Bảo quản nông sản bằng cách phơi khô là ứng dụng của yếu tố nào

Sau khi được thu hoạch, nông sản sẽ chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài và những yếu tố này có thể gây suy giảm trọng lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, bảo quản nông sản là một bước cần thiết giúp hạn chế sự hao hụt cả về chất và lượng trong thời gian dài.

Trên thực tế, từng loại nông sản sẽ có những đặc điểm sinh-lý-hóa khác nhau nên cần được bảo quản trong những điều kiện không giống nhau. Thêm vào đó, điều kiện môi trường ở từng khu vực cũng khiến các điều kiện bảo quản cần có những điều chỉnh. Tuy nhiên, quy trình bảo quản ở các loại nông sản vẫn có những giai đoạn chung.

Các điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến nông sản

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về quy trình bảo quản, chúng ta cần hiểu được những yếu tố gây ảnh hưởng đến trọng lượng và chất lượng của sản phẩm.

Các nguyên nhân gây hao hụt nông sản được chia thành hai loại chính là hao hụt trọng lượng và hao hụt về chất lượng. Hao hụt về trọng lượng có thể do các nguyên nhân vật lý, sinh học; hao hụt về chất lượng chủ yếu do quá trình hô hấp của nông sản và hoạt động vi sinh vật gây nên.

Trong các tác động kể trên, cần đặc biệt chú ý đến những ảnh hưởng do nhiệt độ, độ ẩm, không khí. Bản thân những nguyên nhân này đã gây ảnh hưởng đến nông sản và đồng thời chúng có khả năng làm đẩy nhanh quá trình tác động của những yếu tố khác lên sản phẩm. Để xác định điều kiện bảo quản phù hợp sẽ cần cân bằng nhiệt độ, độ ẩm và không khí ở 3 cấp độ đại khí hậu [môi trường nơi chúng ta xây dựng kho bảo quản], tiểu khí hậu [môi trường trong kho bảo quản] và vi khí hậu [môi trường không khí len giữa sản phẩm nông sản].

Đồng thời, khi lựa chọn phương pháp bảo quản, chúng ta cũng cần cân nhắc đến điều kiện tính chất riêng của loại nông sản bao gồm cấu tạo, mật độ, tính dẫn nhiệt, tính hút ẩm, dung trọng, tỷ trọng,…

Mỗi loại phương pháp bảo quản sẽ có quy trình riêng. Về cơ bản, có ba nhóm phương pháp là bảo quản thoáng, bảo quản kín và bảo quản lạnh.

Bảo quản thông thoáng tự nhiên:

Thời gian bảo quản bằng phương pháp này trong khoảng 3-4 tháng, thông thường chỉ áp dụng được với những loại nông sản có ít nước như thóc, đỗ, các loại củ,…

Phương pháp này bảo quản sản phẩm bằng cách để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với điều kiện không khí thông thường, chỉ kiểm soát độ thoáng của môi trường kho và độ kín để tránh những tác động như nước mưa hay côn trùng, động vật gây hại

  • Bước 1: Làm sạch và phân loại

Nông sản sau thu hoạch cần được loại bỏ các tạp chất, những sản phẩm bị hỏng ngay khi thu hoạch. Tiến hành phân loại theo chất lượng hoặc theo kích thước sản phẩm tùy theo mục đích sử dụng.

Các nông sản được phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác để hạ độ ẩm xuống mức đạt yêu cầu.

Nông sản được đổ đống trong kho, tùy theo loại sản phẩm mà độ cao chứa sản phẩm sẽ khác nhau. Hoặc có thể tiến hành đóng gỏi thành phẩm vào các loại túi để dễ quản lý, sắp xếp kho, vận chuyển và đưa đi tiêu thụ sau đó.

Bảo quản kín

Bảo quản kín là phương pháp bảo quản dựa trên việc hạn chế tối đa quá trình hô hấp của nông sản. Phương pháp này không thích hợp để dùng cho bảo quản hạt giống.

  • Bước 1: Làm sạch và phân loại

Nông sản sau thu hoạch cần được loại bỏ các tạp chất, những sản phẩm bị hỏng ngay khi thu hoạch. Tiến hành phân loại theo chất lượng hoặc theo kích thước sản phẩm tùy theo mục đích sử dụng.

  • Bước 2: Xử lý trước bảo quản

Chứa nông sản vào các tủi kín, hút oxy ra khỏi túi hoặc bơm nitơ để đẩy oxy ra ngoài.

Đảm bảo các kho bảo quản hoàn toàn khô ráo, sạch sẽ, kín hoàn toàn, chống nóng và chống ẩm tốt.

Bảo quản lạnh

Bảo quản lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để giữ các sản phẩm ở điều kiện chất lượng tốt trong thời gian dài. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm và thích hợp để bảo quản nhiều loại nông sản khác nhau

  • Bước 1: Làm sạch và phân loại, sơ chế

Nông sản sau thu hoạch cần được loại bỏ các tạp chất, những sản phẩm bị hỏng ngay khi thu hoạch. Tiến hành phân loại theo chất lượng hoặc theo kích thước sản phẩm tùy theo mục đích sử dụng.

Với một số loại nông sản, cần tiến hành sơ chế trước khi đưa vào bảo quản

Bảo quản nông sản trong các kho đã được điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp với loại nông sản

Quy trình được chúng tôi đưa ra chỉ bao gồm những bước cơ bản nhất. Để xây dựng được quy trình hoàn chỉnh và phù hợp với nông sản cần bảo quản, bạn nên  đánh giá đầy đủ các yếu tố tác động đã được liệt kê ở trên và điều chỉnh từng giai đoạn bảo quản sao cho phù hợp với tính chất loại nông sản và yêu cầu sản xuất.

Sấy khô là phương pháp bảo quản an toàn, dễ dàng thực hiện được sử dụng phổ biến hiện nay sau khi thu hoạch nông sản, thực phẩm muốn dùng lâu dài. Vậy phơi sấy nông sản nhằm mục đích gì và các phương pháp bảo quản nông sản hay được sử dụng là gì? Quý độc giả hãy đón đọc tại bài viết dưới đây nhé!

Phơi sấy nông sản nhằm mục đích gì?

Việc bảo quản nông sản sau khi thu hoạch nhằm mục đích:

  • Giúp cho nông sản để được lâu dài không bị hỏng mà vẫn đảm bảo được chất lượng ngon.
  • Khi phơi sấy nông sản đúng cách, nông sản sẽ không bị teo, hao hụt trọng lượng sau thời gian dài.
  • Phơi sấy giúp nông sản có độ ẩm an toàn, hạn chế vi khuẩn, nấm mốc, sâu bọ, mọt phá hoại gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì

Nguồn nông sản tại Việt Nam luôn luôn xếp hàng đầu trong top đầu thế giới. Sau mỗi vụ thu hoạch cần bảo quản ngay nông sản bằng nhiều phương pháp khác nhau bởi vì tiêu thụ hết lượng nông sản tươi này là không thể, hơn nữa mỗi loài mất vài tháng – năm mới thu hoạch được 1 mùa vụ nên cần bảo quản để mọi ngày trong năm đều có loại nông sản này ăn. Việc phơi sấy giúp làm giảm độ ẩm, giảm độ hư hỏng, tăng giá trị sản phẩm sau sấy.

Xem thêm: Cách làm sapoche sấy dẻo [hồng xiêm sấy dẻo]

Xem thêm: Máy sấy trà

Vào dịp gần Tết các mặt hàng nông sản sấy như các loại hạt, rau củ sấy, hoa quả sấy khô, các loại hải sản sấy, thịt sấy khô,… tăng trưởng mạnh mẽ, xuất khẩu trong nước và ngoài nước đến các thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Với mặt hàng nông sản đa dạng và cửa khẩu xuất khẩu thuận lợi, đây chính là tiềm năng lớn cho sự phát triển ngành nông sản sấy trong tương lai.

Nhược điểm của việc phơi nông sản

Bảo quản nông sản bằng phương pháp phơi khô hiện nay ít còn dùng vì tốn diện tích, tốn nhiều công sức phơi, thu, trở lật và bị hạn chế bởi thời tiết có mưa. Để khắc phục điều này, các nhà nghiên cứu đã phát triển cho ra đời các phương pháp sấy nông sản đem lại chất lượng sấy tốt, sấy nhanh đều, không mất công sức mà lại đảm bảo vệ sinh, sấy ngày đêm.

Tùy vào từng loại nông sản mà người ta chọn lựa phương pháp sấy khác nhau. Những loại nông sản có giá trị, ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao thì dùng phương pháp sấy lạnh để giữ chất lượng, màu sắc, dinh dưỡng,…

Các phương pháp sấy bảo quản nông sản:

Sấy khô nông sản bằng máy sấy nhiệt

Phương pháp sấy khô này dựa trên việc gia nhiệt bằng điện đều buồng sấy nhờ hệ thống quạt đối lưu bố trí quanh buồng sấy. Không khí nóng đi qua sản phẩm dẫn theo hơi ẩm tách khỏi nguyên liệu đi ra ngoài thoát ra cửa ẩm. Quá trình liên tục diễn ra đến khi độ ẩm của nguyên liệu đạt yêu cầu, nguyên liệu sấy được khô đều.

Tốc độ khô của nguyên liệu phụ thuộc vào yếu tố như độ khô không khí, công suất gia nhiệt, nhiệt độ, khả năng tách ẩm, thiết kế tủ sấy, độ ẩm của sản phẩm.

Máy sấy nhiệt công nghiệp Đông Nam lên bản vẽ thiết kế công nghiệp, gia công CNC độ chính xác cao, chất liệu tủ sấy bằng inox sus 304 cao cấp, bảng điều khiển điện tử cảm ứng, động cơ công nghiệp giúp nguyên liệu sấy tách ẩm nhanh, khô đều, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Quý khách có thể tham khảo các dòng máy sấy tại bảng dưới đây:

Sấy khô nông sản bằng máy sấy lạnh

Phương pháp sấy lạnh hiện nay đang dần dần thay thế phương pháp sấy nhiệt hiện nay bởi khắc phục các nhược điểm của công nghệ sấy nhiệt như:

  • Công nghệ sấy lạnh với nhiệt độ thấp phù hợp sấy hầu hết các nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao, dễ ảnh hưởng bởi nhiệt độ làm thay đổi màu sắc, hình dạng hay làm mất chất dinh dưỡng trong nông sản.
  • Phương pháp sấy nhiệt cao khả năng tác hơi ẩm không nhanh bằng sấy lạnh nên thời gian thường sấy lâu hơn và tiêu tốn năng lượng hơn do không có bước làm khô dòng khí nóng trước khi gia nhiệt đưa vào buồng sấy. Chính vì vậy, hiện nay nếu người ta sấy sản lượng lớn người ta lựa chọn phương pháp sấy lạnh để giảm thiểu chi phí vận hành rất nhiều.

Chi phí mua máy sấy lạnh sẽ cao hơn máy sấy nhiệt [thông thường giá sẽ cao gần gấp đôi] nên quý khách xem nguyên liệu trước khi quyết định chọn mua loại máy nhé. Tuy nhiên, nếu so giá với hiệu quả, tính năng máy, chất lượng thành phẩm sau sấy cũng như chi phí vận hành thì đầu tư máy sấy lạnh phù hợp hơn với mô hình kinh doanh kéo dài và phát triển sau này.

Quý khách có thể tham khảo các dòng máy sấy lạnh tại bảng dưới đây:

Ngoài các phương pháp sấy nhiệt và sấy lạnh thì hiện nay còn có phương pháp sấy thăng hoa [hay đông khô] giúp giữ nguyên hình dạng, chất dinh dưỡng và chuyên sấy được giòn, xốp và thường dùng để sấy nguyên liệu có giá trị cao như đông trùng hạ thảo, nhung hươu, sầu riêng sấy giòn, mít sấy giòn,…

Như vậy, việc bảo quản nông sản sấy là cần thiết và cần có phương pháp thích hợp. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu mua máy sấy nông sản có thể đến trực tiếp công ty Đông Nam mang mẫu test thử và xem kỹ máy tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM

Địa chỉ: Số 562 đường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy sản xuất: Cụm công nghiệp Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0869 286 525 / 0886 255 729

Video liên quan

Chủ Đề