Báo cáo quyết toán năm gồm những gì

Theo quy định hiện hành, đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước phải lập báo cáo quyết toán ngân sách đối với phần kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

Nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày báo cáo quyết toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ phận kế toán tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp là phải thực hiện lập và trình bày báo cáo quyết toán hàng năm để nộp theo đúng quy định. Theo Luật Kế toán 2015 của Quốc hội, Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước [NSNN] phải lập báo cáo quyết toán ngân sách đối với phần kinh phí do NSNN cấp.

Trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác, nếu có quy định phải quyết toán như nguồn NSNN cấp với cơ quan có thẩm quyền thì phải lập báo cáo quyết toán đối với các nguồn này.

Báo cáo quyết toán NSNN dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục NSNN để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

Thông tin trên Báo cáo quyết toán NSNN phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.

Như vậy, Báo cáo quyết toán NSNN là tài liệu tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN trong đơn vị hành chính, sự nghiệp. Báo cáo quyết toán NSNN cung cấp thông tin quan trọng phục vụ việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện. Đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, kiểm tra, điều hành hoạt động sử dụng ngân sách của đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Trong khi đó, báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác [ngoài nguồn NSNN] của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.

Về nguyên tắc lập và trình bày báo cáo quyết toán, việc lập báo cáo quyết toán phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, việc lập báo cáo quyết toán phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình thu, chi đối với từng nguồn kinh phí của đơn vị hành chính, sự nghiệp. Báo cáo quyết toán phải được lập đúng nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo [Bảng 2].

Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo quyết toán NSNN phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm được cơ quan có thẩm quyền giao và mục lục NSNN, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường hợp báo cáo quyết toán ngân sách được lập có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo quyết toán năm.

Nội dung, thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm

Đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh thu - chi nguồn khác không thuộc NSNN theo quy định phải quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác thì đơn vị phải lập và nộp báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác theo quy định tại Thông tư này. Đơn vị hành chính, sự nghiệp là đơn vị cấp trên phải tổng hợp báo cáo quyết toán năm của các đơn vị cấp dưới trực thuộc theo quy định hiện hành.

Hồ sơ quyết toán thuế TNDN có những gì? Cần lưu ý gì khi làm báo cáo quyết toán thuế như thế nào? Hãy để Phương Nam giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết sau:

Hồ sơ quyết toán thuế TNDN có những gì? Cần lưu ý gì khi làm báo cáo quyết toán thuế như thế nào?

Căn cứ theo: Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định như sau:

1. Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN.

Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN.

- Báo cáo tài chính năm.

- Các phụ lục kèm theo tờ khai quyết toán thuế [nếu có] như:

+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.

+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.

+ Các phụ lục về ưu đãi về thuế TNDN [nếu có] như 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN…

Một số trường hợp cần lưu ý:

Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì khai quyết toán thuế TNDN năm theo mẫu số 04/TNDN [ban hành kèm thông tư 151].

Nếu các doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ mà không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN thì thực hiện kê khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh theo mẫu số 04/TNDN, và không phải khai quyết toán năm.

Chú ý: Những DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, không có nghĩa là cũng kê khai thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu [Đây là giành cho đơn vị sự nghiệp]

2.Nếu DN có cơ sở sản xuất [bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp] hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính thì:

Nộp thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính.

a] Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và Cơ quan Thuế

- DN tự xác định số thuế TNDN được tính nộp tại nơi có trụ sở chính và chi nhánh hạch toán phụ thuộc, để lập chứng từ nộp thuế TNDN cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

- Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

- Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính chuyển tiền và chứng từ thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước liên quan để hạch toán thu ngân sách nhà nước phần thuế của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

b] Quyết toán thuế

- DN khai quyết toán thuế TNDN tại nơi đóng trụ sở chính:

Số thuế TNDN còn phải nộp = Số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán [ - ] Số đã tạm nộp tại nơi đóng trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc.

- Số thuế TNDN còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi đóng trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc.

2. Địa điểm nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2022.

- Nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Nếu DN có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

- Nếu DN có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. DN có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm 2022

Chậm nhất là ngày thứ 90 [chín mươi], kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính theo điểm đ, khoản 3 Điều 10 thông tư 156/2013/TT-BTC quy định.

Trường hợp DN chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động:

- Chậm nhất là ngày thứ 45 [bốn mươi lăm], kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ:

- DN phải làm văn bản đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp [trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn].

- Thời gian gia hạn không quá 60 [sáu mươi] ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

Báo cáo quyết toán thuế TNDN là một trong những báo cáo quan trọng phải nộp lên cho cơ quan thuế. Chính vì thế mà cần phải thận trọng và tránh sai sót. Liên hệ ngay với Phương Nam để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Báo cáo quyết toán thuế gồm những gì?

Báo cáo thuế bao gồm các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, loại thuế cần phải nộp, các khoản giảm trừ thuế và các thông tin liên quan khác. Báo cáo thuế là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, việc không tuân thủ các quy định về báo cáo thuế có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Khi nào làm báo cáo quyết toán?

Căn cứ theo điểm 1 Điều 60 TT 38/2015/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo quyết toán định kỳ hằng năm, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Quá thời hạn mà doanh nghiệp chưa nộp báo cáo quyết toán sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Báo cáo thuế quý bao gồm những gì?

Báo cáo thuế theo quý bao gồm những gì?.

Tờ khai Thuế giá trị gia tăng..

Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp..

Báo cáo Thuế thu nhập cá nhân..

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý.

Quyết toán thuế trong vòng bao nhiêu năm?

Do đó, đây là nhiệm vụ mà bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế nào cũng cần phải thực hiện. Việc quyết toán này thường diễn ra 1 năm 1 lần, nhưng khi có đột xuất của cơ quan thì bạn cần xuất dữ liệu về thuế mà công ty đã, đang chuẩn bị nộp.

Chủ Đề