Bài toán tiểu học giải bằng nhiều cách

Như chúng ta đã biết, không có phương pháp dạy học nào là tối ưu cả. Vì thế trong quá trình dạy học GV cần phải sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học, như vậy chất lượng giờ học mới đảm bảo. Các phương pháp chủ yếu thường được sử dụng trong dạy học Toán 4 ở Tiểu học là:

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

Các phương pháp dạy học nêu trên cũng là là những phương pháp thường sử dụng để dạy giải toán có lời văn ở lớp 4. Song trong quá trình dạy GV cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với nội dung từng bài cụ thể.

Dạy giải toán có lời văn lớp 4 thường theo trình tự:

- Đưa bài toán - HS đọc đề toán.

- Hướng dẫn phân tích đề toán.

- Hướng dẫn tóm tắt bài toán.

- Hướng dẫn tìm cách giải bài toán.

- Hướng dẫn trình bày bài giải.

- Rút ra cách giải chung cho cả dạng toán.

- Áp dụng cách giải đã học thực hành luyện tập giải các bài toán có lời văn có dạng tương tự.

Khi dạy giải toán có lời văn có thể sử dụng thêm các phương pháp:

+ Phương pháp dạy học theo lối kiến tạo.

Quy trình của việc dạy học theo lối kiến tạo:

- Ôn tập, tái hiện.

- Nêu vấn đề [có thể từ GV hoặc từ HS].

- Tập hợp các ý tưởng của HS; so sánh các ý tưởng đó và đề xuất một ý tưởng chung của cả lớp.

- Dự đoán [đề xuất giả thiết].

- Phân tích kết quả, trình bày trước lớp.

- Rút ra kết luận [tri thức mới].

* Ví dụ minh họa: Bài tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. [SGK Toán 4 trang 47]

Sau khi GV hướng dẫn HS làm cách 1 [tìm số bé trước], GV hướng dẫn HS làm cách 2 [tìm số lớn trước] theo phương pháp dạy học theo lối kiến tạo như sau:

- GV nêu vấn đề: Có thể tìm số lớn trước vẫn bằng sơ đồ hình vẽ như khi tìm số bé trước không?

- HS nêu ý kiến: Tìm được hoặc không tìm được; đề xuất một ý tưởng chung của cả lớp: tìm được số lớn trước.

- Dự đoán: Tìm 2 lần số lớn bằng cách thêm vào số bé một số đơn vị để bằng số lớn [thêm 10], tổng cộng thêm 10 [hiệu]. Tìm số lớn bằng cách lấy 2 lần số lớn chia 2.

- HS kiểm tra: Số lớn là [70 + 10]: 2 = 40 đúng.

- Phân tích kết quả, trình bày cho cả lớp dựa trên sơ đồ hình vẽ:

Sơ đồ:

Số lớn:

Số bé:

Bài giải

Hai lần số lớn là:

70 + 10 = 80

Số lớn là:

80: 2 = 40

Số bé là:

40 10 = 30 hoặc: 70 40 = 30.

Đáp số: Số lớn: 40

Số bé: 30

- Rút ra kết luận chung: Số lớn = [Tổng + hiệu]: 2

+ Phương pháp dạy học tổ chức trò chơi học tập.

- Cho HS chơi theo nhóm nhỏ hoặc theo đội để HS cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng mà lại hiệu quả.

Ví dụ khi dạy bài Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

Phần luyện tập: Bài 3 [trang 148] có thể cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. Như thế HS sẽ thi đua làm bài mà không khí giờ học thoải mái.

Dù dạy học theo phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học nào, thì GV khi dạy học giải toán có lời văn cần dạy cho HS:

* Hình thành kĩ năng giải bài toán có lời văn.

Khi dạy giải bài toán có lời văn cần để HS cố gắng tự tìm ra cách giải bài toán [hoặc phương pháp giải bài toán], GV không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải đối với HS. Bằng cách:

- Đưa bài toán - HS đọc đề toán.

- Hướng dẫn phân tích đề toán.

- Hướng dẫn tóm tắt bài toán.

- Hướng dẫn tìm cách giải bài toán.

- Hướng dẫn trình bày bài giải.

- Rút ra cách giải chung cho cả dạng toán.

* Dạy kĩ năng tóm tắt bài toán cho HS.

HS có thể tóm tắt bài toán bằng lời văn ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng [đối với bài toán về mối quan hệ tổng - hiệu, tổng - tỉ số, hiệu - tỉ số]. Mục đích của tóm tắt bài toán là phân tích đề toán để làm rõ giả thiết [bài cho biết gì?] và kết luận [bài toán hỏi gì?] của bài toán, thu gọn bài toán theo giả thiết, kết luận của bài toán. Rồi từ đó tìm ra cách giải của bài toán một cách hợp lí. Bởi vậy, dạy tóm tắt bài toán trước khi giải bài toán là rất cần thiết. Tuy vậy, không nhất thiết bắt buộc phải viết tóm tắt vào phần trình bày bài giải [tùy theo yêu cầu của bài toán, theo từng giai đoạn học tập của HS, GV có thể cho HS viết tóm tắt vào bài giải hoặc không]. Riêng các bài toán về mối quan hệ số học tổng [hiệu] và tỉ số nêu trên cần pahir vẽ sơ đồ đoạn thẳng vào phần trình bày bài giải bài toán.

* Dạy kĩ năng diễn đạt cho HS.

Cần cho HS được rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói và bằng chữ viết khi phải giải thích các vấn đề liên quan đến phân tích đề toán, tìm cách giải bài toán và nhất là khi trình bày bài giải bài toán. Lúc đầu, với HS việc tự diễ đạt còn nhiều khó khăn, nhưng đây là cơ hội thuận lợi để HS được phát triển khả năng tư duy, khả năng tự giải quyết vấn đề [liên quan đến các tình huống cần giả quyết trong thực tế sau này].

* Tổ chức cho HS làm quen với các dạng toán khác.

Ngoài những dạng bài toán có lời văn thường gặp [toán đơn, toán hợp có không quá 3 bước tính], nên cho HS tiếp xúc, làm quen với cách giải các bài toán khác như bài toán liên quan đến bảng, biểu đồ, hình vẽ,

4.1. Giải pháp đối với GV trong quá trình dạy giải toán có lời văn lớp 4.

Những biện pháp giúp giáo viên dạy học giải toán có lời văn lớp 4 đạt hiệu quả:

- GV nghiên cứu kĩ nội dung chương trình SGK của mạch kiến thức giải toán có lời văn.

- Xác định chính xác, cụ thể các dạng toán có lời văn học ở lớp 4.

- Nghiên cứu, đọc kĩ SGK, xác định đúng mục tiêu, yêu cầu cần đạt khi dạy học giải toán có lời văn lớp 4.

- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng dạng bài.

- Phát huy tính tích cực học tập và khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo của HS.

- Khắc sâu, mở rộng đúng mức, phù hợp với nội dung bài học và đối tượng HS.

- Dạy đến từng đối tượng HS, không để hiện tượng HS chờ nhau hoặc bỏ rơi HS.

- Hướng dẫn để HS tự tìm ra cách giải bài toán.

- Hướng HS tìm ra nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán.

Khi dạy giải toán có lời văn, GV lưu ý cần phải thực hiện các yêu cầu sau:

+ Tổ chức cho HS hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ toán học [số trung bình cộng, tỉ số, tổng, hiệu,].

+ Tổ chức cho HS thực hiện các bước giải bài toán.

+ Tổ chức rèn kĩ năng giải toán.

+ Rèn luyện năng lực khái quát hóa giải toán.

Cụ thể:

* Bài Tìm số trung bình cộng [SGK Toán 4 - trang 26].

+ Hoạt động 1: [Phần bài mới] Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.

Thông thường GV sẽ sử dụng bài toán 1 trong SGK để dạy nên khi giảng và hướng dẫn HS hình thành biểu tượng số trung bình cộng gặp khó khăn và HS khó hiểu. Để dễ dạy và giúp HS dễ hiểu nên thay bằng bài toán Hộp màu xanh có 6 viên bi, hộp màu đỏ có 4 viên bi. Hỏi nếu lấy tất cả số bi đó chia đều vào hai hộp thì mỗi hộp có mấy viên bi?.

Khi dạy, GV chuẩn bị 2 chiếc hộp đựng số bi như đề toán đã cho. Sau khi cho HS đọc và phân tích kĩ đề bằng hệ thống câu hỏi, sau đó cho HS lên thao tác theo yêu cầu của đề và minh họa bằng đồ dùng trực quan, nêu kết quả:

- Bài toán cho biết gì? [ hộp màu xanh có 6 viên bi, hộp màu đỏ có 4 viên bi đưa 2 chiếc hộp đựng bi - HS quan sát có thể cho 1 hoặc 2 HS lên kiểm tra].

- Bài toán hỏi gì? [lấy tất cả số bi đó chia đều vào 2 hộp thì mỗi hộp có mấy viên bi?].

- Lấy tất cả số bi đó là bao nhiêu viên bi? [ là 6 + 4 = 10 [viên bi]] cho HS lên lấy toàn bộ số bi của 2 hộp ra cầm trên tay, đếm và nêu kết quả: 10 viên bi.

- Chia đều vào 2 hộp làm như thế nào? [1 HS thao tác chia].

- Mỗi hộp có mấy viên bi? [5 viên bi].

- Thực hiện phép chia nào? [10: 2 = 5 [viên bi]].

- Muốn biết mỗi hộp có mấy viên bi sau khi lấy tất cả số bi đó chia đều vào 2 hộp ta làm thế nào? [lấy tổng số bi của 2 hộp chia cho 2 được số bi chia đều vào mỗi hộp].

Đến đây GV mới nêu: 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4 [hiểu đơn giản: cộng hai số 6 và 4 lại rồi chia [đều] cho 2]. Ta nói hộp màu xanh có 6 viên bi, hộp màu đỏ có 4 viên bi, trung bình mỗi hộp có 5 viên bi [hiểu đơn giản: gộp số bi của 2 hộp lại rồi chia đều cho mỗi hộp thì được trung bình số bi mỗi hộp.]

Như vậy, nhờ thao tác trên đồ dùng trực quan HS dễ hiểu hơn và dễ nhớ hơn về số trung bình cộng.

Bài toán 2: Dạy tương tự bài toán 1, nhưng GV lưu ý HS điểm sau:

- Có 3 lớp, nên khi tìm trung bình một lớp có bao nhiêu HS thì phải lấy tổng số HS chia cho 3 [chia đều ra 3 lớp].

Sau khi hướng dẫn HS giải bài toán 1, bài toán 2 rút ra quy tắc tìm số trung bình cộng [như SGK trang 27]. GV cần khắc sâu cho HS:

- Tính tổng của các số [lưu ý không phải lúc nào bài toán cũng cho đầy đủ các số để tính tổng nên cần phải đọc kĩ đề để tìm được tổng].

- Số các số hạng [hiểu đơn giản là tổng có bao nhiêu số hạng thì chia cho bấy nhiêu nhưng số các số hạng nhiều khi bài toán cũng cho ẩn, nên cần tìm hiểu kĩ đề để xác định được số các số hạng].

+ Ví dụ: Bài tập 3 trang 27 Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9.

Khi dạy nên hướng dẫn như sau:

- Bài toán yêu cầu gì? [tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9].

- Các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là những số nào? [1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9].

- Từ 1 đến 9 có bao nhiêu số? [9 số].

- Để tìm được số trung bình cộng của các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 làm như thế nào? [[1 + 2 + 3 + 4 + 5+ 6 + 7 + 8 + 9]: 9 = 5]

Như vậy trong bài tập này ẩn các số hạng, ẩn tổng và cả số các số hạng. Sau khi chữa bài tập này GV củng cố, khắc sâu luôn cho HS cách tìm tổng và xác định số các số hạng để HS không nhầm lẫn.

* Bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó [SGK Toán 4 - trang 47].

+ Hoạt động 1: [Phần bài mới] Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. GV dạy như sau:

- Đưa bài toán [bảng phụ] 3 đến 4 HS đọc bài toán.

- Hướng dẫn HS phân tích đề, tóm tắt bài toán:

+ Bài toán cho biết gì? [tổng hai số là 70, hiệu hai số là 10].

+ Bài toán hỏi gì? [tìm hai số].

+ Hai số như thế nào với nhau? [có một số lớn hơn và một số bé hơn].

+ Vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán [1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp].

+ Nếu HS còn lúng túng, GV gợi ý tiếp: Tổng hai số là 70 nghĩa là gì? [2 số cộng lại với nhau bằng 70]. Hiệu hai số là 10 là như thế nào? [số lớn trừ đi số bé bằng 10 hay số lướn hơn số bé 10].

- Sơ đồ tóm tắt:

Video liên quan

Chủ Đề