5 chữ cái với idg ở giữa năm 2022

Vân Oanh

5 chữ cái với idg ở giữa năm 2022
Quang cảnh làm việc của Công ty Vật Giá. Ảnh: Vân Oanh

VNG lọt vào “CLB” công ty Internet tỉ đô của thế giới

Khảo sát của World Startup Report về các công ty Internet của nhiều nước trên thế giới mới đây cho thấy, các công ty kinh doanh dịch vụ trên môi trường Internet của Việt Nam xếp thứ 30 trong số 50 quốc gia được khảo sát, tính về quy mô. Việt Nam đã có một công ty Internet trị giá tỉ đô la Mỹ là Công ty cổ phần VNG.

Hai trong ba công ty Internet lớn khác được tổ chức trên xếp hạng là Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam (VCCorp), được định giá 125 triệu đô la Mỹ. Còn Công ty cổ phần Vật Giá Việt Nam (vatgia.com) được định giá 75 triệu đô la Mỹ. Các doanh nghiệp Internet Việt Nam được định giá như trên chỉ sau 8-10 năm hoạt động.

Kinh tế Internet sẽ đạt 100.000 tỉ đồng vào 2018

Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG, nhận định Internet là ngành phát triển nhanh tại Việt Nam trong 10 năm qua. Nhiều lĩnh vực của Việt Nam đang dịch chuyển lên Internet với tốc độ “chóng mặt”. Năm 2004 tổng doanh thu dịch vụ qua mạng Internet và dịch vụ Internet của Việt Nam chỉ đạt 70 tỉ đồng nhưng đến năm 2009 đã đạt 2.600 tỉ đồng. Đến năm 2013 con số này là 20.4000 tỉ đồng, gồm doanh thu của trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử, nội dung trên mạng Internet và quảng cáo trực tuyến.

Ông Minh cho biết thêm, quảng cáo trực tuyến năm 2004 của Việt Nam chỉ ở mức 20 tỉ đồng, nhưng đến năm 2009 đã nhảy lên 300 tỉ đồng và năm 2013 là 2.200 tỉ đồng. Năm 2013 là năm đầu tiên doanh số quảng cáo trực tuyến vượt qua báo in tại Việt Nam.

VNG dự báo trong tổng doanh thu dịch vụ nội dung trên mạng Internet của Việt Nam sẽ là 100.000 tỉ đồng vào năm 2018 và tăng trưởng so với năm 2013 như sau: quảng cáo trực tuyến tăng khoảng 4 lần, đạt 8.000 tỉ đồng; doanh thu từ trò chơi trực tuyến sẽ tăng gấp đôi, đạt 12.000 tỉ đồng; thương mại điện tử sẽ bùng nổ với doanh thu đạt 60.000 tỉ đồng (doanh thu dịch vụ và hàng hóa); nội dung trên di động sẽ tăng từ 8.000 tỉ đồng trong năm 2013 lên 20.000 tỉ đồng.

VNG làm gì trong nền kinh tế Internet?

Năm 2013, doanh thu của Công ty VNG khoảng 2.100 tỉ đồng (VNG công bố là 100 triệu đô la Mỹ) so với mục tiêu năm 2014 là 2.365 tỉ đồng. Theo VNG, mỗi ngày có khoảng 30 -50 triệu người dùng sản phẩm của công ty. Sản phẩm gần đây nhất của VNG được nhiều người biết đến là phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí trên điện thoại thông minh là Zalo. Nhờ chiến lược tập trung vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là những điện thoại thông thường có hỗ trợ Java cũng có thể sử dụng sản phẩm này nên Zalo đã thu hút khoảng 11-12 triệu người.

VNG còn có nhiều sản phẩm khác thu hút khá đông lượng người sử dụng như Zing MP3 (ứng dụng nghe nhạc), news.zing.vn (cổng thông tin điện tử), Zing Me (mạng xã hội), Zing Chat (ứng dụng trò chuyện trực tuyến), các trò chơi trực tuyến như: trò chơi nhập vai Thuận Thiên Kiếm, Thời Loạn mobile, Dead Target…

VNG được định giá tỉ đô vào thời điểm quy mô nhân sự đã phát triển với 2.000 người chỉ sau gần 10 năm thành lập. Năm 2004, năm anh chàng mê trò chơi với tham vọng hình thành một công ty tiên phong trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến (game online) còn sơ khai vào thời đó đã khai sinh ra VNG. Không chỉ hướng đến kinh doanh game tại thị trường trong nước, mấy năm gần đây VNG còn hướng đến việc xuất khẩu game online ra nước ngoài.

Ông Minh cho biết hiện đang có nhiều công ty Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan xin phát hành các game do VNG sản xuất. Theo ông Minh, việc đưa game Việt Nam vươn ra các nước là một hành trình dài mà VNG muốn chung sức với các doanh nghiệp trong nước thực hiện. Internet là thế giới phẳng, việc doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh với những đối thủ lớn trên thế giới là điều không thể tránh.

Còn VCCorp và Vật Giá làm gì?

VCCorp là công ty đã qua tám năm phát triển và hiện có hơn 1.500 nhân viên. Ông Vương Vũ Thắng, Tổng giám đốc VCCorp, cho biết năm 2013 công ty đạt doanh thu 500 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng ba năm liên tiếp gần đây đều đạt 150%/năm. VCCorp có 35 triệu lượt người xem trên các trang web và 18 triệu trên điện thoại di động.

Ông Thắng cho rằng hiện quy mô xử lý dữ liệu của VCCorp đang tương đương với Yahoo (30 tỉ lượt xem quảng cáo/tháng) và việc phân tích dữ liệu người dùng để hiển thị quảng cáo phù hợp giới tính, sở thích, thói quen có tỷ lệ chính xác khoảng 80%, gần bằng Google (82%). Tại Việt Nam, VCCorp đã có quy mô gấp 1,5 lần so với Google và gấp 2 lần Facebook.

Sở dĩ VCCorp có được con số phát triển trên cũng một phần nhờ sự tham gia góp vốn của hai quỹ đầu tư là IDG Ventures Việt Nam vào năm 2007 và Intel Capital vào giữa năm 2012.

VCCorp đã tạo ra khoảng 40 sản phẩm khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong những mảng hoạt động lớn của VCCorp với các trang web là Rongbay.com, Enbac.com, Muare.vn, Muachung.vn, Solo.vn… VCCorp cho biết hiện các trang web này có trên 10 triệu khách hàng và số giao dịch chiếm 30% tổng dung lượng giao dịch trên thị trường.

VCCorp cung cấp giải pháp cho quảng cáo trực tuyến như Admicro và Adbooking, Adnetwork; cung cấp nội dung trên điện thoại, máy tính với các kênh thông tin như: tài chính chứng khoán CafeF; giải trí tổng hợp Kênh24; AutoPro đánh giá về ô tô – xe máy; GenK dành cho dân công nghệ…

Ngoài ra, VCCorp còn sản xuất, kinh doanh và phân phối các dịch vụ trên điện thoại di động như: tổng đài Chị Thỏ Ngọc tư vấn học tập và giải trí dành cho trẻ em; sản xuất các game Trí tuệ triệu phú, Đuổi hình bắt chữ… đầu tư dự án Soha Game trở thành một trong ba mạng chơi game lớn thu hút hàng trăm ngàn người chơi hàng tháng với hơn 40 game lớn và gần 600 game nhỏ; có các trang thu âm và hát karaoke trực tuyến; trang xem truyền hình trực tuyến Soha LifeTV…

Trong khi VNG và VCCorp đầu tư và kinh doanh nhiều mảng khác nhau thì trong tám năm hoạt động vừa qua, Công ty Vật Giá lại tập trung phát triển TMĐT.

Hiện vatgia.com đang là một trong những trang TMĐT có lượng giao dịch một năm hơn 3.000 tỉ đồng, có 1 triệu thành viên, 20.000 cửa hàng đã tham gia đăng bán sản phẩm và mỗi ngày có khoảng 1,2 triệu lượt truy cập… Kết quả của “thành tích” này có lẽ do công ty là đơn vị đầu tiên đưa ra dịch vụ gian hàng đảm bảo – để tăng niềm tin cho giao dịch TMĐT nhằm thu hút khách hàng. Với gian hàng này, người mua sẽ được công ty đứng ra đảm bảo và đền tiền nếu không nhận được hàng như thỏa thuận giao dịch của gian hàng trên vatgia.com.

5 chữ cái với idg ở giữa năm 2022

Hiện công ty này có 950 nhân viên và đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 40-50%/năm.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc Công ty Vật Giá, cho hay ông thành lập công ty và đầu tư vào trang web ở thời điểm chưa có người Việt Nam mua hàng qua mạng. Ông đã bỏ 200.000 đô la Mỹ tích cóp được sau dăm năm đi làm thuê để đầu tư trang vatgia.com trên cơ sở học hỏi nhiều mô hình TMĐT thành công ở Nhật, Mỹ, Trung Quốc…

“Tôi học ngành ngoại thương dù không được đào tạo bài bản về TMĐT nhưng lại có những trải nghiệm thực tế”, ông Điệp nói.

Ông cho biết chính nhờ kinh nghiệm thực tế nhiều nên ông hiểu được tâm lý khách hàng, đặt mình vào vị trí của khách hàng để phát triển các sản phẩm của Vật Giá.

Sau khi vatgia.com hoạt động được một thời gian, năm 2008 Vật giá đã nhận vốn đầu tư của IDG Ventures.

Năm 2009 công ty tiếp tục nhận vốn đầu tư của quỹ Cyber Agent. Năm 2010, trang web cucre.vn ra đời. Một năm sau đó công ty nhận thêm vốn đầu tư từ hai quỹ Mitsui và Recruit JV, ra mắt dịch vụ phân phối sản phẩm vận chuyển tận nhà nhanh.vn và mở trang du lịch mytour.vn. Năm 2013, Vật Giá ra thêm trang web đọc sách và tài liệu trực tuyến 123doc.vn và trang cung cấp phim độ phân giải cao Pubvn.net.

Còn nhiều cơ hội và thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên cho rằng, Việt Nam mới qua giai đoạn triển khai xong hạ tầng mạng Internet do đó các dịch vụ nội dung sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, tạo cơ hội rất lớn cho VNG, VCCorp, Vật Giá… Đã có nhiều công ty Việt Nam nhìn thấy tiềm năng và cơ hội từ nền kinh tế Internet mang lại trong tương lai. Tuy nhiên có tận dụng được cơ hội và phát triển được doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào khả năng quản trị, tư duy sáng tạo và sức mạnh của mỗi doanh nghiệp.

“Thông thường việc đánh giá về các công ty Internet dựa trên nhiều tiêu chí. Có lẽ World Startup Report đánh giá các công ty trên dựa theo tiêu chí lượng người dùng và nhìn nhận về tiềm năng phát triển của các công ty này”, ông Liên nói.

Theo ông Liên, VNG, VCCorp, Vật Giá đã áp dụng những mô hình kinh doanh thành công trên thế giới như Google, Facebook… theo hình thức kinh doanh thu lợi gián tiếp, cho dùng mạng xã hội, hoặc dịch vụ OTT như Zalo và thu tiền từ quảng cáo.

Giới chuyên gia và doanh nghiệp đều nhìn nhận nền kinh tế Internet đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Song, các công ty Internet đã phải vượt qua nhiều thách thức để phát triển.

Ông Minh cho hay, trong 10 năm qua, VNG đã phát triển gần 100 sản phẩm khác nhau trong các lĩnh vực giải trí trực tuyến, kết nối cộng đồng, TMĐT. Song có hơn 80 sản phẩm đã không còn hoạt động vì thất bại. Và VNG đã không bỏ cuộc mà học từ những thất bại để tiếp tục chỉnh sửa, làm lại hoặc làm mới sản phẩm.

“Trong lĩnh vực Internet, sản phẩm công nghệ thay đổi nhanh và vòng đời ngắn. Những dự án lập ra rồi bỏ, thử nghiệm sản phẩm rồi đóng cửa là chuyện hết sức bình thường. Đặc trưng của ngành này là vậy, nếu không thử cái mới và biết chấp nhận thất bại thì sẽ không thể tồn tại được. Vòng đời của các sản phẩm trong ngành công nghệ khá ngắn,” ông Minh nói.

Ông Minh nói đùa rằng rất có thể trong thời gian tới VNG sẽ bị Facebook “giết chết” bởi ông hiểu tương lai của một doanh nghiệp công nghệ luôn là ẩn số. Trước đây, Nokia là thương hiệu điện thoại lớn nhất nhưng giờ vị trí đó đã dành cho công ty khác đó thôi.