Ăn sữa chua mỗi ngày có tốt không

Giống như bất kì thực phẩm nào khác, sữa chua rất có lợi, nhưng cũng có hại cho sức khỏe. Vậy những tác hại của sữa chua nếu không biết sử dụng hợp lý là gì?

Sữa chua cũng có nhiều tác hại nếu bạn không biết sử dụng hợp lý. Ảnh đồ họa: P.Công

Sữa chua là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein [với nhiều axit amin cần thiết, nhất là Lysin], Glucid, Lipid, các muối khoáng [nhất là canxi] và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên, sữa chua cũng có những tác hại mà nhiều người không biết tới, đặc biệt là nếu bạn dùng loại thực phẩm này quá nhiều và không hợp lý.

Khó tiêu: Nếu ăn quá nhiều sữa chua trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Gây béo phì: Mặc dù sữa chua có thể giúp trọng lượng cơ thể bạn ổn định nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ra béo phì vì trong sữa chua có chứa đường.

Dị ứng: Nếu bạn bị ứng với sữa hoặc sữa chua thì không nên dùng vì nó sẽ gây ra tình trạng khó thở, phát ban thậm chí là nôn mửa.

Bệnh nhân có bệnh nền cần chú ý: Bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tụy tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Ngoài ra một số loại vi khuẩn trong sữa chua và những chất có tính axit có thể gây tổn hại cho răng.

Nên sử dụng sữa chua như thế nào?

Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 hộp sữa chua, thời điểm ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng hay vào buổi tối là hợp lý nhất.

Ăn sữa chua sau bữa ăn giúp các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5 [điều kiện để vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại].

Còn khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Nếu không còn vi khuẩn có lợi thì tác dụng của sữa chua sẽ không bằng sữa uống thông thường.

Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh ngay sau khi mua về, nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần kể từ ngày mua. Khi mua cần xem kỹ hạn sử dụng.

Chia sẻ tại buổi truyền hình trực tuyến với chủ đề Tiêu hóa khỏe – "Chìa khóa" giúp phòng bệnh từ xa do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp cùng Sữa chua Vinamik tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe, là nơi tiếp nhận thực phẩm và chuyển hóa thành các dưỡng chất thiết yếu nuôi cơ thể.

Đặc biệt, hệ tiêu hóa còn đóng góp vào quá trình xây dựng và sản xuất các yếu tố miễn dịch như IgA, IgG,… góp phần quan trọng vào việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Vì thế, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, hệ tiêu hóa khỏe là một trong những tiền đề giúp cơ thể khỏe mạnh, bởi sức khỏe hệ tiêu hóa có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch nói riêng và sức khỏe toàn diện của cơ thể nói chung. Chăm sóc sức khỏe cho hệ tiêu hóa cũng chính là chăm sóc sức khỏe cho cơ thể, giúp bảo vệ và phòng bệnh từ xa.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay, hệ tiêu hóa khỏe – hệ miễn dịch vững vàng là yếu tố quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh hoặc chuyển nặng. Bởi hệ miễn dịch chính là rào chắn, giúp cơ thể tránh bị virus, vi khuẩn có hại xâm nhập.

"Khi chúng ta ăn uống đầy đủ, hệ tiêu hóa sẽ tiết đầy đủ các enzym giúp tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất này tham gia vào quá trình sản xuất các yếu tố miễn dịch. Ví dụ, protein được phân hủy thành các axit amin thiết yếu để xây dựng tế bào và hệ miễn dịch. Các chất béo như omega-3, omega-6 hay vitamin A, D, C, B6, B9, vi khoáng có trong chế độ ăn như kẽm, sắt, selen, canxi, magie cũng tham gia vào khả năng miễn dịch"

Lý do sữa chua được chuyên gia khuyên dùng để tăng cường đề kháng

Ăn sữa chua từ 1-2 hộp mỗi ngày để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa - miễn dịch, ‎ phòng tránh bệnh từ xa.

Cũng tại buổi truyền hình trực tuyến, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đưa ra lời khuyên, muốn có hệ miễn dịch khỏe mạnh, điều quan trọng là cần phải giữ cho hệ thống tiêu hóa ở trạng thái tốt nhất. Bên cạnh xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân đối, một trong các cách tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa được PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên dùng chính là bổ sung sữa chua hằng ngày.

Từ lâu sữa chua được biết đến là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như đạm, canxi và nhiều vitamin và khoáng chất,... hỗ trợ tiêu hóa tốt và hấp thu tối đa dưỡng chất. Theo tài liệu của Hội đồng Sáng kiến Sữa chua trong Dinh dưỡng [YINI] cho biết, sữa chua thậm chí còn là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của quân đội Thành Cát Tư Hãn từ thế kỷ XII; và được Vua Pháp François Đệ Nhất bắt đầu đưa vào Tây Âu sử dụng như một phương pháp trị bệnh tiêu chảy nặng từ thế kỷ XVI.

Các tài liệu y văn của Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ XI đã đánh giá sữa chua có tác dụng trong điều trị các tình trạng như tiêu chảy và co thắt dạ dày… Hiện nay, dưới góc nhìn khoa học, tác dụng này đến từ việc sữa chua được lên men từ hàng triệu men vi sinh.

Sữa chua lên men từ chủng men L. Bulgaricus hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa khỏe tự nhiên.

Ví dụ như trong 1 hũ sữa chua Vinamilk 100 gram được lên men từ khoảng 12 triệu men Lactobacillus Bulgaricus châu Âu. Khi được đưa vào đường ruột, chủng men này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa khỏe tự nhiên.

Bởi giá trị dinh dưỡng cao và những lợi ích của sữa chua mang lại, chuyên gia khuyên mỗi người nên duy trì thói quen ăn sữa chua từ 1-2 hộp mỗi ngày để giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa - miễn dịch, phòng tránh bệnh từ xa.

Ngày nào cũng ăn sữa chua có tốt không?

Tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho hệ miễn dịch biểu mô Sữa chua giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn nên những người ăn sữa chua thường xuyên [ít nhất một hộp mỗi ngày] lượng dinh dưỡng hấp thụ cao hơn những người khác.

Ăn sữa chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng Chỉ một cốc sữa chua cũng thể cung cấp đến 49% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể. Nó cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 và riboflavin, cả hai đều thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch và các dị tật bẩm sinh ống thần kinh khác.

Nên ăn bảo nhiêu sữa chua mỗi ngày?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua cũng giống như các loại thực phẩm khác, khi ăn hay uống quá nhiều sẽ khiến bạn cảm giác khó chịu. Vì vậy, đối với người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g [tương đương 1 – 2 hộp] sữa chua là hợp lí.

Ăn sữa chua có đường có tác dụng gì?

Sữa chua có đường: Loại sữa chua này phù hợp với những người gầy, thiếu dinh dưỡng. Bạn nên chọn loại sữa chua có đường 100% để hỗ trợ tăng cân hiệu quả. Sữa chua dạng nguyên kem: Loại sữa chua này chứa 100% nguyên kem, hàm lượng chất béo cao. Cho nên, việc ăn sữa chua nguyên kem sẽ hỗ trợ cải thiện cân nặng tốt.

Chủ Đề