Bài tập tiền lương tiền công chương 4 năm 2024

Bước 02: Phân loại thu nhập (thu nhập từ tiền lương/tiền công, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trúng thưởng…). Nên lập bảng chia cột, phân loại thu nhập từ tiền lương/tiền công ra một nhóm riêng.

Bước 03: Phân loại Thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập KHÔNG chịu thuế TNCN chưa bao gồm tiền thuê nhà. Nên chia ra 02 cột để phân loại.

Bước 04: Tính thuế TNCN phải nộp? Lưu ý:

  • Bài cho thu nhập nhận được đã gồm thuế TNCN (lương GROSS)
  • Bài cho thu nhập nhận được không bao gồm thuế TNCN (lương NET)
  • Đối với bài toán không nói là lương NET hay GROSS thì đc hiểu là GROSS (theo quy định thì trách nhiệm nộp thuế TNCN thuộc về người lao động có TNTT).
  1. GIẢ SỬ BÀI TOÁN CHO LƯƠNG GROSS: Thực hiện tính thuế như sau
  • Thuế TNCN phải nộp từ tiền lương, tiền công = TNTT từ tiền lương, tiền công * Thuế suất lũy tiến từng phần
  • Trong đó;
    • Thu nhập tính thuế (TNTT) từ TL/TC = Thu nhập chịu thuế (TNCT) – Các khoản giảm trừ
    • Thu nhập chịu thuế = Thu nhập từ TL/TC + Phụ cấp, trợ cấp (loại trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ, thưởng danh hiệu được trừ)
    • Thu nhập từ TL/TC + Phụ cấp, trợ cấp: các bạn đọc kỹ trong thông tư khoản nào chịu thuế, khoản nào không chịu thuế/miễn thuế (xem lại bước 03)
    • Các khoàn giảm trừ:
      • TN miễn thuế (TNMT), TN giảm thuế (TNGT)
      • Giảm trừ gia cảnh: cho bản thân 11 tr/tháng/người (năm 2020), cho người phụ thuộc 4,4 tr/tháng/người (năm 2020)
      • Các khoản bảo hiểm bắt buộc được trừ: là phần bảo hiểm người lao động nộp thông qua trừ vào lương = 10.5 % * Quỹ lương đóng BHXH.
      • Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ: được trừ tối đa 1.000.000 đ/tháng
      • Đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
  • Nếu bài tập cho chi phí hỗ trợ thuê nhà:
    • Xác định TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà
    • Tiền thuê nhà được tính vào TNCT tối đa = 15% * TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà
    • Tiền thuê nhà được tính vào TNCT tối đa là: = MIN[Tiền thuê nhà thực tế; Tiền thuê nhà được tính vào TNCT tối đa]
    • Xác định TNCT đã bao gồm tiền thuê nhà = TNCT chưa bao gồm tiền thuê nhà + Tiền thuê nhà được tính vào TNCT tối đa (= MIN[Tiền thuê nhà thực tế; Tiền thuê nhà được tính vào TNCT tối đa])
  • THỰC HIỆN TÍNH THUẾ TNCN PHẢI NỘP (A1)
    • Tính TNTT theo tháng
    • Áp dụng biểu thuế lũy tiền từng phần theo tháng
    • Tính ra số tiền thuế TNCN theo tháng
    • Thuế TNCN phải nộp cả năm = Thuế TNCN theo tháng * 12 tháng
  1. GIẢ SỬ BÀI TOÁN CHO LƯƠNG NET:
  • Bước 1: Tính TN làm căn cứ quy đổi (TNCT chưa gồm tiền thuê nhà)
  • Bước 2: Tính tiền thuê được tính vào TNCT tối đa
  • Bước 3: Tính TNCT đã bao gồm tiền thuê nhà (NET)
  • Bước 4: Quy đổi TNCT NET sang TNTT GROSS
  • Bước 5: Tính thuế TNCN: làm giống như bước 04, Mục A1 ở trên

Ths. Huỳnh Minh Đại, CCHN Đại lý thuế Tổng cục thuế – Bộ Tài chính, Phone: 0905583661 (Zalo), SaoThangNam Co.,Ltd

- Trong tháng 2/2017 tại Công ty kế toán Thiên Ưng có tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương cụ thể như sau:

1 . Tinh tiền lương phải trả cho: - Công nhân sản xuất trực tiếp : 40.000.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng : 2.000.000 - Nhân viên quản lý doanh nghiêp: 10.000.000 2. BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo quy định (Trích vào chi phí của DN và trích vào lương của công nhân viên): 3. Nộp tiền

BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan BHXH và Liên đoàn Lao động bằng tiền gửi ngân hàng. 4. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 50.000.000. 5. Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản (BHXH, BHYT, BHTN) 6. Nhân viên A (Bộ phận quản lý DN) ứng trước tiền lương: 5.000.000 bằng tiền mặt.

Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên. BHXH,BHYT,KPCĐ Biết rằng: Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2017 như sau: BHXH: 26 % trong đó: (Doanh nghiệp: 18%, Cá nhân: 8 %). BHYT: 4,5 % trong đó: (Doanh nghiệp: 3 %, Cá nhân: 1,5 %). BHTN: 2 % trong đó: (Doanh nghiệp: 1 %, Cá nhân: 1 %). KPCĐ: 2 % trong đó: (Doanh nghiệp: 2 %).

Hướng dẫn giải:

Bài tập tiền lương tiền công chương 4 năm 2024
Nghiệp vụ 1: Tính tiền lương phải trả cho: - Công nhân sản xuất trực tiếp : 40.000.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng : 2.000.000 - Nhân viên quản lý doanh nghiêp: 10.000.000

Hạch toán theo Thông tư 200: Nợ TK - 622: 40.000.000 Nợ TK - 627: 2.000.000 Nợ TK - 642: 10.000.000 Có TK – 334: 52.000.000

Hạch toán theo Thông tư 133:

Nợ TK - 154 : 40.000.000 + 2.000.000 Nợ TK - 6422: 10.000.000 Có TK – 334: 52.000.000

Nghiệp vụ 2: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo quy định (Trích vào chi phí của DN và trích vào lương của công nhân viên):

Hạch toán theo Thông tư 200:

  1. Trích vào chi phí của DN: Nợ TK - 622: 40.000.000 x 24 % = 9.600.000 Nợ TK - 627: 2.000.000 x 24 % = 480.000 Nợ TK - 642: 10.000.000 x 24 % = 2.400.000 Có TK 3383 (BHXH) : 52.000.000 x 18% = 9.360.000 Có TK 3384 (BHYT) : 52.000.000 x 3% = 1.560.000 Có TK 3386 (BHTN) : 52.000.000 x 1% = 520.000 Có TK 3382 (KPCĐ) : 52.000.000 x 2% = 1.040.000
  1. Trích trừ vào lương của nhân viên:

Nợ TK - 334 : 52.000.000 x 10,5 % = 5.460.000 Có TK 3383 (BHXH) : 52.000.000 x 8% = 4.160.000 Có TK 3384 (BHYT) : 52.000.000 x 1,5% = 780.000 Có TK 3386 (BHTN) : 52.000.000 x 1% = 520.000

Hạch toán theo Thông tư 133:

  1. Trích vào chi phí của DN: Nợ TK - 154: 42.000.000 x 24 % = 10.080.000 Nợ TK - 6422: 10.000.000 x 24 % = 2.400.000 Có TK 3383 (BHXH) : 52.000.000 x 18% = 9.360.000 Có TK 3384 (BHYT) : 52.000.000 x 3% = 1.560.000 Có TK 3385 (BHTN) : 52.000.000 x 1% = 520.000 Có TK 3382 (KPCĐ) : 52.000.000 x 2% = 1.040.000
  1. Trích trừ vào lương của nhân viên:

Nợ TK - 334 : 52.000.000 x 10,5 % = 5.460.000 Có TK 3383 (BHXH) : 52.000.000 x 8% = 4.160.000 Có TK 3384 (BHYT) : 52.000.000 x 1,5% = 780.000 Có TK 3385 (BHTN) : 52.000.000 x 1% = 520.000

Nghiệp vụ 3: Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan BHXH và Liên đoàn Lao động bằng tiền gửi ngân hàng.

Hạch toán theo Thông tư 200: Nợ TK 3383 (BHXH) : 52.000.000 x 26% = 13.520.000 Nợ TK 3384 (BHYT) : 52.000.000 x 4,5% = 2.340.000 Nợ TK 3386 (BHTN) : 52.000.000 x 2% = 1.040.000 Nợ TK 3382 (KPCĐ) : 52.000.000 x 2% = 1.040.000 Có TK 112 : 17.940.000

Hạch toán theo Thông tư 133: Nợ TK 3383 (BHXH) : 52.000.000 x 26% = 13.520.000 Nợ TK 3384 (BHYT) : 52.000.000 x 4,5% = 2.340.000 Nợ TK 3385 (BHTN) : 52.000.000 x 2% = 1.040.000 Nợ TK 3382 (KPCĐ) : 52.000.000 x 2% = 1.040.000 Có TK 112 : 17.940.000

Nghiệp vụ 4: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000.

Nợ TK - 111: 50.000.000. Có TK 112 : 50.000.000.

Nghiệp vụ 5:

Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản (BHXH, BHYT, BHTN)

Nợ TK - 334: 52.000.000 - 5.460.000 \= 46.540.000 Có TK 111 : 46.540.000

Nghiệp vụ 6: Nhân viên A (Bộ phận quản lý DN) ứng trước tiền lương: 5.000.000 bằng tiền mặt.

Nợ TK - 334: 5.000.000 Có TK 111 : 5.000.000

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia: