3 tháng cuối thai kỳ tính từ tuần bao nhiêu năm 2024

Không ít trường hợp vợ chồng lục đục, thai phụ trầm cảm, thậm chí dẫn đến li dị trước chuyện tình ngay lý gian vì tuổi thai “ có trước ngày cưới? ” . Chuyện sẽ không có gì ầm ĩ nếu thai phụ không đưa phiếu khám thai hay siêu âm thai cho chồng xem.

Mới cưới 1 tháng, thai đã 6 tuần (!) Mang thai hơn 3 tháng, chị Tâm ngồi khóc kể với bác sĩ: vợ chồng chị cưới nhau được một tháng thì mang thai. Vợ chồng vui mừng đưa nhau đi khám BS. “Không ngờ, kết quả siêu âm thai đã 6 tuần. Chồng em tính toán rồi thay đổi thái độ vì “Sao mới cưới một tháng mà đã có bầu tháng rưỡi? Hay nó là con ai…? ” Chị không biết giải thích sao cho chồng. Chị Hoàng cũng rơi vào hoàn cảnh bị chồng nghi ngờ tra hỏi, không tin cái thai chị đang mang là con mình. Nguyên do là chồng chị đi làm ăn xa, lâu ngày mới về nhà, nay tuổi thai của chị chênh lệch hơn hai tuần so với ngày anh về nhà cùng chị. Nhiều cặp vợ chồng khác cũng có thắc mắc tương tự khi tuổi thai được BS xác định lại chênh lệch nhiều hơn so với ngày vợ chồng gặp nhau.

3 tháng cuối thai kỳ tính từ tuần bao nhiêu năm 2024

Vậy, BS tính tuổi thai như thế nào?

Trong sản khoa, tuổi thai được tính từ ngày ra kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối. Lúc này trứng còn chưa rụng và hiện tượng thụ tinh chưa xảy ra. Như vậy, tuổi thai sẽ lớn hơn tuổi thật sự của phôi sau khi được thụ tinh đến hai tuần (đối với người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và 28 ngày). Đây là cách tính chung của thế giới, chứ không riêng gì của Việt Nam.

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai từ 29 đến 40 tuần. Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ khám thai trung bình từ 4 đến 6 lần để theo dõi sức khỏe mẹ và bé, thời gian bé chào đời thường vào khoảng từ tuần 38 đến 40. Gần ngày dự sinh khoảng cách giữa các lần tái khám sẽ ngắn lại, từ 32 tuần sẽ tái khám mỗi hai tuần, từ 36 tuần sẽ tái khám mỗi tuần một lần.

Mỗi lần khám thai trong giai đoạn 3 tháng cuối này, thông thường mẹ bầu sẽ được thực hiện:

  • Đo: mạch, huyết áp, cân nặng, bề cao tử cung
  • Siêu âm thai, nghe tim thai
  • Xét nghiệm: tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám), tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B (GBS – Group B streptococcus) đối với thai từ 35 – 37 tuần
  • Đặt máy theo dõi tim thai và cơn gò liên tục trong khoảng 30 – 40 phút (Non-stresstest) để đánh giá tình trạng sức khỏe thai (khi có chỉ định)

Ở giai đoạn này, việc khám thai nhằm phát hiện ra các yếu tố bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bé như:

1. Bệnh lý cao huyết áp trong thai kỳ (Tiền sản giật):

Tiền sản giật là tình trạng rối loạn huyết áp nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan trong cơ thể của người mẹ. Huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên (140/90 mmHg) có thể ảnh hưởng và làm tổn thương các cơ quan của mẹ, ví dụ: ảnh hưởng đến thận có thể gây suy thận; ảnh hưởng đến gan có thể gây suy gan, vỡ bao gan; ảnh hưởng đến phổi có thể gây phù phổi; ảnh hưởng đến não có thể gây phù não, xuất huyết não;...

3 tháng cuối thai kỳ tính từ tuần bao nhiêu năm 2024

Chính vì vậy, cần khám thai đúng lịch nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu có các dấu hiệu gợi ý bất thường như:

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Đau bụng đặc biệt đau vùng bụng trên (vùng thượng vị), vùng hạ sườn
  • Phù nhiều, phù tăng nhanh, phù mặt

-> Cần phải khám ngay để loại trừ bệnh lý này.

2. Tình trạng thai chậm tăng trưởng:

Mỗi lần khám thai chắc hẳn các mẹ bầu đều có mối quan tâm chung đó là tình trạng cân nặng của bé, cân nặng có đạt ngưỡng bình thường không, bé có khỏe không...Vấn đề này được bác sĩ đánh giá thông qua tình trạng tăng cân của mẹ, sự phát triển của tử cung thông qua việc đo bề cao tử cung và siêu âm.

Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá tuần hoàn nhau thai để kiểm tra hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ đến bé thông qua siêu âm doppler (thường được thực hiện lúc thai được 29 – 33 tuần, hoặc khi có các dấu hiệu gợi ý). Thông qua siêu âm này bác sĩ sẽ đo kích thước thai qua các trị số chu vi đầu, chu vi bụng, chiều dài xương đùi và ước lượng cân nặng thai nhi. Ngoài ra có thể đánh giá động mạch rốn, động mạch não giữa và tình trạng nhau ối.

Trong kết quả siêu âm có ghi nhận 1 chỉ số là BPV (bách phân vị) là để đánh giá ước lượng cân nặng của bé nằm ở ngưỡng nào so với chuẩn (bình thường BPV: 5% - 95%)

Ngoài ra, các thai kỳ có kèm các bệnh lý khác như: đái tháo đường thai kỳ, thai kỳ kèm các bệnh nội khoa của mẹ... mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các hướng dẫn và lịch hẹn khám của bác sĩ.

Lịch khám thai sẽ thay đổi theo tùy trường hợp cụ thể khi có các dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra huyết, ra nước...) hoặc khi thai kỳ có kèm yếu tố nguy cơ. Nếu bạn thuộc trường hợp này bạn cần tuân theo đúng lịch khám mà bác sĩ đề ra cho mình.

3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ mấy?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai từ 29 đến 40 tuần. Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ khám thai trung bình từ 4 đến 6 lần để theo dõi sức khỏe mẹ và bé, thời gian bé chào đời thường vào khoảng từ tuần 38 đến 40.

3 tháng giữa thai kỳ bắt đầu từ tuần bao nhiêu?

3 tháng giữa của thai kỳ thường được tính từ tuần thứ 13 đến 27 của thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi phát triển mạnh về hình thể, não bộ và thai phụ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi.

3 tháng đầu thai kỳ là bao nhiêu tuần?

Cụ thể, giai đoạn phát triển của thai nhi được chia như sau: Từ tuần 1 - tuần 13: 3 tháng đầu của thai kỳ, kích thước và cân nặng của thai nhi tương đối nhỏ, lúc này một số cơ quan trên cơ thể bắt đầu hình thành. Từ tuần 14 - tuần 27: đây là 3 tháng giữa của thai kỳ và là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất.

3 tháng cuối thai kỳ nên tăng bao nhiêu cân?

Nhìn chung, ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 5-6kg để em bé đủ cân nặng và quá trình sinh nở thuận lợi. 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần: Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.