Soạn bài luyện tập về nghĩa của từ

Bài tập Ngữ Văn lớp 6: Nghĩa của từ tổng hợp kiến thức lý thuyết và bài tập có lời giải phần Tiếng việt lớp 6 cho các em học sinh tham khảo, rèn luyện các bài tập Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Nội dung bài học Nghĩa của từ lớp 6

- Nghĩa của từ là nội dung [sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ....] mà từ biểu thị.

- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Bài tập tự luyện Nghĩa của từ Ngữ văn lớp 6

Bài 1: Điền các từ kiêu căng, kiêu hãnh vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

[1]...........: tự cho mình là tài giỏi hơn mà khinh người khác.

[2]...........: có vẻ tự hào, hãnh diện về giá trị cao quý của mình.

Gợi ý

[1] Kiêu căng

[2] Kiêu hãnh

Bài 2: Điền các từ cười nụ, cười góp, cười xòa, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

[1]............: cười theo người khác.

[2].............: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận.

[3].............: cười chúm môi một cách kín đáo.

[4].............: cười để khỏi trả lời trực tiếp.

[5].............: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.

Gợi ý

[1]: Cười góp

[2]: Cười mát

[3]: Cười nụ

[4]: Cười trừ

[5]: Cười xòa

Bài 3: Cho các nghĩa sau của từ chín

[1] [Quả, hạt] ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương vị thơm ngon, trái với xanh

[2] [Thức ăn] được nấu đến mức ăn được, trái với sống

[3] [Sự suy nghĩ] ở mức đầy đủ để có được hiệu quả

[4] [Màu da mặt] đỏ ửng lên

Hãy cho biết nghĩa nào của từ chín được dùng trong các câu sau:

- Vườn cam chín đỏ.

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.

- Ngượng chín cả mặt.

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín.

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi.

- Lúa chín đầy đồng.

- Gò má chín như quả bồ quân.

Gợi ý

- Vườn cam chín đỏ - nghĩa [1]

- Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín – nghĩa [3]

- Ngượng chín cả mặt – nghĩa [4]

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín – nghĩa [1]

- Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi – nghĩa [2]

- Lúa chín đầy đồng – nghĩa [1]

- Gò má chín như quả bồ quân – nghĩa [4]

Các em học sinh có thể luyện tập Trắc nghiệm Nghĩa của từ, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Luyện tập [thực hành] là khâu không thể thiếu trong dạy học tiếng Việt. Phải gắn lí thuyết với thực hành. Đối với dạy học tiếng Việt, việc cung cấp cho học sinh những tri thức lí thuyết ngôn ngữ là rất cần thiết. Nhưng thông qua kiến thức lí thuyết ấy phải hình thành cho người học năng lực, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, tức phải dạy cho học sinh thực hành. Luyện tập trong dạy học tiếng Việt nhằm nhiều mục đích:

- Làm sáng tỏ thêm và củng cố các khái niệm, các qui tắc ngữ pháp, các qui tắc sử dụng tiếng Việt, các dấu hiệu đặc trưng của các hiện tượng ngôn ngữ… Từ đó có nhận thức sâu, rộng, vừa khái quát, vừa cụ thể khái niệm, các qui tắc ngữ pháp, các qui tắc sử dụng tiếng Việt, các dấu hiệu dặc trưng của các hiện tượng ngôn ngữ.

- Rèn luyện các năng lực phân tích, lĩnh hội có cơ sở khoa học các hiện tượng ngôn ngữ, từ đó mà hiểu và cảm các sản phẩm giao tiếp ngôn ngữ một cách chính xác và tinh tế.

- Nâng cao năng lực nói và viết sao cho phù hợp với nội dung, hoàn cảnh giao tiếp, đúng ngữ pháp, đạt được trình độ trong sáng và chuẩn mực. Đồng thời phát hiện và sửa chữa những lỗi thường mắc trong hoạt động giao tiếp.

- Nâng cao và bổ trợ thêm kiến thức cho phân môn Đọc văn [vì nhiều bài tập tiếng Việt lấy ngữ liệu văn học để soi sáng cho các vấn đề lí thuyết tiếng Việt].

2.3.1.2. Vai trò của luyện tập nghĩa của câu.

Bài Nghĩa của câu thuộc loại bài hình thành tri thức mới, có cấu trúc hai phần: nội dung lí thuyết và nội dung luyện tập. Khảo sát SGK Ngữ văn 11 [cả bộ chuẩn và nâng cao] chúng tôi nhận thấy rằng: bài tập phần luyện tập đều tập trung làm sáng rõ lí thuyết, củng cố lí thuyết, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh. Phần luyện tập được xây dựng theo nội dung bài học nhằm phục vụ trực tiếp việc cung cấp và khắc sâu phần kiến thức về nghĩa của câu. Việc tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập về nghĩa câu có những vai trò sau:

- Tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp, chủ động, tích cực tham gia vào giải bài tập một cách trực tiếp.

- Khắc sâu thêm kiến thức lí thuyết về nghĩa của câu được học và được rút ra từ các hiện tượng ngôn ngữ trong các mẫu điển hình.

- Trực tiếp vận dụng lí thuyết nghĩa của câu vào hoạt động giao tiếp. Hình thành được kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.

- Thực hành luyện tập nghĩa của câu giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển được năng lực trí tuệ, có khả năng xử lí tốt các tình huống ngôn ngữ gặp phải trong hoạt động giao tiếp.

- Kết quả của thực hành luyện tập nghĩa của câu góp phần to lớn cho việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

- Luyện tập nghĩa của câu góp phần tích cực cho việc Đọc văn, kĩ năng tạo lập và phân tích câu, tạo lập văn bản đạt kết quả cao.

Qua những điều trên ta thấy: Thực hành nói chung và thực hành nghĩa của câu nói riêng phải được thực hiện có chất lượng và hiệu quả trong dạy học tiếng

2.3.2. Phƣơng tiện luyện tập nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp.

Bài Nghĩa của câu được chia thành hai tiết, mỗi tiết đều có phần luyện tập. Riêng tiết hai của SGK nâng cao là tiết luyện tập về nghĩa của câu. Sau khi đã cung cấp cho học sinh đầy đủ những tri thức lí thuyết cần thiết ở mỗi tiết học, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành luyện tập. Qua kinh nghiệm giảng dạy của tôi, tôi thấy rằng: Học sinh rất hứng thú với phần thực hành luyện tập tiếng Việt. Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức luyện tập có hiệu quả.

Có nhiều hình thức để thực hành luyện tập như: Nói, đọc, viết đoạn văn… Nhưng phổ biến nhất và hiệu quả hơn cả là các bài tập thực hành. Bài tập chính là phương tiện để học sinh luyện tập, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt nói chung và nghĩa của câu nói riêng. Vì thế khâu then chốt nhất để thực hành hữu hiệu nhất là xác định và xây dựng được hệ thống bài tập thực hành. Người giáo viên cần lưu ý: “Việc thực hành cần đƣợc liên hệ, bổ sung làm sáng rõ lí thuyết, củng cố lí thuyết. Các nội dung lí thuyết có tác dụng định hƣớng thực hành, làm cơ sở lí luận cho thực hành. Việc thực hành cần đƣợc liên hệ, bổ sung làm sáng rõ lí thuyết, củng cố lí thuyết. Từng khía cạnh của lí thuyết cần đƣợc học sinh luyện tập vận dụng, và hệ thống các vấn đề lí thuyết cũng cần đƣợc thực hành một cách tổng hợp. Nên tránh việc rèn luyện chỉ thiên về minh hoạ lí thuyết, làm sáng rõ một khía cạnh của lí thuyết mà nên có nhiều loại bài tập mang tính chất luyện tổng hợp, củng cố hoặc làm sáng rõ nhiều vấn đề lí thuyết” [1, tr.182]

Để xây dựng hệ thống bài tập theo quan điểm giao tiếp, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở các khía cạnh, phát huy tính tích cực, chủ động học tập... của học sinh thì hệ thống bài tập thực hành về nghĩa của câu có thể được xây dựng theo các dạng bài tập chính sau.

a. Bài tập nhận diện, phân tích

Đây là loại bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu nhận diện, phân tích một hiện tượng ngữ pháp hay ngôn ngữ nào đó có trong ngữ liệu. Loại bài tập này

tượng ngôn ngữ được tiếp thu từ bài học lí thuyết, đồng thời thấy được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hiện tượng ngữ pháp hay ngôn ngữ đó. Ở dạng bài tập này, giáo viên đưa ra ngữ liệu, nêu câu hỏi nhận biết và yêu cầu học sinh trả lời.

Bài tập ví dụ

Bài tập 1: Trong hai câu thơ mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Trăm năm trong cõi ngƣời ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Những từ ngữ nào chủ yếu để nói về sự việc, hiện tượng, còn những từ ngữ nào chủ yếu để biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người kể chuyện đối với sự việc, hiện tượng đó.

Bài tập 2: So sánh ba câu văn sau và cho biết nghĩa sự việc và nghĩa tình thái ở mỗi câu:

a. Năm nay tôi mười chín tuổi. b. Năm nay tôi mới mười chín tuổi. c. Năm nay tôi đã mười chín tuổi.

Bài tập 3: Những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây biểu thị nghĩa tình thái nào trong các loại nghĩa tình thái đã học:

- Trăm lạy mẹ, con cam chịu tội cùng mẹ. [1]

[Sơn Hậu]

- Nhƣng hƣơng ổi thu về vẫn cứ bay sang. [2]

[Nguyễn Phan Hách, Hƣơng ổi] - Tôi liền gật đầu, chạy vút đi. [3]

[Nguyên Hồng, Mợ Du] - Tao không thể là ngƣòi lƣơng thiện nữa. [4]

- Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhƣng có lẽ trong bụng thì họ hả: xƣa nay họ mới chỉ đƣợc nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tƣ nhà cụ bá chửi ngƣời ta, bây giờ ngƣời ta mới đƣợc nghe ngƣời ta chửi lại cả nhà cụ bá.[5]

- Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhƣng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. [7]

[Nam Cao, Đời thừa]

- Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ. [8]

[Nguyễn Huy Tưởng, VNT] Bài tập 4: Phân tích thái độ của bá Kiến [người nói] đối với Chí Phèo [người nghe] thể hiện trong lời nói sau đây:

- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Ngƣời lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lí Cƣờng nóng tính, không nghĩ trƣớc nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia đấy.

[Nam Cao, Chí phèo] Bài tập 5: Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài thơ sau:

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lƣng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rƣợu tiếng hay rằng hay chả mấy, Độ năm ba chén đã say nhè.

[Nguyễn Khuyến, Thu ẩm]

Hƣớng dẫn thực hiện

Đây là loại bài tập phổ biến, phù hợp với trình độ của học sinh vì nó chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại và nhận diện được các hiện tượng ngôn ngữ đã học. Với loại bài tập này, khi dạy thực hành, giáo viên cần gợi ý học sinh nhớ lại các kiến thức cũ và hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau:

- Bước 1: căn cứ vào đặc trưng của khái niệm, đặc điểm biểu hiện của khái niệm ngữ pháp hay hiện tượng ngôn ngữ đã được học.

- Bước 2: vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện, phân tích.

- Bước 3: phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem nó có đáp ứng đặc trưng của khái niệm lí thuyết không. Có thể nêu lên tác dụng, hiệu quả của hiện tượng ngữ pháp hay ngôn ngữ đó.

Bài tập 1: Hai câu thơ mở đầu Truyện Kiều biểu hiện sự việc: Trong vòng một đời người [trăm năm] ở xã hội loài người, tài và mệnh thường xung khắc với nhau, đố kị, bài xích nhau [người có tài thì thường xấu mệnh]

Nghĩa tình thái là: thái độ mỉa mai, chua xót của tác giả đối với hiện tượng tài mệnh xung khắc. Nghĩa tình thái thể hiện ở từ khéo là

Bài tập 2: Sự việc mà cả ba câu đều đề cập đến là “Năm nay tôi 19 tuổi” - Câu a thể hiện thái độ trung hoà, khách quan đối với sự việc.

- Câu b thể hiện sự đánh giá 19 tuổi là còn ít, còn trẻ [từ mới]

- Câu c thể hiện sự đánh giá 19 tuổi là nhiều, là đã trưởng thành, đã là người lớn [từ đã]

Bài tập 3:

a. Đọc kĩ SGK phần nói về các loại nghĩa tình thái. Từ đó xác định nghĩa tình thái của các câu trong bài tập. Lưu ý sự khác biệt giữa các loại nghĩa tình thái thuộc cùng một loại; ví dụ vẫn và liền đều có nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra, nhưng vẫn có hàm ý trái ngược vớí một sự việc nào đó hay sự việc đang xét trước đó đã xảy ra, trong khi liền hàm ý xảy ra “ngay sau” [đó là lí do khiến cho câu

Học bài xong, nó liền viết nhật kí là bình thường, trong khi khó có thể chấp nhận câu Học bài xong, hai giờ sau nó liền viết nhật kí ]. Mặt khác, cần cân nhắc khả năng một câu có nhiều nghĩa tình thái: ví dụ các câu [6], [7] vừa có nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra vừa có nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc.

b. Những câu có ý nghĩa nguyên nhân - kết quả như câu [6] biểu thị sự đánh giá của người nói về tính tất yếu, cho nên có nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc. Nhìn chung, câu trần thuật phủ định, như câu [4], có ý nghĩa chỉ sự

việc chưa xảy ra; nhưng câu phủ định trần thuật kép [không thể không], như câu [7], lại có ý nghĩa chỉ sự việc đã xảy ra.

Bài tập 4: Lời nói của bá Kiến đối với Chí Phèo thể hiện rõ thái độ của bá Kiến. Trước việc Chí Phèo rạch mặt ăn vạ, và lí Cường, con trai bá Kiến, không biết cách xử sự để “lửa cháy đổ thêm dầu”, bá Kiến đã rất khôn ngoan, tìm cách xoa dịu Chí Phèo:

- Dùng từ xưng hô thân mật và đề cao Chí Phèo: tôi, anh, ta.

- Đề cao Chí Phèo, coi Chí cũng là người lớn như mình, và cho Chí Phèo là có họ với nhà mình.

- Tỏ vẻ dễ dãi, rộng lượng: nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong; chỉ một câu chuyện với nhau là đủ.

Bài tập 5:

- Câu 1: biểu hiện một sự việc: đặc điểm [nhà - thấp le te]

- Câu 2: biểu hiện hai sự việc: đặc điểm [ngõ tối] và trạng thái [đêm sâu, đóm lập loè]

- Câu 3: biểu hiện hai sự việc: trạng thái [lƣng giậu - phất phơ] và đặc điểm [khói - nhạt]

- Câu 4: biểu hiện hai sự việc: trạng thái [làn ao - lóng lánh] và đặc điểm [bóng trăng loe]

- Câu 5: biểu hiện một sự việc: đặc điểm [da trời - xanh ngắt] - Câu 6: biểu hiện một sự việc: quá trình [mắt lão - đỏ hoe]

- Câu 7: biểu hiện một sự việc: tính chất [rƣợu - hay rằng hay chả mấy] - Câu 8: biểu hiện hai sự việc: số lượng [dăm ba chén] và trạng thái [say nhè]

b. Bài tập lựa chọn phƣơng án tối ƣu

Loại bài tập này giúp học sinh nâng cao khả năng lựa chọn những phương án chính xác nhất sao cho phù hợp với hiện tượng ngôn ngữ hay ngữ pháp được cung cấp.

Câu sau đây thể hiện thái độ, sự đánh giá như thế nào của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu?

Quả nhiên họ nói có sai đâu!...

[Nam Cao, Chí Phèo] A. Bác bỏ ý kiến của người khác cho rằng họ nói sai

B. Khẳng định sự việc họ nói không sai

C. Nhấn mạnh sự việc họ nói không sai

D. Qua thực tế, khẳng định sự việc họ nói không sai và bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói sai.

Hƣớng dẫn thực hiện

Để thực hành loại bài tập này, giáo viên không tập trung vào việc tái hiện, củng cố kiến thức cũ mà cần huy động vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh kết hợp với tư duy lôgíc ngôn ngữ để lựa chọn được phương án tối ưu nhất.

Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đề bài và đọc nhiều lần các phương án A, B, C, D. Phân tích từng phương án, từ đó sẽ chọn được phương án chính xác. Phương án D là đúng nhất. Nghĩa sự việc của câu là: họ nói không sai. Câu nói vừa thể hiện thái độ khẳng định của người nói đối với việc họ nói không sai, vừa bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói sai. Sự khẳng định của người nói đã được kiểm nghiệm qua thực tế. Những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái là: quả nhiên, có sai đâu.

c. Bài tập điền chỗ trống

Đây là loại bài tập giúp học sinh lựa chọn nhanh các từ ngữ, câu văn để điền vào chỗ trống dựa vào các câu và ngữ cảnh xung quanh nó. Giáo viên đưa ra một ngữ liệu [đoạn văn], để trống chỗ học sinh cần điền, sau đó đưa ra nhiều đáp án khác nhau để học sinh tìm ra đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống.

Bài tập ví dụ

Bài tập 1: Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

- hình nhƣ - có thể - hẳn - lẽ nào - họa chăng

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống để kết thúc câu - Bây giờ mới 12 giờ trưa…

- Bây giờ đã 12 giờ trưa… - Cái này ít nhất cũng phải… - Cái này nhiều nhất cũng chỉ… - Có mỗi 100 ngàn đồng… - Có những 100 ngàn đồng…

Hƣớng dẫn thực hiện

Với kiểu bài tập điền vào chỗ trống như bài tập 1, giáo viên cho học sinh lần lượt thay các đáp án vào chỗ trống, sau đó thực hiện phép so sánh, suy xét từng trường hợp. Đáng chú ý là bản thân các câu, từ trong đáp án có khi đứng độc lập không sai về ngữ pháp hay nghĩa. Vì vậy cần phải đặt chúng vào đoạn văn hoặc câu văn, dựa vào văn cảnh để lựa chọn phương án phù hợp nhất điền vào chỗ trống.

Chủ Đề