Ảnh hưởng của dịch Covid đến ngành nhà hàng

Ngành nhà hàng khách sạn phải đối mặt với một thử thách khắc nghiệt chưa từng có khi sự lây lan của COVID-19 hết sức phức tạp. Ngành dịch vụ này không chỉ đối mặt với nhiều khó khăn mà còn phải thích nghi với việc cách mạng hóa các mô hình kinh doanh và phương thức tiếp cận khách hàng mới.

Nhiều ngành kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, một số ngành còn phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng như ngành nhà hàng khách sạn. Trước đại dịch, người Việt Nam có thể đã sẵn sàng chi một nửa ngân sách hoặc hơn thế cho việc ăn uống ở ngoài. Tuy nhiên, thói quen này thay đổi hoàn toàn khi mọi người ở nhà trong thời gian giãn cách. Chi tiêu của người tiêu dùng cho việc đi lại và du lịch, phòng khách sạn, hội nghị và tiệc cưới đã giảm mạnh tới 2/3. Nhiều dự đoán ngành khách sạn, nhà hàng sẽ phục hồi vào cuối năm 2022 hoặc có thể sang năm 2023 khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, miễn dịch cộng đồng đạt được 100%.

Thực tế cho thấy, với với các quy định giãn cách xã hội và đặc biệt chặt chẽ hơn từ tháng 6/2021, doanh thu trung bình tháng trong năm 2021 của các nhà hàng chỉ đạt 10% so với cùng kỳ trước khi COVID xảy ra. Khách sạn chỉ đạt 5% tổng doanh thu, thu từ hội nghị và sự kiện chỉ đạt 5%...

Khi phải đóng cửa trong nhiều tháng, lĩnh vực nhà hàng khách sạn gặp rất nhiều khó khăn về doanh thu, dẫn đến việc nhiều đơn vị phải đóng cửa hoặc hoạt động rất cầm chừng. Trong hoàn cảnh này, thay đổi không phải là lựa chọn mà là bắt buộc.

Giờ đây, ngành nhà hàng khách sạn phải thích nghi “từng ngày” và “từng giờ” vì mọi thứ thay đổi vô cùng nhanh và các nguy cơ sẽ đến bất cứ khi nào. Bởi vậy các quyết định phải được đưa ra nhanh chóng và dứt khoát. Điều này có nghĩa các kế hoạch chiến lược cách đây 6 tháng - 1 năm đều có thể bị vứt xó. 

Đừng hy vọng và chờ đợi các mốc thời gian cụ thể nào mới đưa ra một kế hoạch kinh doanh. Với tình hình hiện tại, cứ 15 ngày cần đưa ra kế hoạch mới là việc quá bình thường.

Cách duy nhất để ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn tồn tại và thích nghi trong thời kỳ COVID-19 là thay đổi mô hình kinh doanh cơ bản và suy nghĩ lại về các yếu tố thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng tuyệt vời. 

Ví như một chuỗi quán cafe đã phát triển thêm dịch vụ co-working office để tận dụng hết không gian và chi phí thuê trong tình hình không thể tận dụng tối ưu mặt bằng khi tình hình kinh doanh sụt giảm.

Một nhà hàng đã phát triển thêm món ăn như pizza, pasta... bán mang về đã sơ chế gần như 95%, có thể lưu trữ nhiều ngày ở nhiệt độ mát và khách hàng chỉ mất khoảng 5 phút để chế biến món ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng tại nhà. 

Một số quán bar đã phát triển dòng cocktail đóng chai bán mang về, không rõ mức độ thành công của dòng sản phẩm này như thế nào nhưng nó sẽ đáp ứng được nhu cầu của một số người đang khao khát không khí của quán bar.

Những sự thay đổi này chắc chắn không đủ mang lại dòng tiền giúp các doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn này nhưng nó sẽ giúp khách hàng nhận ra sự "thân thiện" của doanh nghiệp, tinh thần sẵn sàng "phục vụ" và luôn luôn thay đổi để cung cấp cho khách hàng sự "trải nghiệm" mới.

Thực sự, không giai đoạn nào tốt hơn để lấy cảm tình của khách hàng như giai đoạn này.

COVID-19 đang thúc đẩy ngành nhà hàng khách sạn suy nghĩ lại về các giá trị cốt lõi trong vận hành kinh doanh. Đây là ngành "phức hợp" của sản xuất + thương mại + dịch vụ = dịch vụ nhà hàng khách sạn, và cuộc khủng hoảng thường giúp doanh nghiệp nhận ra khách hàng cần gì. Đây là một ngành nhỏ liên quan đến các các lĩnh vực và những con người tài năng sẽ liên kết lại cùng nhau, các chủ nhà hàng, khách sạn liên kết lại và đưa ra các mục tiêu thành công chung để mọi người chia sẻ ý tưởng và cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt và sau này.

Khách hàng chưa bao giờ trả tiền chỉ vì thức ăn, thức uống đó quá ngon bởi mỗi người sẽ có cách cảm nhận độ ngon khác nhau hoặc ủng hộ doanh nghiệp nào đó vì mối quan hệ cá nhân của chủ nhà hàng khách sạn. Đây là ngành không có bí quyết thành công rõ ràng, và thành công chỉ tới từ quá trình làm việc chăm chỉ kết hợp cùng các ý tưởng sáng suốt về vận hành.

Các diễn đàn và hội thảo online có thể là cơ hội tuyệt vời để các chuyên gia xác định những thách thức chung và chia sẻ ý tưởng cho các chủ doanh nghiệp, từ đó giúp nhau vượt qua thử thách.

Tác giả: Le Minh Vu - CEO Le Concept Consultant

Đồ họa: Nhung Trương

27/08/2021 17:00

Mọi người đều đang thích nghi dần với cuộc sống giữa đại dịch, và điều này cũng đúng đối với các doanh nghiệp.

Họ đang làm việc cùng nhau để tìm cảm hứng, công cụ và phương pháp hay nhất ở những địa điểm bất ngờ.

Bằng cách cởi mở và chia sẻ các lưu ý với nhau, các nhà lãnh đạo đang sử dụng dữ liệu và các công cụ mới để nhanh chóng thích nghi. Không chỉ là một xu hướng, trạng thái bình thường mới này sẽ có những tác động lâu dài và mạnh mẽ đến tương lai của doanh nghiệp và thế giới.

Đây là ba bài học rút ra trong đại dịch:

1. Các ngành công nghiệp hoạt động từ xa

Hoạt động từ xa là thách thức đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Nhân viên tuyến đầu không có quyền truy cập vào các công cụ giống như nhân viên bàn giấy, tạo ra một sự ngăn cách giữa khối văn phòng và cửa hàng. Các ngành công nghiệp hiện đang khám phá cách họ có thể áp dụng các bài học kinh nghiệm từ không gian tri thức, được gia tốc bằng cách vượt qua sự gián đoạn do COVID-19.

Các công cụ phần mềm như Honeywell Forge cho phép các công ty vận hành nhà máy từ xa. Đầu tiên, dữ liệu được thu thập trên thiết bị và phần cứng. Sau đó, dữ liệu hoạt động đó được hợp nhất với dữ liệu kinh doanh và được lưu trữ trên đám mây. Tiếp theo, các nhà lãnh đạo có thể chạy các công cụ phân tích hỗ trợ bởi AI để giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn về cách hợp lý hóa và tự động hóa các quy trình quan trọng. Cuối cùng, mục tiêu là làm cho các hoạt động từ xa trở nên liền mạch như ở cơ sở.

2. Lao động tri thức được trang bị văn hóa an toàn

Một điều mà các doanh nghiệp công nghiệp biết rõ nhất là an toàn. Những môi trường này vốn nguy hiểm hơn văn phòng, đòi hỏi phải có văn hóa giao tiếp, chính sách và chương trình đào tạo để giữ cho người lao động an toàn và làm việc hiệu quả.

“Đối với tôi, an toàn luôn là một lĩnh vực của thế giới công nghiệp,” Que Dallara, giám đốc điều hành của Honeywell Connected Enterprise cho biết trong một cuộc phỏng vấn tin tức. "Chúng ta không thể mở một nhà máy mà không có điều đó, nhưng điều này giờ đây còn diễn ra đối với cả khu vực văn phòng, nơi vấn đề cấp bách này đã trở thành một vấn đề công thái học.”

Văn phòng là nơi hoạt động chủ yếu của lao động tri thức như kế toán và lập trình viên. Những lao động đó đảm nhiệm những công việc đòi hỏi kỹ năng tư duy nhiều hơn so với lao động chân tay. Giữa các quy định mới về sức khỏe COVID-19 và mối quan ngại ngày càng tăng của nhân viên, các văn phòng cần nhanh chóng thấm nhuần văn hóa an toàn song song với nỗ lực trở lại làm việc của mình. Hướng dẫn về giãn cách xã hội yêu cầu các doanh nghiệp phải hiểu sâu sắc về cách các tòa nhà của họ đang được sử dụng, cách mọi người di chuyển trong không gian và cách các hệ thống trong tòa nhà giữ cho họ thoải mái và khỏe mạnh. Điều này đòi hỏi các công cụ có thể tổng hợp dữ liệu kinh doanh, dữ liệu tòa nhà và dữ liệu bảo mật để thúc đẩy việc ra quyết định và giao tiếp.

3. Các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn

Một điều mà tất cả các doanh nghiệp có thể làm tốt hơn là nhanh chóng đưa ra quyết định và hành động theo đó. Từ việc tăng cường hoạt động mới để sớm ra mắt sản phẩm, các doanh nghiệp có xu hướng di chuyển chậm và bài bản hơn. Mặc dù điều này giúp đảm bảo quy trình tốt, nhưng nó ngày càng chậm so với tốc độ kinh doanh. Đại dịch buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ nhanh, hành động nhanh và bớt sợ hãi. Và đó là một điều tốt.

“Chúng tôi xây dựng nhà máy sản xuất khẩu trang N95 trong 5 tuần. Thông thường việc đó mất 9 tháng”, Dallara nói

Cảm giác cấp bách mới này thậm chí đang thay đổi cách chúng tôi xây dựng sản phẩm. Honeywell chỉ dành hai tuần để xây dựng một công cụ phân tích để theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của chính mình. Sau đó, nhiệm vụ đơn giản là biến nó thành một sản phẩm khả thi về mặt thương mại, vượt xa khỏi vòng đời phát triển sản phẩm truyền thống. Các doanh nghiệp đang có những bước nhảy vọt về phía những đặc tính nhanh nhạy của văn hóa khởi nghiệp, hay nói theo cách nói của Dallara, “Chúng tôi đang nhìn thấy sự tăng tốc của tương lai."

Video liên quan

Chủ Đề