An ninh thé giới nhà văn hóa hưu ngọc năm 2024

Nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách “Cảo thơm lần giở” ở độ tuổi 102. Bộ sách chắt lọc những trải nghiệm, suy ngẫm của tác giả về cuộc đời và xã hội, “qua lăng kính tư duy của những trí tuệ uyên thâm trên thế giới”. Bộ sách do NXB Kim Đồng ấn hành.

Bộ sách gồm hai quyển, độ dài khoảng gần 1.000 trang, là thành quả của quá trình quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới và giới thiệu tinh hoa văn hóa thế giới đến Việt Nam của nhà văn hóa Hữu Ngọc.

Bộ sách giới thiệu cuộc đời và tư duy của hơn 180 danh nhân Đông Tây kim cổ, trải rộng trên nhiều lĩnh vực: tôn giáo, văn hóa, triết học, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức học, xã hội học, sử học, tâm lý học, chính trị học... đại diện cho các nền văn hóa của nhân loại. Từ những triết gia như Khổng Tử, Sokrates, Hegel, Sartre...; những nhà khoa học như Darwin, Einstein; những nhà văn, nhà thơ như Shakespeare, Cesvantes, Dante, Goethe, Dostoyevsky, Lỗ Tấn, Tagor, Molière...; cho đến những nhà chiến lược quân sự như Tôn Tử, Machiavelli...; những nghệ sĩ như Leona de Vinci, Picasso, Guitry... Trong tập sách này, nhà văn hóa Hữu Ngọc cũng trân trọng giới thiệu về ba vị danh nhân Việt Nam được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh; và thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Qua lăng kính của nhà văn hóa Hữu Ngọc, mỗi danh nhân được khắc họa một cách súc tích về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, học thuyết. Với mỗi danh nhân, tác giả cũng cẩn trọng lựa chọn những câu danh ngôn nổi tiếng, tiêu biểu thể hiện tư tưởng, học thuyết của vị danh nhân ấy.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc tự bạch: “Cuộc hành hương tìm về quá khứ của bản thân tác giả đã đem lại cho tác giả chút bình thản để hồi tưởng những chuyện riêng tư và cả những sự kiện quốc gia và quốc tế đương thời… Trong quá trình hồi tưởng, tác giả luôn băn khoăn về ý nghĩa các sự việc đã qua, rồi từ đó suy ngẫm về ý nghĩa đời người và phận người… Có phải ai cũng như danh họa Gauguin để có thể dùng một bức họa giải đáp mấy câu hỏi siêu hình muôn thuở: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đi đâu? Cuộc hành hương của tác giả rẽ sang ngả khác: qua thư tịch, đi “gõ cửa” các danh nhân thế giới để tìm những giải đáp cho câu hỏi trên. Thành quả “tầm sư” ấy là cuốn sách này.”

"Hữu Ngọc - Đồng hành cùng thế kỷ văn hóa - lịch sử Việt Nam" là cuốn sách giới thiệu lịch sử văn hóa Việt Nam qua chân dung những người cùng thời với nhà văn hóa Hữu Ngọc.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh năm 1918, cuộc đời ông trải qua gần trọn thế kỉ 20 và bắc cầu thế kỷ 20-21.

Ông đã đi qua và chứng kiến nhiều mốc son lịch sử quan trọng của đất nước trải dài cả trăm năm và với bề dày văn hoá, bằng một trí tuệ uyên bác, ông cho ra đời những cuốn sách "Hữu Ngọc - Đồng hành cùng thế kỷ văn hóa - lịch sử Việt Nam". Cuốn sách giới thiệu lịch sử văn hóa Việt Nam qua chân dung những người cùng thời với nhà văn hóa Hữu Ngọc.

Qua những bài ký ngắn của mình được tập hợp trong cuốn sách, Nhà văn hóa Hữu Ngọc đưa đến cho độc giả trong và ngoài nước một cái nhìn mới về văn hóa Việt.

Ông dẫn dắt người đọc theo chiều dài lịch sử, qua những con người cùng thời - những người ông trực tiếp gặp, giao lưu hoặc chịu ảnh hưởng gián tiếp, bao gồm cả ở trong nước và nước ngoài; những cá nhân [nhân vật xuất sắc và cả người bình thường], và tập thể vô danh [cộng đồng dân tộc, nhóm người trong xã hội...] - những người giờ ít nhiều đã về với cõi thương nhớ.

Cuốn sách "Hữu Ngọc: Đồng hành cùng thế kỷ văn hóa - lịch sử Việt Nam". Ảnh: Nhà xuất bản

Nhiều nhân vật tưởng như rất quen thuộc, ta cũng đã từng biết, đã từng đọc khá nhiều về họ qua các trang sách sử, hay các công trình nghiên cứu. Nhưng đến cuốn sách này, ta vẫn ngỡ ngàng, như mới “nhìn” thấy họ lần đầu. Mỗi bài viết là một lời nói từ con tim của chính Hữu Ngọc.

Phần một của cuốn sách được chia ra nhiều mục bao gồm: Những nhân vật trước năm 1945 thời Pháp thuộc với những người mở đường [Nguyễn An Ninh, Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng,...], trí thức mới [các thầy Trường Bưởi “thời Tây”, Dương Quảng Hàm, Hoàng Xuân Hãn,…], những nhà văn hiện đại thế hệ đầu [Tản Đà, Nguyễn Tuân,…] và những nghệ sĩ Canh Tân [Nguyễn Đỗ Cung, Phan Khắc Khoan,…].

Nhân vật Việt Nam từ 1945 với những người cầm bút [Hoàng Cầm, Phạm Hổ,…] cùng nhiều nghệ sĩ, nhà nghiên cứu và thế hệ xếp bút nghiên khác…

Hữu Ngọc cũng dành riêng chương hai cho những nhân vật nước ngoài, trong đó có nhà văn Sara Lidman [Thụy Điển] sinh ra để lên án những bất công trong xã hội, nhà Việt Nam học G. Boudarel [Pháp] gắn bó với Việt Nam từ kháng chiến chống Pháp đến hơi thở cuối cùng.

Đáng chú ý là câu chuyện về nữ nhà văn Yveline Feray đã bỏ ra nhiều năm trời nghiên cứu, nhập vai, nhập cảnh để viết tiểu thuyết Vạn Xuân [Dix milles printemps] dày hơn 800 trang về Việt Nam,...

Ngoài ra, cuốn sách còn tập hợp những ý kiến người cùng thời về Hữu Ngọc, được in trong phần phụ lục. Có thể xem đây như một cuốn hồi ký cuộc đời Hữu Ngọc, trong đó có những trang viết đa diện về văn hóa dân tộc. Với lối văn mộc mạc, không son phấn, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã khắc họa “chân dung người cùng thời” một cách sắc nét những vẻ đẹp, những tinh túy mà chúng ta muốn nắm bắt và khám phá.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã được trao tặng nhiều huân chương, giải thưởng danh giá: 2 Huân chương Độc lập; Huân chương Chiến công; Huân chương Cành cọ Hàn lâm [Pháp]; Huân chương Bắc Đẩu [Thụy Điển]; Giải Mot dor [Pháp]; Giải Vàng Sách Việt Nam 2006; Giải Đồng Sách Việt Nam 2015; Giải thưởng Quốc gia Sách Việt Nam 2017; Giải GADIF 2008 của Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và các Tổ chức Pháp ngữ tại Việt Nam; Giải Nhất toàn quốc 2015 về Thông tin Đối ngoại; Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái về Tình yêu Hà Nội 2017; Cuốn Việt Nam: Tradition and Change [NXB Đại học Ohio, 2017] được tổ chức Mĩ CHANCE [chuyên giới thiệu sách quốc tế] xếp hạng ưu - 4 sao.

Không chỉ viết sách, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc nguyên là tổng biên tập của 3 tờ báo đối ngoại: tờ Tia lửa [tiếng Pháp], Việt Nam tiến bước [tiếng Anh, Pháp, Esperanto] và Nghiên cứu Việt Nam [tiếng Anh, Pháp].

Chủ Đề