Bảng tài khoản kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở ngân hàng, và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo qui định của Pháp luật.

Kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính ở mỗi đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cũng giống như kế toán trong các doanh nghiệp hay các đơn vị hành chính sự nghiệp. Công tác kế toán trong ngân hàng rất phức tạp, các nghiệp vụ phát sinh nhiều do đó đòi hỏi các kế toán viên phải hạch toán và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác, cẩn thận và đảm bảo đúng nguyên tắc kế toán. Vì vậy chúng ta phải nắm chắc được những kiến thức cơ bản về nguyên lý kế toán ngân hàng.

Trước khi tìm hiểu về vấn đề này bạn có thể tham khảo khóa học nguyên lý kế toán ngân hàng dành cho các bạn ít kinh nghiệm, tiếp theo đó Lamketoan.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm để học tốt nguyên lý kế toán ngân hàng theo từng chương như sau:

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng phức tạp, nhiều tài khoản, và các tài khoản được chi tiết hơn rất nhiều so với kế toán doanh nghiệp và kế toán hành chính sự nghiệp

+ Tài khoản loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư [VD: Tiền mặt, chứng từ có giá, tiền gửi tại NHNN….]

+ Tài khoản loại 2: Hoạt động tín dụng[VD: các tài khoản cho vay TCTD khác, cho vay khách hàng….]

+ Tài khoản loại 3: Tài sản cố định và tài sản có khác [VD: TSCĐ, Vật liệu, công cụ dụng cụ, xây dựng cơ bản, ….]

=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Nợ, giảm ghi Có và số dư bên Nợ

* Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản NỢ PHẢI TRẢ – Liabilities

+ Tài khoản loại 4: Các khoản phải trả[VD: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN, Các khoản nợ các TCTD khác, Tiền gửi của khách hàng….]

=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Có,  giảm ghi Nợ và số dư bên Có

* Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản THANH TOÁN

+ Tài khoản thuộc loại 5: Hoạt động thanh toán[VD: Thanh toán bù trừ, chuyển tiền, liên hàng và thanh toán với ngân hàng nước ngoài]

=> Là những tài khoản lúc có số dư bên Có và lúc có số dư bên Nợ.

* Các tài khoản thuộc nhóm VỐN CHỦ SỞ HỮU – Equity

+ Tài khoản loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu [VD: Vốn của TCTD, các Quỹ, Chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận chưa phân phối].

=> Là những tài khoản khi phát sinh tăng thì ghi Có và khi phát sinh giảm thì ghi Nợ, Số dư bên Có

* Các tài khoản thuộc loại THU NHẬP – Income:

+ Tài khoản loại 7: Thu nhập[ Bao gồm các tài khoản để phản ánh tất cả các loại thu nhập của ngân hàng như Lãi, phí, thu từ kinh doanh chứng khoán, ngoại hối, cổ tức…]

=> Là những tài khoản có tính chất ghi tăng bên Có, giảm bên Nợ

* Các tài khoản thuộc loại CHI PHÍ – Expense

+ Tài khoản loại 8: Chi phí [VD: chi phí lãi, chi cho kinh doanh ngoại hối, thuế….]

=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Nợ, giảm ghi Có

* Các tài khoản thuộc nhóm tài khoản NGOẠI BẢNG – Off-balance sheet

+  Tài khoản loại 9 – Các tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán [một số tài khoản chính như: Giao dịch hối đoái chưa thực hiện, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, lãi quá hạn chưa thu…]

=> Là những tài khoản ghi theo Nhập – Xuất tương ứng là Nợ – Có

c. Nắm vững các nguyên tắc cơ bản khi hạch toán kế toán

Kế toán ngân hàng tuân theo 7 nguyên tắc cơ bản trong chuẩn mực kế toán:

– Cơ sở dồn tích

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của đơn vị liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi tiền.

– Hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là ngân hàng không có ý định cũng như không cần thiết phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

– Giá gốc

Mọi tài sản phản ảnh trong các khoản mục của báo cáo tài chính phải theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc của tài sản được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chế độ kế toán cụ thể.

–  Phù hợp

Nguyên tắc phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

– Nhất quán

Nguyên tắc nhất quán quy định kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

– Thận trọng

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu trong khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết như:

+ Trích lập các  khoản dự phòng không quá lớn hoặc không quá thấp.

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

+ Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí.

+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

– Trọng yếu

Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.

Mỗi một kế toán muốn làm tốt công việc của mình thì cần phải nắm vững các nghiệp vụ. Trong đó, việc đầu tiên là phải ghi nhớ các tài khoản kế toán bởi vì đây là phương tiện để phản ánh các sự việc phát sinh theo từng đối tượng kế toán cụ thể. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn nội dung bảng hệ thống kế toán tài khoản ngân hàng cũng như các cách ghi nhớ.

Những người làm kế toán để làm được bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng thì trước tiên cần nắm vững nội dung cốt yếu. Nội dung hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng bao gồm 2 vấn đề chính mà người làm kế toán cần nắm rõ:

  • Các danh mục về Loại, Tài khoản tổng hợp các cấp; 
  • Nắm được các hướng dẫn về công dụng; nội dung phản ánh; kết cấu; tính chất và cách mở tài khoản chi tiết với từng tài khoản tổng hợp

Chúng ta đều biết rằng, Hệ thống tài khoản Ngân hàng Nhà nước và hệ thống tài khoản khác của doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Cả hai hệ thống tài khoản này đều đã được áp dụng mã hóa theo hệ thống số thập phân nhiều bậc và được bố trí theo trình tự từ: Loại tài khoản, tài khoản tổng hợp các cấp, tài khoản phân tích và ký hiệu tiền tệ.

Bảng hệ thống TKKT ngân hàng không phải bất cứ kế toán nào cũng nhớ

Loại khoản là một nội dung quan trọng trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng. Loại tài khoản được xem là hình thức phân tổ tài khoản theo loại hoặc nội dung nghiệp vụ. Mỗi loại tài khoản thường bao gồm một số tài khoản có chức năng phản ánh hoạt động của một loại tài khoản hay nghiệp vụ nào đó. 

Cả hai hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng đều được bố trí thành 9 loại: 

  • Loại 1,2 và 3 gồm các nhóm tài khoản mục đích để phản ánh tài sản của Ngân hàng nhà nước, tổ chức doanh nghiệp
  • Loại 4 bao gồm gồm nhóm tài khoản phản ánh nợ phải trả; 
  • Loại 5 bao gồm gồm các tài khoản phản ánh hoạt động thanh toán; 
  • Loại 6 bao gồm các tài khoản phản ánh vốn và quỹ của ngân hàng; 
  • Loại 7 và 8 bao gồm các tài khoản phản ánh thu nhập, chi phí,; 
  • Loại 9 gồm các tài khoản ngoại bảng. 

Loại ký hiệu bằng chữ số Ả rập, gồm các chữ số bắt đầu từ số 1 đến số 9, trong đó từ số 1 đến số 8 thuộc các tài khoản trong bảng cân đối kế toán, số 9 thuộc các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.

Các loại trong hệ thống tài khoản của NHNN 

Tham khảo thêm bài viết: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tài khoản tổng hợp trong trong hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng của ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng được sẽ được bố trí thành 5 cấp, từ cấp 1 đến cấp 5.

  • Tài khoản tổng hợp cấp 1 được sử dụng để chi tiết hóa Loại tài khoản, và được ký hiệu thành hai chữ số: chữ số thứ nhất dùng để chỉ Loại và chữ số thứ hai là thứ tự của tài khoản tổng hợp trong loại
  • Tài khoản tổng hợp cấp 2 được sử dụng để chi tiết hóa tài khoản tổng hợp cấp 1 và được kí hiệu bởi 3 chữ số: hai chữ số đầu tiên là số hiệu tài khoản tổng hợp cấp 1 và chữ số thứ ba là số thứ tự của tài khoản tổng hợp cấp 2 trong tài khoản tổng hợp cấp 1;
  • Tài khoản tổng hợp cấp 3 được sử dụng để chi tiết hoá tài khoản tổng hợp cấp 2 và được kí hiệu bởi 4 chữ số: ba chữ số đầu là số hiệu tài khoản tổng hợp cấp 2 và chữ số thứ tư là số hiệu của tài khoản tổng hợp cấp 3 trong tài khoản tổng hợp cấp 2;

Theo quy định của ngân hàng nhà nước, số hiệu tài khoản chi tiết trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng gồm hai bộ phận là số hiệu tài khoản tổng hợp và tiểu khoản. Số hiệu tiểu khoản đứng sau số hiệu tài khoản tổng hợp, có ký hiệu tiền tệ và cách nhau bởi một dấu chấm [.]

Để dễ dàng hơn trong việc quản lý kinh doanh, ngoại tệ, trên dãy số của số hiệu tài khoản sẽ có thêm ký hiệu tiền tệ cho mỗi loại ngoại tệ. Từng loại ngoại tệ sẽ được mã hoá bằng hai chữ số bắt đầu từ 00 đến 99. Ký hiệu của ngoại tệ được ghi ở trước tiểu khoản bên phải của tài khoản tổng hợp 

Do đó, theo quy định, số hiệu tài khoản chi tiết có công thức: 

XXXX XX . X[XX…]

Trong đó:

XXXX: Tài khoản tổng hợp cấp 3

XX : Ký hiệu tiền tệ

X[XX..]: Số thứ tự tài khoản chi tiết [tiểu khoản].

Nhìn chung, đối với tài khoản chi tiết hay còn gọi là tiểu khoản, hệ thống tài khoản kế toán chỉ đưa ra các định hướng chung, giành quyền quyết định về nội dung và số lượng tài khoản chi tiết cho mỗi đơn vị kế toán ngân hàng. Ví dụ, trong mô hình ngân hàng hiện đại được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến, tài khoản chi tiết khách hàng được cấu trúc theo hình thức:

Tài khoản chi tiết khách hàng

Có một thực tế đã chứng minh rằng, một kế toán học trong trường 4 năm  hay từng làm việc 10 năm chưa chắc có thể nhớ hết toàn bộ nội dung trong bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng.

Mẹo nhớ bảng hệ thống kế toán

Việc ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán cũng giống như việc học thuộc bảng cửu chương. Để ghi nhớ, bạn có thể bắt đầu từ những mẹo cơ bản:

Để tránh xảy ra tình trạng bị rối trí, các bạn không nên học liền một lúc cả bảng hệ thống TKKT, thay vào đó mình học từng loại một.

Ví dụ: Đầu tiên là TK đầu 1 ” tài sản ngắn hạn ” – loại này có 24 TK bắt đầu bằng số thứ tự 1, trong đó bắt đầu hai số 11 là các loại tiền, có 3 tài khoản cấp 1 bắt đầu bằng hai số 11 là 111, 112, 113 – đây là các tài khoản rất quan trọng mà các bạn cần phải nhớ [- trên thực tế đây là những TK dễ nhớ nhất ]. Lúc này bạn cứ tập trung học lần lượt từng loại TK ở cấp 1, việc học TK cấp 2 nên để đợt sau để tránh gây nhầm lẫn và chán nản khi học bảng hệ thống TKKT.

Tài khoản Tài SảnĐầu 1 + Đầu 2Phát sinh giảm ghi bên có, phát sinh tăng ghi bên nợ
Tài khoản Nguồn VốnĐầu 3 + Đầu 4      Phát sinh giảm ghi bên nợ và tăng ghi bên có
Tài khoản Doanh ThuĐầu 5 + Đầu 7Có tính chất nguồn vốn
Tài khoản Chi PhíĐầu 6 + Đầu 8Có tính chất tài sản
Tài khoản Xác định KQKDĐầu 9
Nhắc đến TiềnNhớ đến tài khoản đầu 1
Nhắc đến chi phí dài hạn + TSCD    Nhớ đến tài khoản đầu 2
Nhắc đến các khoản phải nộp, nợ phải trảNhớ đến tài khoản đầu 3
Nhắc đến Vốn CSHNhớ đến tài khoản đầu 4
Nhắc đến Doanh thuNhớ đến tài khoản đầu 5; 7
Nhắc đến Chi phíNhớ đến tài khoản đầu 6 và 8
Nhắc đến việc tập hợp CP và DTNhớ đến tài khoản đầu 9

Một lưu ý, để ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiệu quả và sinh động hơn thì nên kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.  Học lý thuyết đến đâu thì hãy kết hợp với làm bài tập. Điều này sẽ giúp bạn có thể nhớ luôn được các tài khoản, kết cấu của tài khoản đó và quan hệ đối ứng giữa các tài khoản.

Các nguyên tắc định khoản kế toán cơ bản :

  •  Xác định đúng đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  • Bên nợ ghi trước và bên có ghi sau
  • Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
  • Tổng giá trị bên nợ = tổng giá trị bên có
  • Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.
  • Tổng Tài sản = Tổng Nguồn Vốn

Để trở thành một người làm kế toán chuyên nghiệp thì cần nắm và ghi nhớ nội dung cơ bản trong bảng hệ thống tài khoản ngân hàng.

WinPlace hy vọng, những thông trên chia sẻ trên sẽ thực sự giúp ích cho bạn trong việc ghi nhớ tài khoản kế toán ngân hàng.

Tốt nghiệp chuyên nghành quản trị văn phòng, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong mảng văn phòng dịch vụ – Coworking Space. Thiên Bình luôn mong muốn truyền tải “giá trị mới” giúp các doanh nghiệp trẻ có cái nhìn cận cảnh về mô hình Coworking space, một mô hình văn phòng giúp doanh nghiệp tiếp thu – cải tiến – hiện đại.

Video liên quan

Chủ Đề