Bài giảng hóa 8 bài 10 hóa trị

Giáo án Hóa học 8 bài 10: Hóa trị

Giáo án Hóa học 8 bài 10: Hóa trị [Tiết 2] được tuyển chọn từ những giáo án hay của các giáo viên giàu kinh nghiệm trong cả nước, VnDoc.com mời quý thầy cố cùng tham khảo.

Giáo án Hóa học 8 bài 10: Hóa trị [Tiết 1] Giáo án Hóa học 8 bài 11: Bài luyện tập 2

Tuần Ngày soạn:

Tiết 14 Ngày dạy:

Tiết 14: Bài 10: HOÁ TRỊ [Tiết 2]

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS hiểu:

  • Hiểu và áp dụng qui tắc hoá trị trong hợp chất có 2 nguyên tố hoặc hợp chất có nhóm nguyên tử

2. Kỹ năng:

  • Tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố [nhóm nguyên tử] kia.
  • Biết cách lập CTHH của hợp chất.

3. Thái độ:

  • Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao, hứng thú với môn học.

II. PHƯƠNG PHÁP:

  • Đàm thoại nêu vấn đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Hoá trị là gì? Hãy nêu quy tắc hoá trị?

3. Bài mới:

  1. Giới thiệu bài:

Ở bài trước chúng ta đã làm quen với khái niệm hóa trị. Trong bài này chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó để vận dụng vào việc tìm công thức hóa học của các chất khi biết hóa trị của một chất nào đó.

  1. Giảng dạy:

Hoạt động của GV và HSNội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách tính hoá trị của một nguyên tố

- GV: Yêu cầu HS tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3, biết Cl hóa trị [I]

- GV: Yêu cầu HS xác định hoá trị của C trong hợp chất CO­2.

- GV: Nhận xét và bổ sung

II- QUY TẮC HOÁ TRỊ:

2. Vận dụng:

  1. Tính hoá trị của một nguyên tố:

- Dựa vào quy tắc hóa trị

Hoạt động 2. Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị

- GV: Hướng dẫn HS lập CTHH của hợp chất tạo bởi nitơ [IV] và oxi.

1. Đặt công thức của hợp chất là: NIVxOIIy

2. Theo quy tắc hóa trị ta có: IV.x = II.y

3. ⇒ x/y = II/IV = 1/2

4. ⇒ NO2

- Tương tự, yêu cầu HS lập công thức hóa học của Fe [III] và O; Al [III] và SO4 [II]

- GV: Nhận xét, yêu cầu HS rút ra quy tắc lập CTHH của chất theo hóa trị.

- GV: Lưu ý một số vấn đề

+ Nếu a = b thì x = y = 1

+ Nếu a khác b và tỉ lệ a: b [tối giản] thì x = b, y = a

+ Nếu a:b chưa tối giản thì giản ước để có a’: b’và lấy x = b’, y = a’.

  1. Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị:

Các bước lập CTHH:

1. Gọi CTTQ: AaxBby

2. Áp dụng QTHT:

a.x = b.y

3. Lập tỷ lệ: x/y = b/a = b'/a'

\=> x, y

\=> công thức cần tìm.

Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:

Lập CTHH của hợp chất tạo bởi:

  1. Canxi [II] và oxi [II].
  1. Canxi [II] và PO4 [III].
  1. Lưu huỳnh [IV] và oxi [II].

Dặn dò: Về nhà làm bài tập 5,6,7,8 SGK/ 38.

Tham khảo bảng hóa trị các nguyên tố hóa học

  1. RÚT KINH NGHIỆM:

............................................................................................................................

Bạn đang xem nội dung Bài giảng Hóa học 8 - Tiết 13, Bài 10: Hóa trị, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ

Tiết 13: Bài 10 : hóa trị Kiểm tra bài cũ Cl2 H2O H2SO4 NaCl 71 đvC 18 đvC 98 đvC 58,5 đvC Viết CTHH và tính PTK của các chất sau, nêu ý nghĩa của công thức hóa học Tiết 13: Bài 10 : hóa trị Bài tập 1 Hãy xác định số nguyên tử H và hóa trị các nguyên tố Cl, O, N trong các hợp chất sau: Mô hình phân tử Bài tập 1 1H 2H 3H 2H 2H 3H Clo có hóa trị I Oxi có hóa trị II Lưu huỳnh có hóa trị II Cacbon có hóa trị IV Nhóm [SO4] có hóa trị II Nhóm [PO4] có hóa trị III Nitơ có hóa trị III H2S 4H CH4 H2SO4 H3PO4 Xác định hóa trị theo nguyên tố oxi Quy ước: Oxi có hóa trị II Na2O CO2 Kết luận: Hóa trị của nguyên tố [ hay nhóm nguyên tử] là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử [ hay nhóm nguyên tử], được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị Bảng hóa trị Tìm các giá trị tích của chỉ số [x,y] với hóa trị [a,b] trong các hợp chất sau Bài tập 2 Bài tập 2 = = = 1 x II 2 x I 2 x I 1 x II Ca[OH]2 H2SO4 = = bạn sai rồi thử lần nữa đi Đúng rồi Em giỏi lắm Bài tập 4: hãy chọn cụm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống Hóa trị của ............... [ hay nhóm nguyên tử ] là con số biểu thị .................... của nguyên tử [ hay ...........................], được xác định theo .......…. .........chọn làm đơn vị và hóa trị của O là ........... nhóm nguyên tử khả năng liên kết nguyên tố hóa trị của H hai đơn vị Bài tập về nhà 1, 2, 3 SGK [trang 37] Học thuộc hóa trị các nguyên tố và nhóm nguyên tử trong bảng 1, 2 [ SGK trang 42, 43]

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị, phần dưới tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị có lời giải chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện.

  • Lý thuyết Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị
  • Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị [có đáp án]
  • Bài tập về Hóa trị lớp 8 có lời giải

A/ Lý thuyết Bài 10: Hóa trị

1. Cách xác định

- Hóa trị của nguyên tố [hay nhóm nguyên tử] là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử [hay nhóm nguyên tử]

- Quy ước : hóa trị của H là I ⇒ lấy làm đơn vị, hóa trị của các nguyên tố [hay nhóm nguyên tử] được xác định bằng số nguyên tử H mà nguyên tố [hay nhóm nguyên tử] có thể liên kết

2. Quy tắc hóa trị:

AxaByb với x, y: chỉ số

a, b: hóa trị của nguyên tố A, B

Theo quy tắc hóa trị: x ×a=y×b

VD: Từ CTHH của hợp chất FeIII[OH]3I, ta có: 1 x III = 3 x I

3. Vận dụng

  1. Tính hóa trị của một nguyên tố:

VD: tính hóa trị của Cu trong Cu[OH]2, biết nhóm OH hóa trị I.

Gọi hóa trị của Cu là a, theo quy tắc hóa trị: a x 1 = I x 2, suy ra a = II

  1. Lập công thức hóa học theo hóa trị

Cách làm:

Lập công thức chung dạng AxBy

Áp dụng quy tắc hóa trị, lập tỉ lệ

Nếu tỷ lệ này là phân số tối giản thì lấy x = b ; y = a

VD: lập CTHH của hợp chất tạo bởi sắt hóa trị III và oxi.

Viết CT dạng chung: FexOy

Theo quy tắc hóa trị: x×III=y×II

Chuyển thành tỷ lệ: đây là phân số tối giản

Vì vậy, lấy x = 2 ; y = 3

CTHH của hợp chất: Fe2O3

VD: lập CTHH của hợp chất tạo bởi đồng hóa trị II và nhóm SO4 hóa trị II

Viết CT chung dạng: Cux[SO4]y

Theo quy tắc hóa trị: x×II=y×II

Chuyển thành tỉ lệ:

CTHH của hợp chất CuSO4

B/ Bài tập vận dụng

Câu 1: Hoá trị của Al trong các hợp chất AlCl3 [biết Cl có hoá trị I] là

  1. I
  1. II
  1. III
  1. IV

Lời giải

- Gọi hoá trị của nhôm là a:

Theo quy tắc hóa trị => 1 . a = 3 . I => a = III

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Xđ hóa trị của mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau đây, biết trong các hợp chất H có hóa trị I còn O có hóa trị II.

a/ KH, H2S, CH4

b/ FeO, Ag2O, SiO2

  1. a/ KI, SII, CIV b] FeII, AgII, SiIV
  1. a/ KI, SII, CIV b] FeIII, AgII, SiIV
  1. a/ KI, SII ,CIV b] FeII, AgI, SiIV
  1. a/ KI, SII, CIV b] FeIII, AgI, SiIV

Lời giải

⇒ a.1

\=I.1

⇒a=I

⇒I×2=b×1

⇒b=II

⇒a×1=I×4

⇒a=IV

Vậy hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất lần lượt là:,,

b/ Làm tương tự câu a

FeII, AgI, SiIV

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất FeCl2 là: [Biết Cl có hóa trị I]

  1. a/ KI, SII, CIV b] FeII, AgII, SiIV
  1. a/ KI, SII, CIV b] FeIII, AgII, SiIV
  1. a/ KI, SII ,CIV b] FeII, AgI, SiIV
  1. a/ KI, SII, CIV b] FeIII, AgI, SiIV

Lời giải

Đặt hóa trị của Fe trong hợp chất là x:

Theo quy tắc hóa trị có: x×1= I×2 ⇒

\=> chọn x = II thỏa mãn

Vậy hóa trị của Fe trong FeCl2 là 2

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 : Biết Ba có hóa trị II và gốc PO4 có hóa trị III. Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ba và gốc PO4 là

  1. BaPO4
  1. Ba2PO4
  1. Ba3PO4
  1. Ba3[PO4]

Lời giải

Công thức dạng: Bax[PO4]y

Ta có:

Áp dụng quy tắc hóa trị: II . x = III . y

\=> rút ra tỉ lệ:

\=> lấy x = 3 và y = 2

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là

  1. I
  1. III
  1. II
  1. IV

Lời giải

+] Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x = 3

\=> công thức hóa học của hợp chất Al2O3

+] Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a =>

Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III

Vậy hóa trị của Al trong hợp chất này là III

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Hợp chất Ba[NO3]y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3

  1. Hóa trị II
  1. Hóa trị I
  1. Hóa III
  1. Hóa trị IV

Lời giải

Phân tử khối của Ba[NO3]y = 261

\=> 137 + 62y = 261

\=> y = 2

Công thức hóa học được lập là Ba[NO3]2

Gọi hóa trị của cả nhóm NO3 là a ta có:

⇒II×1

\=b×2

⇒b=1

Vậy nhóm NO3 có hóa trị I

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguyên tố X có hóa trị III, công thức hợp chất của X với nhóm SO4 [II] là

  1. XSO4
  1. X[SO4]3
  1. X2[SO4]3
  1. X3SO4

Lời giải

Công thức dạng: Xx[SO4]y

Ta có:

Áp dụng quy tắc hóa trị: III . x = II . y

\=> rút ra tỉ lệ:

\=> lấy x = 2 và y = 3

Công thức hợp chất là: X2[SO4]3

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Lập CTHH và tính PTK của các hợp chất gồm:

a/ Fe [III] và nhóm OH

b/ Zn [II] và nhóm PO4 [III]

  1. a/ Fe[OH]3 = 107 đvC ; b/ Zn3[PO4]2 = 385 đvC
  1. a/ Fe[OH]2 = 90 đvC ; b/ Zn3[PO4]2 = 365 đvC
  1. a/ Fe[OH]3 = 107 đvC ; b/ Zn3[PO4]2 = 375 đvC
  1. a/ Fe[OH]2 = 90 đvC ; b/ Zn3[PO4]2 = 385 đvC

Lời giải

  1. Gọi công thức có dạng :

\=> chọn x = 1 và y = 3

\=> CTHH : Fe[OH]3

Tra SGK hóa 8 bảng 1- trang 42 có : PTK Fe[OH]3 = 56 + [16+1].3 = 107 đvC

b/ Gọi công thức có dạng :

\=> chọn x = 3 và y = 2

\=> CTHH : Zn3[PO4]2

Tra SGK hóa 8 bảng 1- trang 42 có : PTK Zn3[PO4]2 = 65 + [31+16.4].3 = 385 đvC

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Biết S có hóa trị IV, hãy chọn công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị trong các công thức sau:

  1. S2O2
  1. S2O3
  1. SO2
  1. SO3

Lời giải

Xét đáp án A:

Theo quy tắc hóa trị ta có: a . 2 = II . 2 => a = II [loại vì đầu bài cho S hóa trị IV]

Xét đáp án B:

Theo quy tắc hóa trị ta có: a . 2 = II . 3 => a = III [loại]

Xét đáp án C:

Theo quy tắc hóa trị: a . 1 = II . 2 => a = IV [thỏa mãn]

Xét đáp án D:

Theo quy tắc hóa trị: a . 1 = II . 3 => a = VI [loại]

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: CTHH một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4, AlNO3, Al2O3, AlS, Al3[SO4]2, Al[OH]2, Al2[PO4]3. CTHH nào viết sai, hãy sửa lại cho đúng.

  1. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS

Sửa lại: AlCl3, Al[NO3]3, Al2S3.

  1. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3[SO4]2,

Sửa lại: AlCl3, Al[NO3]3, Al2S3, Al2[SO4]3,

C.Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3[SO4]2, Al[OH]2,

Sửa lại: AlCl3, Al[NO3]3, Al2S3, Al2[SO4]3, Al[OH]3.

  1. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3[SO4]2, Al[OH]2, Al2[PO4]3

Sửa lại: AlCl3, Al[NO3]3, Al2S3, Al2[SO4]3, Al[OH]3, AlPO4

Lời giải

Các công thức sai là: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3[SO4]2, Al[OH]2, Al2[PO4]3

Sửa lại: AlCl3, Al[NO3]3, Al2S3, Al2[SO4]3, Al[OH]3, AlPO4

Đáp án cần chọn là: D

Các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án khác:

  • Bài 11: Bài luyện tập 2
  • Bài 12: Sự biến đổi chất
  • Bài 13: Phản ứng hóa học
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề