1kg gạo làm ra bao nhiêu kg hủ tiếu

Hủ Tiếu Nam Vang [ Hủ tiếu dai] - Bún Tươi Nguyễn Bính

Nguyên liệu chính để chế biến ra sợi hủ tiếu dai ngon là gạo nguyên chất 100% và nước. Hủ tiếu thương hiệu Bún Nguyễn Bính có sợi bún màu ngà ngà của bột gạo, sáng. Khi nấu có vị ngon ngọt tự nhiên của gạo, ăn cảm thấy có độ dai, giòn khi cắn. Sợi hủ tiếu Thủ Đức là một trong những sản phẩm bún tươi không có pha bột lọc hay bột năng, không có chất tạo độ dai gây ảnh hưởng đến sức khỏe

.jpg]

Hủ tiếu Nguyễn Bính bịch 5kg giá 125.000đ

Đại lý bún tươi Nguyễn Bính cung cấp nhiều loại bún có hình dạng, kích cỡ khác nhau như bún riêu, bún ốc, bún lá, mì quảng, bánh phở... Quý Khách có thể tham khảo các sản phẩm của chúng tối. Đảm bảo bún tươi ngon, an toàn vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm độ tin cậy đến người dùng.

Bún Nguyễn Bính cám ơn sự quan tâm của quý khách. Hiện tại CTy chúng em ship hàng trực tiếp đến tận nơi người tiêu dùng, cho tất cả các mặt hàng. Các bạn có thể vào Website để tham khảo đặt hàng.

Do đây là sản phẩm không sử dụng chất bảo quản, hóa chất để giữ sản phẩm được lâu nên việc đặt hàng quý khách cần:

Báo Tuổi trẻ ngày 10 tháng 8 năm 2023 loan tin, giá gạo ở Việt Nam tăng đột biến làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào tăng, các công ty chế biến bột, và các sản phẩm từ gạo như hủ tiếu, phở, bún, và nhiều thực phẩm khác bị thua lỗ khoảng 20%. Bà Mật Bích Khuầy, chủ cơ sở thực phẩm Phú Khang 2, ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cho biết, vào đầu tháng 8, cơ sở của bà mua loại gạo 504 với giá 13,600 đồng/1kg, nhưng hiện tại giá đã tăng lên mức gần 15,000 đồng/1kg. Cơ sở của bà Khuầy sản xuất nhiều sản phẩm từ gạo như hủ tiếu, mì quảng, bánh đa cua, bún với sản lượng trung bình 3 tấn một ngày. Các sản phẩm làm ra phân phối cho các công ty ở Sài Gòn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ, Pháp, Nhật và các nước khác. Đơn hàng đã được cơ sở ký kết với đối tác từ đầu năm, và sản xuất đều đặn cho đến tháng 12. Nhưng giờ đây, giá gạo bỗng dưng tăng, khiến bà Khuầy phải tìm nhiều giải pháp tối đa hoá chi tiêu đầu vào, do hơn 90% nguyên liệu của sản phẩm là làm từ gạo. Tương tự là công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi ở Đồng Tháp của ông Phạm Thanh Bình, chuyên sản xuất bánh phồng tôm xuất cảng đi châu Âu, phở xuất sang Nhật, Nam Hàn, Pháp, Hoa Kỳ và nhiều nước khác, mỗi tháng công ty sản xuất 900 tấn sản phẩm sau gạo. Nhưng giá gạo 504 đầu tháng 8 mới 12,000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 14,800 đồng/kg. Giá nguyên liệu tăng khiến công ty ông Bình cầm chắc thua lỗ 20%. Dù bán không có lời nhưng công ty ông vẫn phải bán để giữ khách hàng. Nguyên nhân của việc tăng giá này là do, một số nước trên thế giới đã cấm xuất cảng gạo để bảo đảm an ninh lương thực trước sự biến đổi của khí hậu, còn Việt Nam thì làm ngược lại là tăng cường xuất cảng gạo để bán được giá cao, hậu quả trước mắt là nhiều công ty trong nước đang đứng trước nguy cơ thua lỗ.

Hình minh hoạ- Nguồn hình Tin tức

Đại lý bún tươi Nguyễn Bính cung cấp nhiều loại bún có hình dạng, kích cỡ khác nhau như bún riêu, bún ốc, bún lá, mì quảng, bánh phở... Quý Khách có thể tham khảo các sản phẩm của chúng tối. Đảm bảo bún tươi ngon, an toàn vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm độ tin cậy đến người dùng.

Giá lúa gạo tại thị trường nội địa liên tục tăng, gây ra sự tác động lan rộng lên các cửa hàng bán lẻ, làm tăng giá các loại bột gạo và món ăn truyền thống như bún và phở.... Tình hình tăng giá gạo đã tác động trực tiếp lên các cửa hàng bán lẻ tại TP.HCM, khiến việc điều chỉnh giá của các sản phẩm liên quan trở thành điều khó tránh.

Bà Hoàng Thu Hoài - chủ cửa hàng bún ở chợ Thạch Đà [quận Gò Vấp, TP.HCM] cho hay, hàng ngày bà nhập hàng với lượng lớn từ nguồn cung cấp thường truyền thống. Tuy nhiên, gần đây, chủ cửa hàng này đã phải thông báo tăng giá bún lên 2.000 đồng/kg.

" Trước đây, 1kg bún có giá 10.000 đồng do tôi mua số lượng lớn. Nhưng gần đây, giá đã tăng lên 12.000 đồng/kg, tăng thêm 2.000 đồng sau khoảng 1 tuần. Nguyên nhân chủ yếu là do giá gạo loại 504 sử dụng để sản xuất bún và phở đã tăng cao" , bà Hoài nói.

Bà Hoàng Thu Hoài đang bán bún cho khách lẻ. [Ảnh: Hoàng Thọ]

Với khách mua số lượng lớn, bà Hoài chỉ nâng giá nhẹ, nhưng đối với khách mua ít, bà tăng khoảng 1.000 - 2.000 đồng để có lãi.

Bà Hoài cũng thông tin thêm, gạo 504 có đặc điểm hạt gạo dài, trắng ngà, ít tấm. Nếu dùng để làm bánh, bột hoặc bún phải là loại gạo được chà từ lúa trữ 1 năm trở lên. Còn gạo 504 mới xay có đặc tính nở xốp và mềm cơm hơn nên không phù hợp để sản xuất, nhưng hiện tại nguồn cung loại gạo này đang hạn chế.

Khảo sát của PV VTC News, không chỉ bún mà các loại bột gạo, bánh phở, bánh hỏi, bánh cuốn cũng đồng loạt tăng giá từ 2.000-3.000 đồng/kg.

Giá bún tươi sử dụng cho món bún riêu và bún bò đã tăng từ 10.000 đồng/kg lên 11.000 đồng/kg, còn bún Thủ Đức tăng từ 11.000 đồng/kg lên 12.000 đồng/kg. Giá bánh cuốn cũng đã tăng từ 19.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg. Giá bún khô đã tăng thêm 3.000 đồng/kg, lên 33.000 đồng/kg; còn giá hủ tíu đã tăng thêm 2.000 đồng/kg, lên 24.000 đồng/kg [sợi nhỏ] và 25.000 đồng/kg [sợi lớn].

Bên cạnh đó, giá các loại bột gạo dùng để làm bánh cũng đã tăng. Chị Thương, tiểu thương tại chợ Tân Định, quận 1, cho hay, các loại bột gạo thương hiệu Vĩnh Thuận đã tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/bịch, tùy theo loại 400g hay 800g.

Giá bột gạo, bún, phở... tăng theo giá gạo. [Ảnh: Hoàng Thọ]

Các loại bột gạo tẻ Thái Lan cũng đã tăng thêm 2.000 đồng/bịch 400g, lên mức 20.000 đồng/bịch, với một số cửa hàng thậm chí tăng thêm 4.000 đồng/bịch 400g, tương đương 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, giá các loại bún tươi, bánh phở và bún khô vẫn duy trì ở mức giá cũ.

Đại diện ban quản lý chợ Tân Định cho biết, theo báo cáo của tiểu thương, trong ngày 10/8, các loại gạo đều tăng giá từ 1.000-2.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết trong 1 - 2 ngày tới, các sản phẩm làm từ gạo sẽ tăng tương ứng với mức tăng giá gạo nguyên liệu. Ban quản lý chợ sẽ kiểm soát việc buôn bán các mặt hàng làm từ gạo, không để xảy ra tình trạng giá sản phẩm tăng cao hơn mức tăng giá gạo.

Bà Lê Thị Giàu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Bình Tây cho hay, loại gạo dùng để sản xuất bún, phở, bánh tráng… trước đây có giá 13.000 đồng/kg, nay tăng lên 17.000 đồng, mức tăng tương đương 20%. Dù vậy, công ty vẫn chưa tăng giá sản phẩm bán ra.

Theo bà Giàu, các sản phẩm của công ty đều nằm trong chương trình bình ổn thị trường, công ty có nguồn gạo dự trữ để sản xuất trong 1 - 3 tháng nên vẫn ưu tiên việc ổn định giá bán. Nhưng nếu trong vòng 2 tháng tới, giá gạo tiếp tục tăng thì công ty buộc phải tăng giá bán.

Bún tươi Tú Linh được rao bán 9.000 đồng/500gr trong Bách Hóa Xanh. [Ảnh: Hoàng Thọ]

“ Gạo Ấn Độ ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo thế giới. Việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo khiến giá gạo thế giới tăng. Khi gạo tăng giá thì nhiều sản phẩm khác cũng tăng giá theo” , bà Lê Thị Giàu giải thích.

Bà Nguyễn Thị Bính, Giám đốc Công ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính cho biết, giá gạo mà doanh nghiệp dùng để sản xuất bún sạch cứ tăng dần. Từ mức giá 9.800 - 10.000 đồng/kg, hiện giá gạo này đã tăng lên 15.500 - 16.000 đồng/kg. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của doanh nghiệp nói riêng, của ngành sản xuất thực phẩm bún, phở… nói chung.

"Nguyễn Bính xác định được xu thế giá nguyên vật liệu tăng nên cũng trữ được một ít gạo để sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay giá nguyên liệu tăng mà chúng tôi chưa thể tăng được giá bún và có thể sang đến tháng 9 mới tăng giá được, rất khó khăn ", bà Bính nói.

"Hiện nay xăng tăng giá, giá gạo cũng tăng, nhưng khi Nguyễn Bính thông báo tăng giá thêm khoảng 3.000 đồng/kg bún thì khách hàng không chịu. Trong tình hình này nếu Nhà nước không điều tiết được thì chúng tôi chắc chỉ cầm cự hỗ trợ được khách hàng trong 1 tháng nữa thôi", bà Bính nói thêm.

1 kg gạo làm được bao nhiêu kg hủ tiếu?

Một ký gạo sẽ cho ra khoảng 1,1 kg hủ tiếu. Bên cạnh khâu chọn nguyên liệu, quá trình phơi bột cũng khá quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến độ dài và dai của sợi hủ tiếu”.

1 cân gạo làm ra được bao nhiêu kg bánh cuốn?

Theo đó, với 1kg gạo xay nhuyễn thành bột, nếu pha với khoảng 1.2 – 1.4kg nước sẽ tạo thành hỗn hợp bột gạo với trọng lượng 2.2 – 2.4kg. Tương đương với 2.2 – 2.4kg bánh cuốn thành phẩm.

1 cân gạo làm được bao nhiêu kg bún?

1kg gạo làm thật được 2kg bún, với giá bán sỉ mỗi kg tại lò chỉ quanh mức 6.500-7.000 đồng, là lý do khiến các lò bún nghĩ kế làm bún bẩn.

1kg bún khô được bao nhiêu bún tươi?

Cách bảo quản, lưu ý khi sử dụng bún khô Trung bình 1 kg bún khô luộc ra được khoảng 1.5kg bún tươi.

Chủ Đề