Bấm lỗ tai bị chảy mủ phải làm sao

  • Vết thương sưng tấy, đỏ
  • Vết thương bị rỉ dịch vàng
  • Vết thương có thể bị mưng mủ, rỉ dịch xanh, vàng lẫn máu
  • Bé có thể bị sốt
  • Khi vết thương chưa mưng mủ, bé thường sờ gãi tai vì có cảm giác bị ngứa

Làm sao để ngăn ngừa bé bấm lỗ tai bị mưng mủ?

Để phòng ngừa việc nhiễm trùng vết bấm lỗ tai cho bé, mẹ nên ghi nhớ các điều sau nhé:

  • Cho bé bấm lỗ tai tại các cơ sở y tế uy tín. Không cho con bấm lỗ tai ở các xe bán hàng rong có dịch vụ bấm lỗ tai hoặc ở những nơi không đảm bảo an toàn.
  • Mẹ không nên tự xỏ lỗ tai cho bé tại nhà vì không đảm bảo việc tiệt trùng trong khi thực hiện.
  • Nên bấm lỗ tai cho trẻ ngay từ lúc bé chào đời hoặc bấm ở giai đoạn sơ sinh. Bởi vì khi càng lớn, thì bé càng hay sờ vào tai nên dễ gây nhiễm trùng vết thương.
  • Sau khi bấm lỗ tai, mẹ nên vệ sinh vết thương cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Không lau, rửa mạnh chỗ vết thương để tránh gây kích ứng. Khi tắm gội cho bé, mẹ nên tránh để xà bông dính vào vết thương. Sau khi tắm gội xong, mẹ nên dùng bông tăm để thấm khô vết thương cho bé.
  • Bấm lỗ tai kiêng gì? Mẹ không nên cho bé ăn đồ nếp hoặc nếu bé còn đang bú mẹ thì mẹ nên kiêng đồ nếp. Sau khi bấm lỗ tai được khoảng 7-10 ngày, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thực hiện việc tháo chỉ nhé.

bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao?

Bé bấm lỗ tai bị sưng phải làm sao? Đối với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ, khi vết thương bị sưng tấy, rỉ mủ, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ xử lý. Mẹ không nên tự ý điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà cho bé. Bởi vì tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây áp xe, nhiễm trùng máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé, mẹ không thể lường trước được đâu nhé.

Video liên quan

Chủ Đề