Bằng C lái được xe tải bao nhiêu?

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Bằng lái xe hạng C là một trong những bằng lái phổ biến và hữu ích cho việc điều khiển các loại xe tải. Nhưng câu hỏi đặt ra là, bằng C lái được xe bao nhiêu tấn? Bằng C chạy được xe bao nhiêu chỗ ngồi?..Để hiểu rõ hơn về giới hạn và khả năng của bằng lái hạng C, hãy cùng tìm hiểu chi tiết xoay quanh giấy phép lái xe hạng C trong bài viết này của chúng tôi.

Mục lục bài viết

Bằng lái xe hạng C lái được loại xe gì?

Theo quy định tại Điều 16, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người sở hữu bằng lái hạng C được phép lái các loại xe sau đây:

  • Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng, và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Các loại xe quy định cho bằng B1, B2, bao gồm:
  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái, bất kể là xe số sàn hay tự động.
  • Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng [có thể là xe số sàn hoặc tự động], có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Bằng C không được phép lái các loại xe nào?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái hạng C chỉ cho phép điều khiển các loại xe được quy định. Bằng C có thể lái các loại xe ô tô cơ bản và phổ biến như ô tô chở người đến 9 chỗ, minivan, SUV, loton và xe bán tải cỡ lớn.

Tuy nhiên, bằng C không được phép lái các loại xe chở người trên 9 chỗ như xe khách từ 16 chỗ trở lên và minivan trên 9 chỗ. Ngoài ra, bằng C cũng không cho phép lái các loại xe tải hạng nặng như Container.

Do đó, nếu muốn lái các loại xe tải hạng nặng để vận chuyển hàng hóa nặng hơn hoặc lái các xe có sức chứa lớn hơn để phục vụ nhiều hành khách hơn, tài xế buộc phải nâng cấp bằng lái lên hạng tương ứng.

Điều kiện để học và thi giấy phép hạng C được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, công dân Việt Nam và người nước ngoài đang có cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam, nếu muốn học bằng lái hạng C, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Tình trạng sức khỏe của thí sinh

Người lái xe phải không mắc bất kỳ một trong những bệnh thuộc nhóm 3 được quy định trong Phụ lục số 1, đi kèm với Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

Bao nhiêu tuổi thì được dự thi bằng lái xe hạng C?

Theo quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, để học bằng lái hạng C, người học phải đủ 21 tuổi trở lên [tính từ ngày dự thi sát hạch bằng lái xe].

Việc tính tuổi được xác định dựa trên ngày, tháng và năm sinh ghi trên Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cá nhân đã đăng ký học và dự thi bằng lái xe.

Trình độ học vấn của thí sinh

Theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, không có yêu cầu về trình độ học vấn đối với người học và thi bằng lái hạng C. Do đó, ngay cả những người không hoàn thành chương trình học phổ thông cũng có thể tham gia học và thi bằng lái xe hạng C.

Học bằng C trong bao lâu?

Người học bằng lái hạng C thường mất khoảng 05 tháng để hoàn thành chương trình đào tạo lái xe và thi lấy chứng chỉ.

Theo quy định tại khoản 1 của Điều 13 trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời gian đào tạo lái xe hạng C bao gồm tổng cộng 920 giờ, trong đó có 168 giờ lý thuyết và 752 giờ thực hành. Chi tiết về chương trình học bằng lái hạng C như sau:

STTNỘI DUNGThời gian [giờ]1Pháp luật giao thông đường bộ902Cấu tạo và sửa chữa thông thường183Nghiệp vụ vận tải164Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.205Kỹ thuật lái xe206Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông47Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô752Trong đóTổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái728Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô [theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái]248Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô94a]Số giờ thực hành lái xe/01 học viên91Trong đóSố giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên43Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên48b]Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên39Số giờ học/01 học viên/khoá đào tạo26210Tổng số giờ một khoá đào tạo920

Thủ tục thi bằng lái xe hạng C

Hồ sơ thi bằng C

Theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ thi bằng lái hạng C được lập từ hồ sơ đăng ký học của học viên bởi trung tâm đào tạo lái xe và được gửi trực tiếp cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Hồ sơ thi bằng lái hạng C bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn [đối với công dân Việt Nam]; hoặc hộ chiếu còn thời hạn [đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài].
  • Bản sao hộ chiếu còn hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú/thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao/công vụ [đối với người nước ngoài cư trú, làm việc tại Việt Nam].
  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
  • Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo [đối với người dự sát hạch lái xe hạng C].
  • Danh sách đề nghị sát hạch từ cơ sở đào tạo lái xe, bao gồm tên của người dự sát hạch.

Thi bằng C ở đâu?

Theo quy định tại Điều 21 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, quá trình thi sát hạch bằng lái hạng C được tổ chức tại các trung tâm sát hạch lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

Học viên có quyền đăng ký thi bằng lái hạng C tại bất kỳ trung tâm sát hạch nào đã được nhà nước cấp phép, không phụ thuộc vào địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Người dân có thể dễ dàng đăng ký thi tại bất kỳ trung tâm sát hạch lái xe nào tại địa phương mà họ thuận tiện nhất.

Quy trình thi bằng C thế nào?

Căn cứ vào Điều 21 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, quy trình thi bằng lái hạng C được thực hiện như sau:

Bước 1: Thi lý thuyết

Phần thi lý thuyết bao gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, kiến thức về cấu tạo và sửa chữa xe thông thường, nghiệp vụ vận tải, và đạo đức người lái xe.

Thời gian thi lý thuyết bằng lái hạng C là 24 phút, với tổng số 40 câu hỏi. Trong số đó, có một câu hỏi được coi là câu điểm liệt. Nếu thí sinh trả lời sai câu điểm liệt, thì thí sinh sẽ bị đánh trượt phần thi lý thuyết.

Ngoài việc trả lời đúng câu hỏi điểm liệt, thí sinh cũng phải đạt ít nhất 36/40 câu hỏi lý thuyết đúng, để được xem là đạt được nội dung lý thuyết.

Bước 2: Thi sát hạch bằng lái hạng C trên phần mềm mô phỏng

Thí sinh dự thi sẽ đối mặt với các tình huống giao thông được mô phỏng trên máy tính. Mỗi bài thi bao gồm 10 tình huống, được lựa chọn từ tổng số 120 tình huống trong bộ đề thi mô phỏng.

Để đạt nội dung thi trên phần mềm mô phỏng, thí sinh cần đạt tối thiểu 35/50 điểm, tức là xử lý thành công ít nhất 7/10 tình huống.

Bước 3: Thi thực hành trên đường

Thí sinh phải hoàn thành tuần tự các bài thi được sắp xếp sẵn, gồm:

Bài thi 1: Khởi hành.

Bài thi 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.

Bài thi 3: Dừng xe và khởi hành trên dốc.

Bài thi 4: Lái xe qua vệt bánh và đường vuông góc.

Bài thi 5: Đi qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.

Bài thi 6: Lái xe qua đường vòng quanh co.

Bài thi 7: Ghép xe vào nơi đỗ dọc.

Bài thi 8: Dừng tạm thời ở nơi có đường sắt giao cắt.

Bài thi 9: Xử lý tình huống nguy hiểm.

Bài thi 10: Thay đổi số trên đường bằng.

Bài thi 11: Kết thúc.

Thí sinh cần đạt ít nhất 80/100 điểm để được xem là vượt qua bài thi thực hành trên đường, và tiếp tục vào giai đoạn thi thực hành trên đường.

Bước 4: Thi thực hành lái xe trên đường

Người dự sát hạch sẽ điều khiển xe ô tô trong quá trình sát hạch, xử lý các tình huống giao thông trên đường và tuân thủ các hiệu lệnh của sát hạch viên. Thí sinh cần đạt ít nhất 80/100 điểm để được xem là vượt qua.

Sau khi vượt qua tất cả các phần thi sát hạch bằng lái hạng C, người thí sinh sẽ được công nhận và cấp bằng lái xe hạng C trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc kỳ sát hạch [theo quy định tại khoản 3 của Điều 35 trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT].

Chi phí học và thi bằng lái xe hạng C hết bao nhiêu tiền?

Chi phí học giấy phép hạng C

Theo quy định tại khoản 4, Điều 2 của Thông tư 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, chi phí học bằng lái hạng C sẽ được quyết định bởi cơ sở đào tạo lái xe. Do đó, mức phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của mỗi trung tâm.

Thông thường, học phí để học bằng lái hạng C sẽ dao động trong khoảng từ 8 đến 10 triệu đồng [chưa bao gồm chi phí thi sát hạch].

Chi phí thi bằng lái xe hạng C

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, người dự thi bằng C phải nộp phí sát hạch và lệ phí cấp bằng lái xe như sau:

Chi phí thi bằng CMức phíLệ phí sát hạch lý thuyết90.000 đồng/lầnLệ phí sát hạch thực hành trong hình300.000 đồng/lầnLệ phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng60.000 đồng/lầnLệ phí cấp bằng C135.000 đồng/lầnTổng585.000 đồng

Bằng C có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại khoản 4, Điều 17 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái hạng C có thời hạn sử dụng là 5 năm tính từ ngày cấp. Thời hạn sử dụng của bằng lái được in trực tiếp trên mặt trước của bằng lái.

Khi bằng lái hạng C hết hạn, nhiều chủ xe thường thắc mắc “hết hạn bằng c có phải thi lại không“, dưới đây là những quy định bắt buộc tài xế cần ghi nhớ, bao gồm:

  • Nếu bằng lái hạng C hết hạn dưới 3 tháng: Giấy phép lái xe sẽ được cấp lại mà không cần thi sát hạch.
  • Nếu bằng lái hạng C hết hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm: Tài xế sẽ phải thi lại phần lý thuyết. Nếu đạt được kết quả đạt lý thuyết, thì sẽ được cấp lại giấy phép lái xe hạng C.
  • Nếu bằng lái hạng C quá hạn từ 1 năm trở lên: Tài xế sẽ phải thi lại cả phần lý thuyết và thực hành. Nếu đạt cả lý thuyết và thực hành, thì sẽ được cấp lại giấy phép lái xe hạng C.

Giải đáp những thắc mắc xung quanh bằng C

Bằng C được phép chạy xe mấy chỗ?

Căn cứ vào khoản 8 của Điều 16 trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái hạng C cho phép người lái điều khiển ô tô [bao gồm cả số sàn và số tự động] chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm chỗ ngồi cho người lái xe.

Vì vậy, người sở hữu bằng lái hạng C có thể lái được các loại xe có 4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ hoặc 9 chỗ.

Bằng C được phép chở tối đa bao nhiêu người?

Hiện nay, bằng lái hạng C cho phép người lái điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả người lái [theo quy định tại khoản 8, Điều 16 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT].

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 23 của Nghị định về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, xe ô tô chở người đến 9 chỗ chỉ được phép vượt quá 1 người so với quy định. Nếu chở quá 2 người, tài xế sẽ bị xử phạt hành chính.

Do đó, bằng lái hạng C cho phép vận chuyển tối đa 10 người [bao gồm cả người lái] trên xe ô tô 9 chỗ ngồi.

Bằng C lái được xe bao nhiêu tấn?

Theo quy định tại khoản 8 của Điều 16 trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái hạng C cho phép người lái điều khiển ô tô tải, ô tô chuyên dùng và máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Do đó, người sở hữu bằng lái hạng C hoàn toàn có thể lái được các loại xe tải trên 3,5 tấn. Tuy nhiên, nếu muốn lái các loại xe tải hạng nặng như container, tài xế sẽ phải nâng hạng bằng lái xe của mình.

Lái xe bằng C trong bao lâu thì được phép nâng bằng?

Theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về điều kiện nâng hạng bằng lái xe, giấy phép lái xe hạng C có thể nâng hạng lên bằng cao hơn trong các trường hợp sau:

  • Sau 3 năm lái xe bằng C, tài xế có thể nâng hạng lên bằng D và FC.
  • Sau 5 năm lái xe bằng C, tài xế có thể nâng hạng lên bằng E.

Để được nâng hạng bằng lái xe, ngoài việc tuân thủ thời gian lái xe theo quy định, tài xế còn phải đạt một số kilômét lái xe an toàn như sau:

Giấy phép lái xe hạng C được chở bao nhiêu người?

Theo quy định về giấy phép lái xe hạng C thì bằng lái xe tải hạng C giống với bằng B1 và bằng B2 tức được điều khiển ô tô chở người < 9 chỗ ngồi. Đồng nghĩa với việc bằng lái xe tải hạng C được lái xe 4 chỗ, 5 chỗ và 7 chỗ vì thế tài xế được cấp bằng C không thể lái được xe 16 chỗ.

Bằng lái c2 chạy được xe gì?

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Như vậy, người được cấp giấy phép lái xe hạng C có thể điều khiển các loại xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng lớn hơn 3,5 tấn và cả những loại phương tiện chở người thông thường.

Bằng lái xe C có thời hạn bao lâu?

Như vậy, bằng lái xe hạng C có thời hạn là 5 năm tính từ ngày cấp. Sau thời hạn 5 năm, nếu người sở hữu có nhu cầu tiếp tục sử dụng loại bằng lái này để hành nghề thì nhanh chóng làm hồ sơ xin gia hạn bằng lái.

Làm bằng lái xe hạng C bao nhiêu tiền?

Tổng chi phí học bằng lái xe tải hạng C dao động trong khoảng từ 9.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng. Trong đó: Với những người chỉ có nhu cầu thi lấy bằng, chi phí dao động khoảng từ 9.000.000 đồng – 11.000.000 đồng.

Chủ Đề