30 tuổi nên có bao nhiêu tiền

Ở tuổi 20, không phải ai cũng có thể để ra được một khoản tiền tiết kiệm kha khá. Nguyên nhân có thể không phải do tiêu hoang mà đơn giản là do mức lương ở thời điểm đó tương đối thấp. Đây là lúc họ phải vật lộn để bắt đầu sự nghiệp, trả những khoản vay khi đi học.

Tuy nhiên, tình trạng đó nên sớm kết thúc. Một chuyên gia cho rằng, ở độ tuổi 30, bạn nên tiết kiệm được số tiền tương đương với thu nhập trung bình 1 năm. Ví dụ, nếu bạn có mức lương trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng [tương đương 120 triệu/năm] thì đến 30 tuổi, trong tài khoản tiết kiệm nên có 120 triệu đồng.

Tất nhiên, bạn mới chỉ 30 tuổi và còn rất nhiều cơ hội để tiếp tục làm việc, tích lũy thêm cho tương lai.

Để tăng số tiền tiết kiệm trong các năm tiết theo, bạn đừng bỏ qua những mẹo dưới đây.

Tiết kiệm tối thiểu 20% lương

Thu nhập ít hay nhiều không quan trọng, điều quan trọng là bạn có ý thức tiết kiệm.

Tokio Todo - một chuyên gia đầu tư và quản lý tài chính, tác giả của cuốn sách ăn khách "Nghệ thuật kiếm 300 triệu yên ở tuổi 33" - cho rằng mỗi tháng bạn nên trích ra ít nhất 20% tiền lương mỗi tháng để làm tiền tiết kiệm. Tiết kiệm luôn đặt lên hàng đầu sau đó mới nghĩ tới việc tiêu tiền.

Tiết kiệm nhiều hơn khi kiếm được nhiều hơn

Khi sự nghiệp đã ổn hơn, thu nhập tăng lên, bạn hãy tăng tỷ lệ tiết kiệm lên. Các chi phí khác cần tăng chậm hơn so với thu nhập. Đừng để bản thân rơi vào "bẫy lạm phát" mà cần tăng cường lối sống tiết kiệm.

Ưu tiên cho quỹ khẩn cấp

Mỗi người đều cần có một quỹ dự phòng khẩn cấp. Quỹ này nên có giá trị tương đương 3-6 tháng chi phí sinh hoạt. Nó giúp bạn đảm bảo tài chính trong những tình huống khẩn cấp. Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng cần có quỹ này.

So với độ tuổi 20, quỹ khẩn cấp sẽ càng quan trọng hơn khi bạn bước vào tuổi 30. Lúc này nhiều khả năng bạn đã lập gia đình, sinh con và vấn đề đảm bảo kinh tế ổn định càng thêm quan trọng.

Ưu tiên cho khoản nợ có lãi cao

Hãy so sánh lãi suất của các khoản nợ và tập trung trả những khoản có lãi cao hơn trước. Thông thường, lãi suất nợ thẻ tín dụng sẽ cao hơn các khoản vay thời sinh viên. Khi đó, bạn cần phải ưu tiên trả nợ thẻ tín dụng trước.

Hạn chế dùng thẻ tín dụng

Lời khuyên dành cho bạn vẫn là nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng. Tiêu trước trả sau chính là cái hố đen không đáy, khiến bạn dễ sập vào bẫy chi tiêu, trả nợ mãi không hết. Nếu muốn tiết kiệm, hãy cắt bỏ thẻ tín dụng của mình.

Hạn chế đi siêu thị

Bạn có thể thấy rằng mỗi lần đi siêu thị, dù muốn hay không bạn cũng bỏ tiền ra mua cả những thứ mình chưa thực sự cần đến. Đây chính là lý do bạn nên hạn chế đi siêu thị. Hãy lập sẵn danh sách những món đồ cần mua trước khi bước chân vào siêu thị.

Bớt tự thưởng cho bản thân

Nhiều người cho rằng sau những ngày làm việc vất vả thì nên tự thưởng cho bản thân một món quà xa xỉ, một chuyện du lịch xa, một bữa ăn ở nhà hàng sang trọng... Mặc dù việc tự thưởng mang lại cảm giác vui vẻ nhưng không nên lạm dụng quá thường xuyên nếu không việc tiết kiệm của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.

Sức khỏe tài chính tốt không phải trong ngày một ngày hai mà có thể hình thành, nó là sự đúc kết từ việc rèn luyện và tuân thủ nguyên tắc tài chính qua nhiều năm tháng. Một người có tài chính khỏe năm 20 tuổi không đồng nghĩa với việc tài chính người đó sẽ khỏe mãi đến năm 50 tuổi. Và ngược lại, còn trẻ mà tài chính chưa tốt thì chỉ cần chăm chỉ thực hành những “bài tập” là sức khỏe tài chính sẽ dần được cải thiện.

Vì thế nên người ta mới ví sức khỏe tài chính cũng giống như sức khỏe thể chất vậy. Bạn cần quan tâm đủ, tập luyện hằng ngày, bắt đầu càng sớm càng tốt và cho dù bạn ở bất cứ độ tuổi nào thì việc thực hành cũng không bao giờ là quá muộn. Từ những thực hành tài chính nhỏ, qua rèn luyện, chúng ta sẽ có được một chìa khóa rất quan trọng, đó chính là những thói quen tốt để đạt được tự do tài chính.

Trong MONEYTalk số 47 với chủ đề “GYMONEY”, host Hữu Trí và các khách mời: anh Nguyễn Hoàng Phương - Giám đốc huấn luyện và hỗ trợ kinh doanh Công ty CP chứng khoán Tp. HCM [HSC] và nhà báo Bùi Hà đã cùng thảo luận về câu chuyện sức khoẻ tài chính này.

MONEYTalk số 47 với chủ đề “GYMONEY”

Khi nhận được câu hỏi có mốc tiền nào cụ thể để nói rằng sức khoẻ tài chính của mình rất tốt, nhà báo Bùi Hà chia sẻ rằng bản thân không có con số cụ thể. Mọi người thường lấy tiêu chí dựa trên danh mục tài sản có cái gì, chẳng hạn như BĐS, chứng khoán, hay ngoại tệ. Song, nhà báo Trần Hà thường phân chia những điều bản thân muốn, và đặt ra các mục tiêu liên quan đến tài chính.

“Nhóm mục tiêu đầu tiên là bố mẹ, làm sao để hỗ trợ bố mẹ tốt nhất, đủ cho bố mẹ có cuộc sống an vui mà không phải lo lắng về tiền. Thứ 2 là con cái và gia đình mình có cuộc sống tốt nhất. Thứ 3 là cho chính bản thân mình, luôn luôn học hỏi và tận hưởng mọi thứ. Thứ 4, khoản tiền để có thể giúp đỡ bạn bè và cuối cùng là dành cho cộng đồng, thiện nguyện. Mục tiêu tài chính của mình là có thể bao quát với 5 khoản mục này. Khi mình cảm thấy không quá vật vã hay khốn khổ với hạng mục nào đó, tức là lúc đó sức khoẻ tài chính của mình tốt”.

Bên cạnh đó, anh Nguyễn Hoàng Phương nhấn mạnh rằng, thông thường bao nhiêu tiền là đủ sẽ phụ thuộc vào chi tiêu của mình. Nếu có rất nhiều khoản chi, mỗi cá nhân sẽ phải hình dung ra con số cho những khoản đó là bao nhiêu. “Chẳng hạn, khoản chi tiêu ổn định của mình là 30 triệu. Như vậy mình sẽ kiếm 25 lần của con số 30 triệu đó lên, tạo ra sự ổn định. Sau đó, lấy khoản tiền là 25 nhân chi tiêu hàng tháng để đi đầu tư, số tiền đó sẽ tự sinh sôi dự tính khoảng 10%/năm. Như vậy với sức mạnh của lãi kép, mình có thể an nhàn khi về già”.

Anh Nguyễn Hoàng Phương

Còn với tuổi 30, bao nhiêu tiền là đủ sẽ rất khó để có công thức chung cho tất cả mọi người. Một số trường hợp dưới 30 sẽ kiếm tiền giỏi hơn, lúc đấy là đỉnh cao sự nghiệp của họ. Ví dụ: ca sĩ, cầu thủ bóng đá, những người càng trẻ kiếm tiền càng nhiều. Bài toán tại thời điểm đó không phải là bao nhiêu tiền mà là sử dụng tiền như thế nào để chuyển từ kiếm tiền nhất thời sang trạng thái bền vững trong lâu dài. Chẳng hạn, cầu thủ có thể sử dụng tiền để làm nơi đào tạo bóng đá, hay mua mảnh đất rồi cho thuê làm sân bóng đá, thay vì mua đồ xa xỉ.

“Đối với phần lớn mọi người, ở tuổi 30, chúng ta nên nghĩ đến việc đặt ra mục tiêu cụ thể rõ ràng mang tính nhân văn để có thể đạt được nó. Ví dụ, năm 30 tuổi, mình có căn nhà để ba mẹ ở quê lên ở chung. Từ mục tiêu đó chúng ta chia nhỏ ra”, anh Hoàng Phương chia sẻ.

Chủ Đề