Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chế biến tài nguyên thiên nhiên

Ước tính hiện tại cho thấy rằng có 7 tỷ người chia sẻ hành tinh với thế giới tự nhiên, cạnh tranh về không gian và nguồn lực. Những nỗ lực để giảm thiểucác tác động tiêu cực của con người trên thế giới với môi trườngđang là vấn đề vô cùng quan trọng, ví dụ như:sự biến đổi khí, thủng tầng ozon

Công nghệ môi trường là gì?

Ước tính hiện tại cho thấy rằng có 7 tỷ người chia sẻ hành tinh với thế giới tự nhiên, cạnh tranh về không gian và nguồn lực. Những nỗ lực để giảm thiểucác tác động tiêu cực của con người trên thế giới với môi trườngđang là vấn đề vô cùng quan trọng, ví dụ như:sự biến đổi khí, thủng tầng ozon... đang là vấn đề cho nhiều chính phủ trên khắp thế giới. Cùng với chính sách nghiên cứu và quản lý, một số công nghệ mớiđang giúp nhân loại điều chỉnh sự cân bằng tinh tế giữa các nước phát triển và tự nhiên.


 

Công nghệ môi trường, còn được gọi là công nghệ "xanh" hay "sạch", đề cập đến các ứng dụng khoa học về môi trường trong sự phát triển của các công nghệ mới nhằm mục đích bảo tồn, theo dõi hoặc làm giảm các tác động gây hại lên môi trường trong khi tiêu thụ các nguồn tài nguyên của nó. Cốt lõi của sự phát triển bền vững nằm ở công nghệ môi trường - thông qua thực tiễn phát triển kinh tế nhiên liệu bằng cách tránh sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây thêmô nhiễm.

Một cách đơn giản, công nghệ môi trường nhằm bảo vệ môi trường. Nó cung cấp cách thức tiêu thụ ít gây ô nhiễm nhất và thường cung cấp những cách thức mới để tránh cạn kiệt hoàn toàn của tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ nổi bật như sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió, khử muối nước [loại bỏ muối và các khoáng sản khác từ nước mặn], xe điện, và nhiệt phân [phân hủy nhiệt hóa các chất hữu cơ].

Công nghệ môi trường tiên tiến, hiện đại

Hàng chục công nghệ môi trường mới và sáng tạo xuất hiện mỗi năm, một số đã sẵn sàng để sử dụng hàng loạt trên thực tế, và nhiều hơn nữa là các đang trong quá trình thử nghiệm, nghiên cứu - tất cả cuối cùng đều là mong muốn cung cấp các công cụ nhằm mục đích sử dụng và phát bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên chung của chúng ta. Dưới đây là một vài ví dụ về những công nghệ mới gần đây mà có khả năng ảnh hưởng và định hình các quá trình môi trường trong tương lai.

Một bước đột phá mới trong sản xuất nhựa, công ty LightManufacturing sử dụng kính định nhật [thiết bị điều khiển với gương để phản chiếu ánh sáng] để tập trung và phản xạ các tia nắng mặt trời để làm tan chảy nhựa và làm cho nó moldable. Sản xuất nhựa truyền thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch như một nguyên liệu của sản phẩm và cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất, nhưng quá trình sáng tạo mới LightManufacturing là hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Quá trình này không chỉ sử dụng cho chất dẻo mới và có thể được sử dụng để tạo khuôn nhựa tái chế.

Trong lĩnh vực tái chế và xử lý nước thải, một nhà vật lý tại Đại học Quốc gia Đài Loan, Din Ping Tsai đã phát triển một phương pháp tiết kiệm năng lượng cho xử lý nước thải bằng cách sử dụng ánh sáng cực tím và kẽm oxit áp dụng cho đĩa CD-ROM.Sự phong phú của hàng triệu CD-ROM đang hiếm khi được sử dụng là nguồn một nguồn cung cấp giá rẻ và có sẵn cho xử lý nước thải. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, đĩa quay tiêu thụ rất ít năng lượng và loại bỏ trên 95% các chất gây ô nhiễm nước sau một giờ sử lý.

Quan trắc môi trường

Một phần quan trọng của công nghệ môi trường là giám sát môi trường, đó là các quá trình và các hoạt động thực hiện để giám sát chất lượng môi trường. Giám sát môi trường đã nổi lên như là một thành phần thiết yếu của chính phủ và tư nhân trên toàn cầu. 

  • Bộ Tài nguyên Môi trường
  • Tin ngành

Với sự phát triển của nền kinh tế, đất nước đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. Những thách thức này chỉ có thể giải quyết bằng con đường khoa học công nghệ.

Theo cách nhìn mới thì tài nguyên thiên nhiên có tính hữu hạn và vô hạn. Các tài nguyên không tái tạo là hữu hạn, nhưng hệ thống tài nguyên còn lại là bỏ ngỏ, vô hạn tương đối. Vấn đề cốt lõi là làm cách nào để nhận biết được và khai thác nguồn tài nguyên còn bỏ ngỏ. Thế giới đang tiến gần đến giới hạn của sự tăng trưởng do cạn kiệt tài nguyên, nếu không thay đổi cách thức tiêu dùng theo hướng bền vững.

Ngay với đất đai, đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất, việc phân bố chưa hợp lý, yếu kém trong quy hoạch và cả tư tưởng chạy theo thành tích đang làm mất đi các diện tích đất châu thổ quý giá ở 2 vựa lúa chính của cả nước. Trong khi đó, các vùng đất thích hợp hơn cho công nghiệp đã không được tận dụng, thậm chí ngay trong phạm vi một địa phương. Đáng quan ngại hơn, để phục vụ mục tiêu công nghiệp, nhiều địa phương thu hồi đất canh tác 2-3 vụ lúa, nơi chỗ dựa sinh sống của nhiều vạn hộ dân, đẩy họ đến chỗ thất nghiệp, tạo ra các xáo trộn xã hội sâu sắc.

Khoáng sản là nguồn lực quan trọng, đầu vào của sản xuất công nghiệp, hiện chiếm 4-5% GDP công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực này cũng đang bị khai thác và sử dụng lãng phí, chưa thực sự bền vững. Theo báo cáo, tỉ lệ thất thoát tài nguyên trong khai thác khoáng sản của Việt Nam rất cao trung bình 40-50% đối với khoáng sản rắn, trên 60% đối với dầu khí. Trong chế biến khoáng sản, độ thu hồi cũng rất thấp, như vàng sấp xỉ 20-30%. Nhiều mỏ vàng trên thế giới có hàm lượng trung bình 1,5g/tấn, song chỉ tiêu này ở Việt Nam là gấp đôi, đồng nghĩa một nửa nằm trong số đó vẫn nằm lại trong lòng đất không thể khai thác được. Bên cạnh đó, việc khai thác vô tội vạ, thiếu khoa học đang để lại hậu quả ô nhiễm nguồn nước [do sử dụng hóa chất trong khai thác], đổ chất thải bừa bãi, thay đổi hệ sinh thái khu vực do phá rừng, gây xói lở đất. Hệ thống chỉ tiêu tính trữ lượng của Việt Nam còn lạc hậu chưa chuyển đổi phù hợp với hệ thông đánh giá dựa trên hiệu quả kinh tế của thế giới.

Với quy mô và thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, bảo vệ môi trường nhất thiết phải sử dụng công cụ khoa học và công nghệ. Để thực hiện điều này, việc nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến cần đưọc thực hiện khẩn trương và bảo đảm ững dụng ngay vào thưục tiễn.

Theo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đến nay, đã có hàng loạt các nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, việc xây dựng thành công mô hình trạm cấp nước sinh hoạt cho vùng ngập lũ hàng năm; công nghệ xử lý nước thải cho làng nghề giấy, chăn nuôi lợn… Các công nghệ chuyển giao cho địa phương đều được đánh giá tốt .

Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu sử dụng công nghệ sạch, công nghệ tái chế, sử dụng chất thải, khí thải…. cũng đã được chuyển giao và áp dụng kịp thời vào thực tiễn.

Đặc biệt, thời gian qua, hướng nghiên cứu phát triển các công nghệ sạch đã được các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học hết sức quan tâm. Có thể kể đến các nghiên cứu và ứng dụng về công nghệ tái chế, sử dụng chất thải như bùn đỏ, đuôi thải mỏ phục vụ mục đích xử lý ô nhiễm môi trường nước thải công nghiệp, làng nghề, nước thải phòng thí nghiệm; nghiên cứu các các dạng tai biến, ảnh hưởng của nước biển dâng do BĐKH, nứt sụt đất, lũ quét…

Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là mục tiêu lâu dài và là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế đất nước. Để đáp ứng mục tiêu này, con đường duy nhất là phát triển các năng lực con người và tri thức KH&CN để có thể khai thác lâu dài nguồn tài nguyên vốn không phải là vô hạn. Đó cũng là hướng đi thích hợp để góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên quan điểm "phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".


[TN&MT] - Sáng 21/12, Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”. PGS.TS. Lê Thị Trinh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội chủ trì hội thảo.

PGS.TS. Lê Thị Trinh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học TN&MT Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc, Phó Hiệu trưởng Lê Thị Trinh mong muốn, các tổ chức nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý có nhiều hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ nhằm xây dựng và củng cố mạnh mẽ mạng lưới các cơ sở đào tạo có uy tín, nâng cao thương hiệu các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận với các chủ đề như: Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; đánh giá, dự báo, cảnh báo, xử lý các vấn đề về môi trường; biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; quản lý rủi ro thiên tai, dự báo, cảnh báo, đánh giá thiên tai; ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kiểm toán môi trường… hướng tới phát triển bền vững.

Ngoài ra, còn có các nội dung khác như: Nghiên cứu đề xuất khung hướng dẫn lồng ghép nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định [NDC] vào chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cho Việt Nam; nghiên cứu sự thay đổi thành phần loài thực vật ngập mặn tại ven biển miền Bắc Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu; xử lý nước nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long: so sánh và đề xuất công nghệ thích ứng; đánh giá hiện trạng chất lượng nước mùa khô trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và khả năng xử lý ứng dụng công nghệ xanh; phục hồi rừng ngập mặn bằng tường mềm dọc bờ biển đồng bằng sông Cửu Long: cơ chế vật lý và thẩm định mô hình swash; kết hợp dữ liệu vệ tinh trọng lực và thủy văn bề mặt để theo dõi diễn biến trữ lượng nước ngầm tại khu vực Bắc Trung Bộ.

Ông Nguyễn Huy Du - Viện khoa học giáo dục và kinh tế Đông Nam Á [ISA] phát biểu tại hội thảo

Trong đó vấn đề được nhiều người quan tâm là kết nối dữ liệu và chuyển đổi số tài nguyên bản địa hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học. Ông Nguyễn Huy Du - Viện khoa học giáo dục và kinh tế Đông Nam Á [ISA] cho biết, tài nguyên bản địa là từ khóa quan trọng đối với các quốc gia, mỗi nền kinh tế trong tương lai gần, sẽ trở thành vũ khí giúp cạnh tranh lành mạnh, tạo ưu thế rõ rệt khi nhắc đến “lợi thế giữa các quốc gia”. Việc vận dụng tài nguyên bản địa trong bối cảnh hiện nay cần ứng dụng công nghệ số, mới có thể phát huy được những tính đặc thù, tinh túy nhất của tài nguyên bản địa, tạo ra sự khác biệt và quý hiếm.

Chuyển đổi số là quá trình giúp cô đặc thông tin và giúp vươn xa, mở rộng độ tiếp cận tới mọi nơi mà internet có mặt. Kết nối dữ liệu để phục vụ hoạt động chuyển đổi số là giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của các hoạt động khảo sát, tìm kiếm lời giải mới cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Toàn cảnh hội thảo

“Đặc biệt, sự kết nối dữ liệu, chuyển đổi số và tài nguyên bản địa cũng sẽ tạo ra và lưu giữ được lượng tri thức bản địa, sẽ đóng góp được vào việc phát triển tài nguyên số được khai thác trên môi trường số của mỗi quốc gia”, ông Du nhấn mạnh.

PGS.TS. Lê Thị Trinh hy vọng, hội thảo trở thành diễn đàn khoa học, nơi các nhà khoa học, các chuyên gia được gặp gỡ, chia sẻ những ý tưởng nghiên cứu, những công bố khoa học đóng góp cho sự phát triển nền khoa học công nghệ nước nhà.

Video liên quan

Chủ Đề