thói quen và tăng cường cho trẻ ăn thêm rau và quả chín. Các loại rau giúp nhuận tràng: Rau khoai lang, mồng tơi, rau dền hay củ khoai lang giúp trẻ đi ngoài rất tốt. Các loại quả chín giúp trẻ chống táo bón: đu đủ chín, cam, xoài, nho, thanh long, bưởi, quýt (nhớ ăn cả xơ múi và xơ). Không nên cho trẻ ăn cà rốt, chuối tiêu chín, hồng xiêm, táo. Nếu trẻ dùng sữa bột hàng ngày: Nên lựa chọn các loại sữa bột trong thành phần có tăng cường chất xơ (tiếng Anh là fibre) chống táo bón. Nếu mẹ bị táo bón mà cho con bú thì trước tiên mẹ phải được điều trị táo bón. Cần cho trẻ thường xuyên vận động ngoài trời và tập thói quen đi ngoài hằng ngày theo khoảng thời gian nhất định. Không nên cho trẻ ngồi bô hay hố xí quá lâu. Thường xuyên xoa bóp bụng cho trẻ: Xoa bụng của trẻ từ phải sang trái 3-4 lần trong ngày, vào khoảng thời gian như sáng ngủ dậy, hoặc giữa các bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột. Khi trẻ bị táo bón nặng, dùng các biện pháp trên không có kết quả, biện pháp hữu hiệu nhất là thụt tháo, dùng nước ấm có pha Glyxerin 30-100ml (trẻ dưới 1 tuổi) và 100-250ml (trẻ trên 1 tuổi).---------------------------------------Link topic phần 1: http://www.webtretho.com/forum/f87/be-bi-tao-bon-2052/

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Bé lớn nhà mình giờ 5 tuổi, bị táo từ lúc 3thang, giờ đến lượt bé thứ 2 nhà mình, 2 tháng cũng bị táo. Mình street kinh khủng vì cái vụ con táo bón. Đợt vừa rồi bé lớn nhà mình đi ngoài phân to đùng (to hơn cả người lớn ấy), có kèm máu nữa. Mình sốt ruột sợ con bị phình đại tràng nên cho con sang Nhi khám. Khổ thân con chầu chực mất mấy ngày mới khám xong, khổ nhất là cái vụ chụp Xquang. Nhưng bác sĩ nói con mình bị nóng trong thôi, về chú ý chế độ ăn và mỗi ngày vào 1 giờ nhất định dùng BCS bôi thuốc mỡ nong hậu môn cho con 10 phút, làm khoảng 1-3 tháng. Nói thật là mình thấy hàng xóm làm rồi, con khóc mẹ khóc khổ lắm, chắc là bé đau nên mình không dám làm. CHỉ chú ý bữa ăn cho con nhiều rau, đặc biệt mỗi ngày mình cho con uống 1 hộp sữa chua có lợi khuẩn của Vinamilk, trộm vía con 2 ngày đi (trước toàn 4-5 ngày mà có khi phải thụt mới đi), phân thì mềm vàng lắm.Tiếp là đến bé em, con táo từ khi bước sáng tháng thứ 2. 3-4 ngày con chẳng ị, mình bơm chút mật ong vào con ị ngay, đầu thì táo, trong thì mềm. Nhưng thụt nhiều mình sợ ảnh hưởng đến việc rặn của con. Mình đổi cho con kô biết bao nhiêu loại sữa, từ Nan chua, aptamil, lactogen, physiolac... Giờ mình đang cho con uống sữa dê Danlait thấy cũng ổn, phân con vàng đẹp lắm (trộm vía con) nhưng vẫn 3 ngày hix. Tình cờ mình có đọc được bài viết của 1 mẹ trên này khá lâu rồi nói về việc chữa táo cho con. Mình cũng thử làm theo vì thấy khá đơn giản mà hiệu quả ngay. Lấy đầu của cái nhiệt kế, rửa sạch, nhúng 1 chút mật ong ngoáy vào hậu môn của con, ngoáy tròn rồi đưa ra đưa vào (chỉ khoảng 1cm thôi) Mẹ ấy nói cứ làm trong vòng 1 tháng và 1 khoảng thời gian nhất định. . Mình làm đến giờ được 4 hôm rồi, hôm đầu 20 phút con ị. mình mừng đến phát khóc. Ngày thứ 2 làm 15' con đi, ngày thứ 3 15', ngày thứ 4 5' con đã ị rồi (trộm vía con nghìn lần). Mình ngoáy kô liên tục đâu mà được khoảng mấy phút lại nghỉ, vừa ngoáy vừa xi và giữa lúc nghỉ lại xoa bụng cho con. Mình sẽ tiếp tục làm và sẽ post kết quả lên đây để các mẹ biết nhé. Mấy hôm nay mình cho con uống thêm sữa non nữa trộm vía phân mềm hơn đấy, ngoài ra còn uống thêm nước ấm giữa các bữa sữa nữa nhưng cũng được ít vì con mình ngủ suốt.Mẹ nào có con đang bị táo thì làm thử xem nhé, hiệu quả lắm, nhưng quan trọng mẹ phải kiên trì nhé. CHứ để con táo 3 ngày trở lên ruột con dễ bị dài ra và phình lên là về sau khổ lắm đấy.