Bản đồ quy hoạch thành phố hồ chí minh 2023

Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là thành phố có diện tích lớn cùng tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước ta. Là thành phố thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, những thông tin quy hoạch về TP HCM đều nhận được quan tâm lớn từ mọi người. Vậy quy hoạch TPHCM đến năm 2025 diễn ra như thế nào?

Mục tiêu của việc quy hoạch TP HCM đến năm 2025

Thanh phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.095 km2. Thành phố được tạo nên bởi 1 thành phố trung tâm, 16 quận và 5 huyện bao bọc xung quanh. TP HCM được đánh giá là tỉnh thành lớn nhất của cả nước. Đi cùng với đó là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa nước ta.

Là tỉnh thành thuộc loại đô thị đặc biệt, đóng vai trò quan trọng tới kinh tế và xã hội của cả nước nên những thay đổi về quy hoạch TPHCM đều được tiến hành vô cùng cẩn trọng, chi tiết. Mục tiêu của nội dung quy hoạch là nhằm tạo nên sự phát triển bền vững, mạnh mẽ cho TP Hồ Chí Minh.

Song song với đó là bảo vệ môi trường, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, đảm bảo vững mạnh về an ninh quốc gia. Đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành tỉnh thành văn minh, hiện đại. Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đa ngành đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á. Đây chính là những nội dung mục tiêu Quy hoach TP HCM cần đạt được đến năm 2025.

Mục tiêu quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh

Hạng mục giao thông cần quy hoạch tại TP.HCM

Nội dung thong tin quy hoach TP HCM sẽ được thực hiện trên các lĩnh vực đất sử dụng, hệ thống giao thông. Các loại hình giao thông sẽ được mở rộng, nâng cấp và cải tạo để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, thúc đẩy kinh tế phát triển và hội nhập với các quốc gia trong khu vực. Từ đó tạo nên các cơ hội, thu hút đầu tư phát triển lớn cả trong và ngoài nước.

Giao thông đường bộ

Theo quy hoạch TP HCM đến năm 2030, hệ thống giao thông đường bộ sẽ được tiến hành xây dựng theo tiêu chí đường cao tốc đô thị. Nhiều tuyến đường mới sẽ được tiến hành đưa vào xây dựng và khai thác như 3 đường vành đai, các trục hướng tâm đối ngoại, trục quốc lộ 1K, trục quốc lộ 1 phía Tây, trục TP Hồ Chí Minh đến Gò Công,… Như vậy, sẽ giảm tải được áp lực giao thông nội đô, hạn chế tình trạng tắc đường và tạo nên sự liên kết  vùng thuận lợi với các tỉnh thành lân cận.

Đường sắt quốc gia

Tiến hành nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sắt cũ. Đồng thời, mở rộng thêm 6 tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài là 226km. Theo nội dung thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Thống Nhất sẽ được nâng cấp tại vị trí Trảng Bom đến Bình Triệu.

Một số tuyến đường sắt sẽ được xây dựng mới bao gồm: tuyến đường sắt tránh từ Biên Hòa về phía Nam, xây mới tuyến đường sắt trên cao từ Bình Triệu đến Tân Kiên. Đi cùng với đó là xây mới các tuyến đường sắt Biên Hòa và Lộc Ninh, TP Hồ Chí Minh – Nha Trang và đường sắt chuyên dụng từ đường sắt Thống Nhất đến cảng Cát Lái và Hiệp Phước.

Giao thông đường thủy

Quy hoạch Hồ Chí Minh về giao thông đường thủy sẽ thực hiện nạo vét, mở rộng cho hai luồng sông Lòng Tàu và Soài Rạp. Đảm bảo cho các tàu thuyền có thể di chuyển ra vào cửa biển thuận lợi hơn.

Nâng cấp một số luồng sống đi Đồng bằng sông Cửu Long, luồng đi Bến Súc để đảm bảo đạt tiêu chuẩn sông cấp III. Các cảnh biển sẽ được tiến hành đầu tư xây dựng và di dời để nâng cấp hiệu quả trong khai thác. Một số cảng cần di dời gồm: cảng Nhà Rồng, Khánh Hội, cành Tân Thuận Đông, cảng Rau quả và cảng Bến Nghé. Cảng Cát Lái và Hiệp Phước sẽ được đầu tư nâng cấp.

Giao thông đường hàng không

Thực hiện quy hoạch thành phố HCM trên lĩnh vực giao thông đường hàng không nhằm mục tiêu đưa Tân Sơn Nhất trở thành điểm trung chuyển của hàng không khu vực và thế giới. Nâng cấp chất lượng sân bay để có thể tiếp nhận các máy bay hiện đại mọi lúc. 

Thông tin quy hoạch Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Nội dung quy hoạch chung TP HCM đến năm 2025 sẽ được thực hiện theo các mục tiêu mở rộng không gian và phân vùng để phát triển. Không gian của thành phố sẽ được tiến hành mở rộng ra các hướng phía Nam, Đông, Tây Nam và Tây Bắc. Đồng thời phân chia thành các vùng để tạo điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn dựa vào thế mạnh từng địa phương.

Quy hoạch phát triển không gian

Theo quy hoạch TPHCM việc mở rộng không gian là điều vô cùng cần thiết. Các quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tiến hành phát triển không gian dựa theo các hướng cụ thể như sau:

Phía Nam

Phía Nam sẽ được phát triển theo hướng Nguyễn Hữu Thọ. Tại đây có điều kiện về thủy văn vô cùng đặc biệt, nhiều sông rạch. Đồng thời có khả năng phát triển tốt về quỹ đất đô thị. Mục tiêu phát triển không gian về phía Nam sẽ được đẩy mạnh xây dựng hạ tầng đô thị. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được hoạt động bình thường của các con sông.

Phía Đông

Dựa vào quy hoạch sử dụng đất thành phố Hồ Chí Minh tại phía Đông, hành lang phát triển sẽ được tiến hành tại tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Các khu đô thị mới sẽ được xây dựng và tiến hành nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Phía Tây Nam

Phát triển không gian vùng này sẽ theo hướng tuyến đường Nguyễn Văn Linh. Khu vực này có điều kiện địa chất thủy văn không mấy thuận lợi nên việc đầu tư xây dựng kỹ thuật đô thị bị hạn chế. Đảm bảo tiêu chí bảo vệ tốt cho sông rạch, không hạn chế bề mặt sống rạch gây ảnh hưởng tới quá trình thoát nước của thành phố.

Phía Tây Bắc

Dựa theo bản đồ quy hoạch TP HCM có thể thấy phát triển không gian phía Tây Bắc sẽ được tiến hành dựa vào quốc lộ 22. Không gian này sẽ được đầu tư để nâng cấp đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Bản đồ quy hoạch phát triển không gian TP Hồ Chí Minh

Quy hoạch phân vùng phát triển

Thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành phân vùng phát triển. UBND thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thực hiện phân vùng theo hướng cụ thể như sau:

  • Đối với vùng phát triển sẽ bao gồm 13 quận nội thành hiện hữu. Đi cùng với đó là 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện và các khu đô thị mới phát triển.
  • Vùng phát triển lĩnh vực công nghiệp sẽ bao gồm huyện Củ Chi, Hooc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè.
  • Vùng dành cho phát triển du lịch, sinh thái sẽ bao gồm trải dài theo sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu ngập mặn Cần Giờ,… Đây là những khu vực có lợi thế về sinh thái cần được bảo tồn và tận dụng để phát triển về du lịch, thu hút du khách thăm quan trải nghiệm.
  • Vùng nông nghiệp sẽ bao gồm các huyện Củ Chi Hóc Môn, Bình Chánh và Cần Giờ.
  • Vùng thiên nhiên cần được bảo tồn sẽ được nâng cao bảo vệ. Những vùng này bao gồm rừng ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ huyện Củ Chi.

Xem bản đồ quy hoạch chi tiết tại TP HCM

Theo bản đồ quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy rõ được những khu vực có sự phát triển tốt, khu vực nội đô, hạ tầng giao thông. Dưới đây là thông tin quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện một cách chi tiết, cụ thể.

Bản đồ quy hoạch các quận TPHCM năm 2020

Để nắm rõ tình hình quy hoạch TPHCM, mọi người có thể theo dõi chi tiết trên bản đồ quy hoạch các Quận ngay sau đây:

Bản đồ quy hoạch Quận 1

Quận 1 được biết đến là khu vực trung tâm trong quy hoạch TPHCM. Nơi đây có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Theo nội dung quy hoạch, Quận 1 sẽ được tiến hành cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất. 

Đi cùng với đó là nâng cấp, xây mới mạng lưới giao thông trong khu vực. Cải tạo và mở rộng các hẻm nhỏ để giảm tải áp lực giao thông cho các trục đường chính trong quận.

Bản đồ quy hoạch Quận 1

Bản đồ quy hoạch Quận 2

Tương tự như Quận 1, Quận 2 cũng nằm tại vị trí trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Bởi vậy, khu vực này tập trung khá nhiều công trình cao cao tầng mang tính chất bộ mặt của đô thị. Những công trình này được xây dựng tại các tuyến đường chính như Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi,…

Theo thông tin quy hoạch Hồ Chí Minh, nội dung quy hoạch của Quận 2 sẽ được triển khai phát triển không gian. Các khu chức năng chính được chia thành 2 khu chính.

Khu dân cư sẽ được chia thành 3 gồm: khu phường Tân Định, Đa Kao; khu phường Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho; khu phường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh. Mật độ dân số trung bình ở mỗi khu khoảng 42% đến 50%.

Bản đồ quy hoạch Quận 2

Bản đồ quy hoạch Quận 3

Quy hoạch TP. HCM được thực hiện ở Quận 3 sẽ được triển khai theo 3 nội dung chính: quy hoạch về sử dụng đất, phát triển không gian Quận 3 và nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông trong khu vực. Đảm bảo mang đến cho Quận 3 bộ mặt đô thị mới, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – dịch vụ thương mại trong tương lai.

Bản đồ quy hoạch Quận 3

Bản đồ quy hoạch Quận 4

Quận 4 được biết đến là khu vực sở hữu các chức năng chính như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ – thương mại và giao thông đường thủy. Đặc biệt, Quận 4 có thế mạnh rất lớn về dịch vụ Cảng. 

Theo nội dung quy hoạch TP HCM, Quận 4 sẽ tiến hành sử dụng đất theo chỉ tiêu đã được đề ra. Về giao thông sẽ được cải tạo và mở rộng các tuyến đường kết hợp xây mới một số con đường khác để tạo nên mạng lưới giao thông hiện đại, hoàn chỉnh.

Bản đồ quy hoạch Quận 4

Bản đồ quy hoạch Quận 5

Quận 5 đã có thời gian hình thành lâu dài và khá ổn định. Nơi đây có điều kiện rất tốt để phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ. Thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 5 sẽ tiến hành tập trung cải tạo và chỉnh trang các khu vực dân cư hiện hữu. Bên cạnh đó là nâng cấp, xây mới một số tuyến đường để tạo nên mạng lưới giao thông hoàn hảo.

Bản đồ quy hoạch Quận 5

Bản đồ quy hoạch Quận 6

Quận 6 nằm tại khu vực nội thành của TP. HCM. Nơi đây được biết đến là khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa tại nước ta. Nội dung quy hoạch của Quận 6 là phát huy được thế mạnh về vị trí, trở thành khu vực liên kết thành phố với các tỉnh lân cận. 

Đi cùng với đó là gắn kết chặt chẽ không gian đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển. Cải tạo các khu ở cũ, hoàn thiện khu ở mới để tạo nên bộ mặt đô thị hiện đại cho Quận 6.

Bản đồ quy hoạch Quận 6

Bản đồ quy hoạch Quận 7

Quy hoạch HCM tại Quận 7 sẽ thực hiện dựa trên nội dung phát triển không gian. Về giao thông sẽ tiến hành nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trọng điểm trong quận. Xây dựng mới một số nút giao tại các ngã tư đường. Đi cùng với đó là củng cố, đầu tư chiều sâu các cảng biển, cảng sông. Trong tương lai sẽ tiến hành xây dựng tuyến đường sắt nội đô kết nối với các quận khác trong thành phố.

Bản đồ quy hoạch Quận 7

Bản đồ quy hoạch Quận 8

Theo quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh, Quận 8 sẽ được tiến hành cải tạo và phát triển các khu ở cũ theo hướng các trục kênh rạch lớn. Bố trí thêm một số dự án tái định cư tại công viên. Di dời và chuyển đổi các xí nghiệp kém phát triển, gây tác động xấu tới môi trường. 

Dự kiến đến năm 2030 sẽ hoàn thành chuyển đổi khu công nghiệp Bình Đăng thành đất dân dụng. Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường giao thông trong khu vực.

Bản đồ quy hoạch Quận 8

Bản đồ quy hoạch Quận 9

Dựa vào bản đồ quy hoạch TPHCM tại Quận 9, có thể thấy được các nội dung về phát triển không gian đô thị cũng như nâng cấp hệ thống giao thông trong quận.

Bản đồ quy hoạch Quận 9

Bản đồ quy hoạch Quận 10

Quy hoạch TP Hồ Chí Minh tại Quận 10 sẽ được thực hiện dựa trên các nội dung như chuyển đổi chức năng dân cư và một phần chức năng trung tâm công cộng của thành phố. Dần dần sẽ chuyển đổi các lĩnh vực kinh tế từ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sang thương mại dịch vụ – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Về giao thông sẽ tiến hành điều chỉnh lộ giới các tuyến đường như: đường Bà Hạt, hẻm 285 đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Hồ Bá Kiện,… Tiến hành xây dựng cải tạo một số nút giao thông. Quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị như: tuyến đường sắt đô thị số 2, đường sắt đô thị 3a,…

Bản đồ quy hoạch Quận 10

Bản đồ quy hoạch Quận 11

Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 sẽ tạo nên những thay đổi mới cho Quận 11. Cơ cấu kinh tế sẽ dần dịch chuyển sang thương mại, dịch vụ và du lịch. Hình thành 3 khu chức năng chính là: khu dân cư đô thị, khu dịch vụ thương mại và khu công viên văn hóa, vui chơi giải trí.

Bản đồ quy hoạch Quận 11

Bản đồ quy hoạch Quận 12

Quận 12 được biết đến là khu vực cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có thế mạnh về phát triển du lịch khi có nhiều địa điểm tham quan thu hút như làng cá sấu, vườn mai, chùa Quảng Đức,… 

Nội dung quy hoạch Quận 12  đến năm 2030 sẽ tạo nên không gian kiến trúc cảnh quan phù hợp với sự phát triển của toàn thành phố. Tạo nên môi trường sống tốt, đô thị văn minh, hiện đại. 

Hệ thống giao thông được cải tạo và mở rộng theo đúng quy định về lộ giới. Hoàn thiện các tuyến đường mới để mang đến cho Quận 12 một mạng lưới giao thông hiện đại, có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Bản đồ quy hoạch Quận 12

Bản đồ quy hoạch Quận Bình Tân

Theo nội dung quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, Quận Bình Tân sẽ có những đổi mới về phát triển không gian cũng như mạng lưới giao thông. Tổ chức không gian quận sẽ được chia thành 4 khu vực dân cư.

Nâng cấp và tiến hành xây mới một số tuyến đường. Đảm bảo sự hoàn thiện của hệ thống giao thông quận trong tương lai.

Bản đồ quy hoạch quận Bình Tân

Bản đồ quy hoạch Quận Gò Vấp

Nội dung quy hoạch Quận Gò Vấp sẽ tiến hành khai thác hiệu quả các khu đất hiện có. Mở rộng các diện tích những khu đất như công trình công cộng, công viên, đất dân dụng và hệ thống giao thông. Đưa quận Gò Vấp trở thành trung tâm thương mại dịch vụ tại phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh.

Bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp

Bản đồ quy hoạch Quận Phú Nhuận

Dựa vào bản đồ quy hoạch quận Phú Nhuận có thể thấy cơ sở hạ tầng nơi đây được phân chia thành 3 khu vực chính: khu vực 1 gồm 33 ha thuộc phường 8, khu vực 2 gồm 23 ha thuộc phường 15, khu vực 3 gồm 14,55 ha thuộc phương 17. Trong tương lai, quận Phú Nhuận sẽ tiến hành chuyển đổi đất công cộng, dịch vụ, y tế sang đất ở.

Bản đồ quy hoạch quận Phú Nhuận

Bản đồ quy hoạch quận Tân Bình

Nội dung quy hoạch quận Tân Bình sẽ được tiến hành từ việc thay đổi kết cấu nâng cấp và cải tạo toàn bộ khu dân cư. Về giao thông sẽ cắt giảm lộ giới của một số tuyến đường trọng điểm.

Bản đồ quy hoạch quận Tân Bình

Bản đồ quy hoạch Quận Tân Phú

Nội dung quy hoạch quận Tân Phú sẽ được tiến hành dựa trên hai nội dung chính: quy hoạch về dân cư và quy hoạch về giao thông.  Quận Tân Phú sẽ được chia thành 4 cụm với từng diện tích và mục đích sử dụng khác nhau.

Hệ thống giao thông sẽ được thực hiện cải tạo và mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm. Xây dựng nhiều tuyến giao thông mới giúp việc di chuyển trong quận diễn ra thuận lợi hơn trong giờ cao điểm.

Quy hoạch chung quận Tân Phú

Bản đồ quy hoạch các tuyến đường vành đai

Quy hoạch TP HCM đến năm 2025 sẽ bao gồm nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các tuyến đường vành đai. Các tuyến vành đai này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho giao thông nội đô. Đồng thời, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

  • Tuyến đường vành đai 2:  tuyến đường vành đai này có tổng chiều dài là 70km. Tuyến đường này được tiến hành quy hoạch từ đường Nguyễn Văn Linh đi qua quận 7 và quận 9. Tuyến đường này tạo thành một vòng tròn quanh thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tuyến đường vành đai 3: tuyến đường này có tổng chiều dài khoảng 97,7km. Tuyến đường này được xây dựng nhằm kết nối các tỉnh thành lân cận thành phố Hồ Chí Minh với nhau.
  • Tuyến đường vành đai 4: Theo bản đồ quy hoạch Hồ Chí Minh về giao thông, tuyến đường vành đai 4 sẽ được xây dựng với 6 đến 8 làn xe. Tổng chiều dài đạt khoảng 196,5km. Tuyến đường này còn bao gồm đường song hàng ở 2 bên vô cùng hiện đại.

Bản đồ quy hoạch đường cao tốc tại TPHCM

Dựa vào bản đồ quy hoạch Tp Hồ Chí Minh sẽ thấy được cụ thể những thay đổi của đường cao tốc tại nơi đây. Các tuyến đường cao tốc sẽ được nâng cấp, đầu tư xây mới giúp tạo nên sự liên kết giao thông thuận lợi giữa các tỉnh thành trong nước với nhau. 

  • Quy hoạch đường cao tốc Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Tây Ninh: Quá trình xây dựng tuyến đường cao tốc này sẽ được chia thành 2 giai đoạn chính: giai đoạn 1 sẽ tiến hành hoàn thiện tuyến cao tốc 4 làn xe. Giai đoạn 2 sẽ hoàn thành tuyến có 6 đến 8 làn xe. Dự kiến đến năm 2026, tuyến đường cao tốc này sẽ được đưa vào khai thác.
  • Đường cao tốc HCM – Dầu Giây – Đà Lạt: Tuyến đường cao tốc này có tổng chiều dài là 208km. Xây dựng tuyến đường cao tốc này sẽ hỗ trợ rất lớn cho du lịch. Dự kiến hoàn tất sẽ hết tổng chi phí là 65 nghìn tỷ đồng.
  • Tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Cần Thơ: Dự án này sẽ có chiều dài đạt 174km. Tùy thuộc vào từng khu vực sẽ có sự nâng cấp, mở rộng khác nhau.
  • Tuyến cao tốc HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành:  Chiều dài của tuyến đường này đạt 69km. Đường được xây dựng với 6 đến 8 làn xe. Tuy nhiên, hiện tại dự án này vẫn chưa nhận được vốn đầu tư.
  • Tuyến cao tốc HCM – Vũng Tàu: Dự án này dự kiến sẽ kéo dài 76km.
Bản đồ quy hoạch đường cao tốc TP Hồ Chí Minh

Hướng dẫn tra cứu thông tin quy hoạch TPHCM tại Meeymap

Việc tra cứu quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng trước khi thực hiện các giao dịch bất động sản. Đảm bảo cho các nhà đầu tư tránh gặp phải rủi ro, không bị lừa mua phải dự án ma,…

Để tiến hành tra cứu thông tin quy hoạch TP HCM, bạn có thể tìm kiếm trên các web của bộ. Đồng thời, phần mềm Meeymap cũng là một trong những ứng dụng hỗ trợ tra cứu thông tin, bản đồ quy hoạch TPHCM  tiện ích hiện nay.

Meeymap là phần mềm thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, hỗ trợ tích cực cho mọi người khi muốn nắm bắt về tình hình quy hoạch trên cả nước. Sử dụng phần mềm Meeymap, bạn sẽ có thể tìm kiếm các thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng.

Tốc độ có thể tốt hơn so với tra cứu trên cổng thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh. Ứng dụng này mang đến rất nhiều tiện ích như: cho phép tra cứu thông tin quy hoạch chi tiết, nhanh chóng, tìm kiếm các tin đăng về giao dịch bất động sản, cung cấp tính năng thước đo, khoanh vùng bán kính. Đi cùng với đó là khả năng bảo vệ thông tin người dùng hiệu quả.

Như vậy, trên đây là thông tin chi tiết về quy hoạch TPHCM. Nắm rõ các thông tin về quy hoạch của thành phố sẽ có vai trò rất lớn trong các giao dịch bất động sản. Bạn có thể thực hiện tra cứu quy hoạch trực tuyến thành phố Hồ Chí Minh tại ứng dụng Meeymap.

Chủ Đề