Bài tập luyện tập về dấu phẩy

2. Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp trong mẩu chuyện. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.

Truyện kể về bình minh

Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy [,] có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn [.] Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.

Có một thầy giáo cũng dậy sớm [,] đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé [,] khẽ chạm vào vai cậu [,] hỏi:

– Em có thích bình minh không?

– Bình minh nó thế nào ạ?

– Bình minh giống như một cách hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa – Thầy giải thích.

Môi cậu bé run run [,] đau đớn. Cậu nói:

– Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà [,] cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.

– Em tha lỗi cho thầy – Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng [,] thầy bảo: – Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ [,] giống như làn da của mẹ chạm vào ta.

– Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói.

* Mở rộng kiến thức

1. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong từng ví dụ dưới đây:

a) Dưới sương sớm, hoa sàng sàng sin sít nhau đã trắng trông càng trắng.

(Đào Vũ)

b) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây tròi, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa…

(Nguyễn Phan Hách)

c) Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

(Ma Văn Kháng)

d) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Tròi âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Tròi ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…

(Vũ Tú Nam)

e) Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre.

(Hoàng Hữu Bội)

g) Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.

(Hoàng Hữu Bội)

2. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trông trong đoạn văn? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc.

Ban đêm □ Suối Lìn tưng bừng ánh điện thì ban ngày Suối Lìn rực rỡ màu hoa: hoa đào □ hoa mận □ cúc □ thược dược □ lay ơn… mùa nào hoa ấy □ cuộc sống có no ấm □ ai chả muốn cảnh nhà thêm đẹp □ thêm thơm □ đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất □ xiêu vẹo dựa vào lưng núi  ngày nay □ bốn mươi ngôi nhà [] cột gỗ kê đá tảng □ nằm giữa các vườn hoa quả.

Chiều làng Dao Suối Lìn thật đẹp □ ánh mặt trời sắp lặn sáng rực lên □ hôm thì vàng tươi □ hôm thì hồng đỏ □ trẻ em mặc áo bông □ áo len đủ màu ra đầu làng đón người lốn đi làm về □ từng đoàn ngưòi đi hàng một □ theo thói quen của những ngưòi đi rừng □ từ các khu trồng trọt □ chăn nuôi trở về trong tiếng hát của máy thu thanh □ khi đêm xuống □ những đường làng ngang dọc thẳng tắp có hàng trăm bóng điện bật sáng.

Dấu phẩy trong các câu dưới đây được dùng làm gì ? Viết câu trả lời vào ô thích hợp trong bảng tổng kết.

a) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.

b) Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung. 

c) Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.

Tác dụng của dấu phẩy

Ví dụ

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Câu ......

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

Câu ......

Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

Câu……

Phương pháp giải:

- Em phân tích chức vụ Trạng ngữ, Chủ ngữ, Vị ngữ của các thành phần trong câu.

- Xác định dấu phẩy trong câu đó có tác dụng gì.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của dấu phẩy

Ví dụ

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Câu b

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

Câu a

Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

Câu c

Câu 2

Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào □ thích hợp trong mẩu chuyện sau.

Truyện kể về bình minh

Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy  □  có một cậu bé mù dạy rất sớm, đi ra vườn □ cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.

Có một thầy giáo cũng dạy sớm  □  đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé □ khẽ chạm vào vai cậu □ hỏi:

- Em có thích bình minh không ?

- Bình minh nó thế nào ạ ?

- Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa - Thầy giải thích.

Câu 1 (trang 161 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 159 SGK: Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp
  • Câu 2 (trang 161 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 159 SGK: Với mỗi dấu ba chấm dưới đây, em hãy lựa chọn thêm một chủ ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh.
  • Câu 3 (trang 161-162 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 159 SGK: Với mỗi dấu ba chấm dưới đây, em hãy lựa chọn thêm một vị ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh.
  • Câu 4 (trang 162 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các đoạn văn sau
  • Câu 5 (trang 163 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong câu sau, nếu đặt dấu phẩy vào các chỗ khác nhau sẽ làm cho ý nghĩa của câu khác nhau. Hãy thử đặt dấu phẩy và giải thích ý nghĩa của từng cách đặt dấu phẩy đó.
  • Câu 6 (trang 163 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy lấy môt bài tập làm văn của bản thân, phân tích cách dùng dấu phẩy trong đó để rút kinh nghiệm cho những bài viết sau này.
  • Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

    Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
    • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
    • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
    • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
    • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
    • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
    • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
    • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
    • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2

    Câu 1 (trang 161 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 159 SGK: Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp

    Trả lời:

    a, Từ xư đến nay, Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.

    b, Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.

    Câu 2 (trang 161 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 159 SGK: Với mỗi dấu ba chấm dưới đây, em hãy lựa chọn thêm một chủ ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh.

    Trả lời:

    a, Vào giờ tan tầm, xe ô tô, xe máy, xe buýt đi lại nườm nượp trên đường phố.

    b, Trong vườn, hoa lan, hoa huệ, hoa hông đua nhau nở rộ.

    c, Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn nhãn, vườn xoài xum xuê, trĩu quả.

    Câu 3 (trang 161-162 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 159 SGK: Với mỗi dấu ba chấm dưới đây, em hãy lựa chọn thêm một vị ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh.

    Trả lời:

    a, Những chú chim bói cá có màu sắc sặc sỡ, chiếc mỏ nhọn và dài.

    b, Mỗi dịp về quê, tôi đều theo lũ bạn lên đê, thả diều và đuổi bắt.

    c, Lá cọ dài, màu xanh, xòe ra trông như chiếc ô lớn.

    d, Dòng sông quê tôi trong mát, chảy hiền hòa.

    Câu 4 (trang 162 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các đoạn văn sau

    Trả lời:

    a, Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ bép núc trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tom he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

    b, Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc như nhung, bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình, mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.

    Câu 5 (trang 163 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong câu sau, nếu đặt dấu phẩy vào các chỗ khác nhau sẽ làm cho ý nghĩa của câu khác nhau. Hãy thử đặt dấu phẩy và giải thích ý nghĩa của từng cách đặt dấu phẩy đó.

    Trả lời:

    Có thể có những cách đặt dấu phẩy như sau:

    – Trong nhà, trẻ em nô đùa.

    – Trong nhà trẻ, em nô đùa.

    Câu 6 (trang 163 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy lấy môt bài tập làm văn của bản thân, phân tích cách dùng dấu phẩy trong đó để rút kinh nghiệm cho những bài viết sau này.

    Trả lời:

    Học sinh tự lấy một bài tập làm văn của bản thân để phân tích, từ đó chỉ ra lỗi về cách dùng dấu phẩy và chữa lại cho đúng.