Bài 137 toán 6 luyện tập

Trang chủ Lớp 6 Toán lớp 6 Bài 137 trang 57 – SGK Toán 6 Tập 2, Tìm tỉ...

Bài 137 trang 57 – SGK Toán 6 Tập 2, Tìm tỉ số của:...

Tìm tỉ số của. Bài 137 – Trang 57 – SGK Toán 6 Tập 2 – Tìm tỉ số của hai số

Advertisements [Quảng cáo]

137. Tìm tỉ số của:

a] \[\frac{2}{3}\]m và 75cm ;                              b] \[\frac{3}{10}\]h và 20 phút.

Hướng dẫn giải.

Đưa hai số về cùng đơn vị đo.

Chẳng hạn:

Advertisements [Quảng cáo]

a] \[75cm = {{75} \over {100}}m = {3 \over 4}m\] , do đó tỉ số của \[\frac{2}{3}\]m và 75cm là:

                             \[{2 \over 3}:{3 \over 4} = {2 \over 3}.{4 \over 3} = {8 \over 9}\]

b] 

Ta có: \[\frac{3}{10}\]h = \[{3 \over {10}}.60\] phút = 18 phút

=> Tỉ số của \[\frac{3}{10}\]h và 20 phút là : \[18:20 = {{18} \over {20}} = {9 \over {10}}\]

Bài trướcBài 28 trang 114 môn Toán 8 – tập 2, Thùng đựng của một máy

Bài tiếp theoBài 6 trang 140 sgk đại số 10: Bài 1. Cung và góc lượng giác

    Bài học:
  • Tìm tỉ số của hai số

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Toán lớp 6

Luyện tập Bài §16. Ước chung và bội chung, chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, sách giáo khoa toán 6 tập một. Nội dung bài giải bài 137 138 trang 53 54 sgk toán 6 tập 1 bao gồm tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập phần số học có trong SGK toán để giúp các em học sinh học tốt môn toán lớp 6.

Lý thuyết

1. Ước chung

Ước chung của hai hay nhiều số là ước của mọi số đó.

Nếu \[\left. \begin{array}{l}a \vdots x\\b \vdots x\\c \vdots x\end{array} \right\} \Rightarrow x \in \] ƯC[a;b;c]

Ví dụ:

Ư[8] = {1; 2; 4; 8}

Ư[12] = {1; 2; 3; 4; 12}

ƯC[8; 12] = {1; 2; 4}

Nếu biểu diễn tập hợp A = Ư[8] và tập hợp B = Ư[12] thì ƯC [8;12]= \[A \cap B = {\rm{\{ }}1;2;4\} \]

Trong các ước chung của hai hay nhiều số thì có một số lớn nhất được gọi là số ước chung lớn nhất. Kí hiệu ƯCLN.

Cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số:

– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

– Bước 3: Lập một tích các thừa số vừa chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất.

Tích tìm được là ƯCLN cần tìm

Ví dụ: Tìm ƯCLN [48; 168; 360].

Ta có: \[48 = {2^3}.3,\,\,\,168 = {2^3}.3.7,\,\,360\, = {2^3}{.3^2}.5\]

ƯCLN [48; 168; 360] = \[{2^3}.3 = 24\]

2. Bội chung

Bội chung của hai hay nhiều số là bội tất cả các số đó.

\[\left. \begin{array}{l}x \vdots a\\x \vdots b\\x \vdots c\end{array} \right\} \Rightarrow x \in BC[a;b;c]\]

Ví dụ:

B[6] = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48;…}

B[8] = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; …}

BC[6 ;8] = {0; 24; 48; 72;…}

\[BC[6;8] = B[6]\,\,\, \cap \,\,B[8]\,\, = \,\,{\rm{\{ }}0;\,\,\,24;\,\,\,48;…{\rm{\} }}\]

Bội chung nhỏ nhất [BCNN] của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội của các số đó.

Cách tìm BCNN của hai hay nhiều số:

– Bước 1: Phân tích mỗi thừa số ra thừa số nguyên tố.

– Bước 2: Chọn các thừa số chung và riêng.

– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất.

Tích tìm được là BCNN cần tìm.

Ví dụ:

\[\begin{array}{l}84 = {2^2}.3.7\\140 = {2^2}.5.7\\360 = {2^3}{.3^2}.5\end{array}\]

\[BCNN = {2^3}{.3^2}.5.7 = 2520.\]

Dưới đây là Hướng dẫn giải bài 137 138 trang 53 54 sgk toán 6 tập 1. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi giải nhé!

Luyện tập

Giaibaisgk.com giới thiệu với các bạn đầy đủ phương pháp giải bài tập phần số học 6 kèm bài giải chi tiết bài 137 138 trang 53 54 sgk toán 6 tập 1 của bài §16. Ước chung và bội chung trong chương I – Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

Giải bài 137 138 trang 53 54 sgk toán 6 tập 1

1. Giải bài 137 trang 53 sgk Toán 6 tập 1

Tìm giao của hai tập hợp A và B, biết rằng:

a] A = {cam, táo, chanh}, B = { cam, chanh, quýt}.

b] A là tập hợp các học sinh giỏi môn Văn của một lớp, B là tập hợp các học sinh giỏi môn Toán của lớp đó

c] A là tập hợp các số chia hết cho 5, B là tập hợp các số chia hết cho 10

d] A là tập hợp các số chẵn, B là tập hợp các số lẻ.

Bài giải:

a] A ∩ B = {cam; chanh}.

b] A ∩ B là tập hợp các học sinh giỏi cả hai môn Văn và Toán.

c] A ∩ B là tập hợp các số chia hết cho cả 5 và 10.

Vì các số chia hết cho 10 thì cũng chia hết cho 5 nên B là tập hợp các số chia hết cho cả 5 và 10.

Do đó B = A ∩ B.

d] A ∩ B = Φ vì không có số nào vừa chẵn vừa lẻ.

2. Giải bài 138 trang 54 sgk Toán 6 tập 1

Có 24 bút bi, 32 quyển vở. Cô giáo muốn chia số bút và số vở đó thành một số phần thưởng như nhau gồm cả bút và vở. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được? Hãy điền vào ô trống trong trường hợp chia được.

Bài giải:

Để mỗi phần thưởng đều có số bút như nhau, số vở như nhau thì số phần thưởng phải là ước chung của 24 và 32. Vì 6 không phải là ước chung của 24 và 32 nên không thể chia thành 6 phần thưởng như nhau được. Kết quả có trong bảng sau:

Cách chia

Số phần thưởng

Số bút ở mỗi phần thưởng

Số vở ở mỗi phần thưởng

a468b6Không thực hiện đượcKhông thực hiện đượcc834

Bài trước:

  • Giải bài 134 135 136 trang 53 sgk toán 6 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 139 140 141 trang 56 sgk toán 6 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài toán 6 khác
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 6
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 6
  • Để học tốt môn Ngữ văn lớp 6
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 6
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 6
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 6 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 6
  • Để học tốt môn GDCD lớp 6

Chúc các bạn làm bài tốt cùng giải bài tập sgk toán lớp 6 với giải bài 137 138 trang 53 54 sgk toán 6 tập 1!

Chủ Đề