Bài tập toán lớp 6 tập 1 trang 7

Đề bài

Cho hai tập hợp:

A = {a, b,c, x, y} và B = {b, d, y, t, u,v}.

Dùng kí hiệu “\[ \in \]” hoặc “\[ \notin \]” để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Lý thuyết về phần tử thuộc và không thuộc một tập hợp.

- Quan sát từng phần tử a, b, x, u, nếu phần tử nào xuất hiện trong tập hợp A thì ta viết “\[ \in \]” tập đó, nếu phần tử đó không xuất hiện trong tập hợp A thì kí hiệu “\[ \notin \]”.

Lời giải chi tiết

Phần tử a thuộc tập hợp A và không thuộc tập hợp B nên ta kí hiệu:\[a \in A;a \notin B\]

Tương tự với các phần tử khác:

\[b \in A;b \in B\];

\[x \in A;x \notin B\]

\[u \notin A;u \in B\]

Loigiaihay.com

Đề bài

a] Viết số tự nhiên liền sau mỗi số:

17;                           99;                   a [với a ∈ N].

b] Viết số tự nhiên liền trước mỗi số:

35;         1000;       b [với b ∈ N*].

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a] Số liền sau của số tự nhiên a là số tự nhiên a + 1

b] Số liền trước của số tự nhiên b nhỏ hơn b là 1 đơn vị. Mọi số tự nhiên khác 0 đều có số liền trước.

Hay số liền trước của số tự nhiên b là số tự nhiên : b - 1 với với b ∈ N*

Lời giải chi tiết

a] Số liền sau của số 17 là số 18;         

Số liền sau của số 99 là số 100;             

Số liền sau của số a [với a ∈ N] là số \[a + 1. \]

b]  Số liền trước của số 35 là số 34;  

Số liền trước của số 1000 là số  999;           

Số liền trước của số b [với \[b\in N^*\]] là số   \[b - 1.\] 

Chú ý: Vì \[b ∈ N^*\] nên \[b ≥ 1,\] lúc đó \[b\] mới có số tự nhiên liền trước. Số 0 không có số tự nhiên liền trước.

Loigiaihay.com

Giải Toán lớp 6 trang 7, 8 - Tập 1 sách Cánh diều

Giải Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác.

Tài liệu được biên soạn chi tiết, chính xác và đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa Cánh diều trang 7, 8 và các bài tập phần luyện tập vận dụng, giúp các em xem gợi ý giải các bài tập của bài 1: Tập hợp. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Toán 6 Bài 1: Tập hợp Cánh diều

Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10

Đáp án

Tập hợp A là:

A = {1; 3; 5; 7; 9}

Câu 2

Cho H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày. Chọn kí hiệu ∈,∉ thích hợp vào chỗ trống:

a] Tháng 2 ........ H;

b] Tháng 4 ......... H;

c, Tháng 12 ....... H.

Đáp án

H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày => H = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}

Vậy:

a] Tháng 2 ∉ H;

b] Tháng 4 ∈ H;

c, Tháng 12 ∉ H.

Câu 3

Cho C = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp

Đáp án

Ta có C = {7; 10; 13; 16}

Câu 4

Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020

Đáp án

Gọi D là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020.

Ta có D = {0; 2}

Giải Toán 6 Cánh diều phần Bài tập trang 7, 8

Bài 1 trang 7 SGK Toán 6 Tập 1

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a] A là tập hơp các hình trong Hình 3;

b] B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ "NHA TRANG";

c] C là tập hợp các tháng của Quý II [biết một năm gồm 4 quý];

d] D là tập hợp các nốt nhạc có trong khuông nhạc Hình 4;

Gợi ý đáp án

a] A = { Hình chữ nhật; Hình vuông; Hình bình hành; Hình tam giác; Hình thang}

b] B = {N; H; A; T; R; G}

c] C = {Tháng 4; Tháng 5; Tháng 6}

d] D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}

Bài 2 trang 8 SGK Toán 6 Tập 1

Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu "","" thích hợp vào chỗ chấm:

a] 11 .......... A

b] 12 ........... A

c] 14 .......... A

d] 19 ........... A

Gợi ý đáp án

Chọn kí hiệu "","" thích hợp vào chỗ chấm là:

Bài 3 trang 8 SGK Toán 6 Tập 1

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a, A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14}

b, B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}

c, C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15}

d, D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}

Gợi ý đáp án

Liệt kê các phần tử của tập hợp đó là:

a, A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}

b, B = {42; 44; 46; 48}

c, C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}

d, D = {11; 13; 15; 17; 19}

Bài 4 trang 8 SGK Toán 6 Tập 1

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a] A = {0; 3; 6; 9; 12; 15}

b] B = {5; 10; 15; 20; 25; 30}

c] C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}

d] D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Gợi ý đáp án

Tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp trên là:

a] A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16};

b] B = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 5, x < 35}

c] C = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 100}

d] D = { x | x là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị, 0 < x < 18}.

Cập nhật: 10/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề