Bầu ăn khoai lang nhiều có tốt không

Chứa nhiều calo, chất xơ, vitamin A, khoai lang là sự lựa chọn sáng suốt của bà bầu để bổ sung dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ăn khoai lang đúng cách để thai nhi hấp thu dưỡng chất trọn vẹn, phát triển trí não và thể chất khỏe mạnh tối ưu.


Khoai lang từ lâu đã được xem là siêu thực phẩm cực tốt cho sức khỏe con người. Khoai lang cũng là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu ăn khoai lang cung cấp cho con nguồn vitamin và khoáng chất để bé cao lớn khỏe mạnh, thông minh. Loại củ vàng hấp dẫn này cũng giúp mẹ kiểm soát cân nặng thai kỳ hiệu quả.


Khoai lang là thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu


Dinh dưỡng vàng trong khoai lang mẹ bầu không thể bỏ qua


Khoai lang ngoài vị ngọt, bùi rất hấp dẫn ra còn cung cấp một lượng lớn các vitamin quan trọng cùng vi khoáng thiết yếu rất có lợi cho thai nhi và cho chính sức khỏe của bà mẹ mang thai.


- Vitamin A: Khoai lang dồi dào hàm lượng vitamin A, giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A, nguyên nhân gây ra một số bệnh về mắt, võng mạc ở thai nhi.


- Vitamin C: Trong 100gr khoai lang có tới 2.4mg canxi, giúp mẹ tăng cường miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh, cảm cúm…


- Kali: Khoai lang chứa dồi dào hàm lượng kali, trong 100mg khoai lang có tới 337mg kali, giúp kiểm soát tình trạng huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.


- Beta carotene: Beta carotene trong khoai lang chuyển hóa thành vitamin A giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh do thiếu hụt vitamin A trong thai kỳ.


- Canxi: Khoai lang giàu canxi, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi trong thai kỳ, cho thai nhi phát triển trí não và thể chất, tránh các dị tật về xương.


- Choline: Ít ai biết rằng, khoai lang là thực phẩm rất giàu choline. Choline là chất giúp thai nhi phát triển trí não, tăng cường trí nhớ, thông minh hơn người.


Choline trong khoai lang giúp tăng cường trí nhớ, cho con thông minh hơn người


Những lợi ích mà khoai lang mang lại cho mẹ bầu


1/ Ngăn ngừa ốm nghén: Khoai lang giàu calo, nước, tinh bột, các vitamin nhóm B, giúp mẹ vượt qua tình trạng ốm nghén trong thai kỳ.


2/ Ngăn ngừa táo bón: Do hàm lượng chất xơ xồi xào, khoai lang rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp đẩy lùi tình trạng táo bón thường xảy ra ở thai phụ.


3/ Kiểm soát cân nặng hiệu quả: Khoai lang rất giàu chất xơ, giúp mẹ bầu nhanh cảm thấy no, từ đó hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể.


4/ Tăng cường miễn dịch: Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, khoai lang giúp mẹ tăng cường miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm trong thai kỳ.


5/ Ngăn ngừa tiểu đường: Khoai lang ngọt nhưng không chuyển hóa thành đường trong máu, loại củ này còn giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.


6/ Tốt cho trí não thai nhi: Trong 100g khoai lang có tới 12.3mg choline, không chỉ giúp thai nhi phát triển trí não mà còn ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.


Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn khoai lang


Mặc dù khoai lang rất tốt cho thai kỳ nhưng muốn thai nhi hấp thu dinh dưỡng tối ưu, khi mẹ ăn khoai lang cần nhớ kỹ:


1/ Không ăn khoai lang sống - chỉ ăn khoai lang khi đã nấu chín kỹ


Khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, nếu ăn khoai chưa chín hoặc còn sống sẽ khiến mẹ rơi vào tình trạng khó tiêu, thực phẩm không được tiêu hóa hoàn toàn khiến mẹ khó chịu. Khi nấu khoai, mẹ nên nấu ở nhiệt độ cao. Việc nấu khoai ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng vị ngọt tự nhiên của khoai cũng như làm nóng chất xơ hòa tan, giúp dễ tiêu hóa hơn.


Mẹ bầu ăn khoai lang sống sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu


2/ Không nên ăn khoai lang vào bữa tối


Việc bổ sung thực phẩm đúng thời điểm không chỉ giúp cơ thể hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng mà còn không gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Với khoai lang, mẹ không nên ăn vào bữa tối mà nên ăn sau buổi trưa. Khoai lang giàu hàm lượng canxi, phải mất một khoảng thời gian ít nhất 4 giờ đồng hồ để hấp thu. Ăn khoai vào buổi trưa, đến tối là cơ thể đã hấp thu hết canxi mà không làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất trong thức ăn bữa tối.


3/ Nên kết hợp khoai lang cùng các thực phẩm khác


Tuy khoai lang rất tốt nhưng nếu mẹ bầu chỉ ăn mỗi món khoai lang thì sẽ không cung cấp đa dạng dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu hụt nhiều chất cần thiết. Mẹ nên kết hợp ăn khoai lang cùng các món rau xanh, củ, quả, thịt gà, thịt heo… để đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng khả năng hấp thu và thúc đẩy sự hấp thu các vitamin.


4/ Nên ăn ít tinh bột nếu đã ăn nhiều khoai lang


Nhiều mẹ bầu thường ăn thật nhiều tất cả những món mà mẹ nghe nói sẽ tốt cho mẹ và thai nhi, vô tình cung cấp quá nhiều dinh dưỡng khiến cơ thể lên cân mất kiểm soát, dẫn đến các biến chứng thai kỳ. Việc bổ sung quá nhiều một loại thức ăn nào đó còn gây mất cân bằng dinh dưỡng, khiến mẹ dư thừa chất này nhưng lại thiếu hụt chất kia. Với khoai lang, nếu mẹ đã ăn khoai thì nên giảm bớt lượng tinh bột từ cơm, bánh mì... để cơ thể không phải nạp quá nhiều tinh bột dư thừa. Nếu mẹ đã ăn cơm mà ăn thêm quá nhiều khoai lang sẽ khiến các chất trong khoai tạo ra khí trong đường tiêu hóa, dẫn đến ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu…


5/ Không ăn khoai lang chung với thực phẩm lên men


Ăn khoai lang chung với các thực phẩm lên men như dưa cải muối chua sẽ làm sản sinh axit, khiến dạ dày khó chịu. Mẹ bầu cũng không nên ăn khoai lang chung với hồng vì lượng đường trong khoai lang lên men khiến dịch vị tiết ra nhiều, kết hợp với tannin và pectin trong hồng sẽ phản ứng kết tủa, có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.


Những mẹ bầu không nên ăn khoai lang


Tuy khoai lang được xem là loại củ vàng với nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, nhưng không phải tất cả các mẹ bầu đều có thể vô tư ăn khoai lang tùy thích. Nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp sau, đừng nên ăn khoai lang. Nếu có ăn thì cũng không nên ăn thường xuyên nhé.


1/ Mẹ bầu bị bệnh thận: Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, kali… những mẹ bầu bị bệnh thận ăn nhiều khoai lang sẽ gây ra những tác hại khôn lường như rối loạn nhịp tim, yếu tim… do chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể bị hạn chế.


2/ Mẹ bầu bị viêm loét dạ dày: Với những mẹ bầu bị viêm loét dạ dày hay có vấn đề về tiêu hóa, nếu ăn khoai lang sẽ bị đầy hơi, trướng bụng, tăng tiết dịch vị dẫn đến tình trạng ợ chua, nóng ruột, khó chịu…


Bà bầu nên ăn bao nhiêu khoai lang?

Khoai lang thì mẹ bầu nên ăn tầm 250g trở lại, tránh ăn quá nhiều gây thừa chất cho em bé trong bụng mẹ. Ngoài khoai lang, mẹ cũng nên ăn uống cân bằng các loại thực phẩm khác để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như omega 3, sắt, DHA,…. các chất vô cùng thiết yếu trong quá trình mang thai.

Tiểu đường thai kỳ ăn bao nhiêu khoai lang?

Vì những lợi ích trên, có thể khẳng định mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang với số lượng vừa phải là có lợi. Lượng phù hợp cho thai phụ mắc đái tháo đường là khoảng 250g khoai lang chín mỗi ngày.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con?.
Thịt nạc. Thịt lợn, thịt gà hay thịt bò đều là những nguồn cung cấp protein rất tốt. ... .
Trứng. ... .
Khoai lang. ... .
Các loại rau tốt cho bà bầu. ... .
Sữa và các sản phẩm từ sữa. ... .
Các loại trái cây. ... .
Dầu gan cá.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn bánh gì?

Những loại bánh có lợi cho sức khỏe mà bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên ăn bao gồm:.
Bánh mì Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu không được chữa trị đúng cách. ... .
Bánh gạo lứt. ... .
Bánh quy không đường. ... .
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt..

Chủ Đề